Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Đặng Thị Thu Thanh

* Tập đọc

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Chú ý đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của địa phương : nghiên cứu.

 - Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung và lời nhân vật.

+ Rèn kĩ năng đọc hiểu :

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài : ngưỡng mộ, dịch hạch,.

 - Hiểu nội dung:

 Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y- éc- xanh: sống để yêu thương giúp đỡ đồng loại.

 Nói lên sự gắn bó của Y- éc – xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt nam nói chung.

* Kể chuyện

 - Rèn kĩ năng nói : Dựa vào tranh minh hoạ, nhớ và kể đúng ND câu chuyện theo lời nhân vật

 - Rèn kĩ năng nghe.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Đặng Thị Thu Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sóc cây trồng, vật nuôi (Tiết 2) I. Mục tiêu: 1. HS biết được: - Sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng vật nuôi và cách thực hiện. - Quyền được tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây trồng vật nuôi tạo điều kiện cho sự phát triển của bản thân. 2. HS biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường 3. HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em - Đồng tình, ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - Biết phản đối những hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi. - Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi phá hoại cây trồng vật nuôi. II. Tài liệu và phương tiện - Vở bài tập đạo đức 3. - Tranh ảnh 1 số cây trồng, vật nuôi. - Bài hát trồng cây III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ - Vì sao phải chăm sóc cây trồng vật nuôi? - Hãy kể tên những công việc chăm sóc cây trồng vật nuôi? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới a. HĐ1: Báo cáo kết quả điều tra *Mục tiêu: HS biết về các hoạt động chăm sóc, cây trồng vật nuôi ở nhà, ở trường, ở địa phương; biết quan tâm đến cây trồng, vật nuôi. *Tiến hành: - Y/c hs trình bày kết quả điều tra theo các vấn đề sau: - Hãy kể tên loại cây trồng mà em biết? - Các cây trồng đó được chăm sóc ntn? - Kể tên các vật nuôi mà em biết ? - Gv nhận xét, khen ngợi hs đã quan tâm đến cây trồng, vật nuôi. b, HĐ2: Đóng vai *Mục tiêu: HS biết thực hiện 1 số hành vi chăm sóc và bảo vệ cây trồng vật nuôi; thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ em. * Tiến hành: - Gv chia nhóm và y/c các nhóm đóng vai theo 1 trong các tình huống như vở BT đạo đức - Hát - Cây trồng vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người. - HS nêu - Đại diện từng nhóm trình bày kquả điều tra, các nhóm khác trao đổi, bổ sung. - Hs thảo luận và chuẩn bị đóng vai. - Từng nhóm lên đóng vai - Cả lớp trao đổi, nhận xét *GVKL: + Tình huống 1: Tuấn Anh nên tưới cây và giải thích cho bạn hiểu. + Tình huống 2: Dương nên đắp lại bờ ao hoặc bảo cho người lớn biết. + Tình huống 3: Nga nên dừng chơi, đi cho lợn ăn. + Tình huống 4: Hải nên khuyên Chính không đi trên thảm cỏ. Các em nên bày tỏ ý kiến của mình khi bạn chưa thực hiện tốt việc tham gia chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi vì đó là quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em đến các vấn đề có liên quan. c. Họat động 3: - Y/c hs vẽ tranh, hát, đọc thơ, kể chuyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. d. Hoạt động 4: Trò chơi ai nhanh, ai đúng *Mục tiêu:HS ghi nhớ các việc làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi. *Tiến hành: - Chia hs thành các nhóm và phổ biến luật chơi. - Hs thể hiện trước lớp - Các bạn theo dõi nhận xét. - Hs lắng nghe Trong 1 khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc làm cần thiết để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi vào giấy. Mỗi việc đúng được tính 1 điểm, nhóm nào ghi được nhiều việc nhất, đúng nhất và nhanh nhất nhóm đó sẽ thắng cuộc. Việc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ cây trồng Việc không nên làm đối với cây trồng Việc làm cần thiết để chăm sóc bảo vệ vật nuôi Việc không nên làm đối với vật nuôi - Các nhóm thực hiện trò chơi - Cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả - Gv tổng kết, khen các nhóm làm tốt 4. Củng cố dặn dò: - Em đã chăm sóc cây trồng vật nuôi chưa, vì sao? - HS nêu - Về nhà thực hành chăm sóc cây trồng vật nuôi. Thứ năm ngày 23 tháng 4 năm 2009 Thể dục - Toán – TNXH: Đ/c Liên dạy Tiếng Anh: Đ/c Hằng dạy Thứ sáu ngày 24 tháng 4 năm 2009 Toán Tiết 155 : Luyện tập A-Mục tiêu - HS biết cách thực hiện phép chia ( Trường hợp ở thương có chữ số 0). - Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia và giải toán có hai phép tính. B-Đồ dùng GV : Bảng phụ- Phiếu HT HS : SGK C-Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1/Tổ chức: 2/Bài mới: *Bài 1(165): - BT yêu cầu gì? - Gọi 2 HS làm trên bảng - Chữa bài, nhận xét *Bài 2: HS thực hiện tương tự bài 1 *Bài 3: Đọc y/c - BT cho biết gì? - BT hỏi gì? - Gọi 1 HS làm trên bảng Tóm tắt Có : 27280 kg Thóc nếp : 1/4 số thóc Thóc nếp : ...?kg Thóc tẻ : .. ? kg - Chấm bài nhận xét. *Bài 4: - BT yêu cầu gì? - Em nhẩm ntn? - Gọi HS nêu KQ ? - Nhận xét. 3/Củng cố, dặn dò: - Giờ học hôm nay giúp em rèn luyện kĩ năng gì? - Dặn dò: Ôn lại bài. - Hát - Tính theo mẫu - Lớp làm nháp 12760 2 18752 3 25704 5 07 6380 07 6250 07 5140 16 15 20 00 02 04 0 2 4 *Kết quả là: 5091; 47 105; 9020 (dư 3) - Có 27 280 kg thóc, thóc nếp bằng 1/4 số thóc - Tính số thóc mỗi loại - Lớp làm vở Bài giải Số thóc nếp là: 27280 : 4 = 6820( kg) Số thóc tẻ là: 27280 – 6820 = 20 460( kg) Đáp số: 6 820 kg 20 460 kg - Tính nhẩm - HS nêu - HS nối tiếp nêu KQ 15 000 : 3 = 5000 24 000 : 4 = 6000 56 000 : 7 = 8000 - HS nêu Tập làm văn: Thảo luận về bảo vệ môi trường I. Mục tiêu + Rèn kĩ năng nói : Biết cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ? Bày tỏ được ý kiến của riêng mình. + Rèn kĩ năng viết : Viết được 1 đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng GV : Tranh, ảnh về cây hoa, về cảnh thiên …... Bảng phụ HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Đọc lá thư gửi bạn nước ngoài. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. HD HS làm BT *Bài tập 1/112 - Nêu yêu cầu BT + GV nhắc HS chú ý : - Cần nắm vững trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp. - Điều cần được bàn trong cuộc họp là: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường? Các em phải nêu được những địa điểm sạch, đẹp cần cải tạo( trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao hồ,…..) . Sau đó nêu những việc làm thiết thực, cụ thể để bảo vệ hoặc làm môi trường sạch, đẹp. VD: Không vứt rác bừa bãi, không xả nước bẩn xuống ao hồ, chăm quét dọn nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp,…… - GV chia lớp thành các nhóm - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. - GV và cả lớp bình chọn nhóm tổ chức cuộc họp có hiệu quả nhất. * Bài tập 2 / 112 - Nêu yêu cầu bài tập - GV nhận xét, cho điểm. - 3, 4 HS đọc. - Chấm, nhận xét. + Tổ chức họp nhóm, trao đổi ý kiến về câu hỏi : Em cần làm gì để bảo vệ môi trường. - HS đọc trình tự 5 bước cuộc họp trong bảng phụ - HS trao đổi làm việc theo nhóm - 2, 3 nhóm thi tổ chức cuộc họp. + Viết 1 đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm em về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. - HS làm bài vào vở. - HS lần lượt đọc đoạn văn. VD: Các bạn tham gia cuộc họp của nhóm chúng tôi hôm nay đều nêu ý kiến: hồ nước ở khu vực này vốn rất đẹp hiện đang bị ô nhiễm vì có rất nhiều người, trong đó có cả một số bạn HS, có thói quen ra vứt rác ven bờ. Cả nhóm thống nhất những việc cần làm như sau…… C. Củng cố, dặn dò - Em đã bảo vệ môi trường chưa, vì sao? - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Âm nhạc: Đ/c Điệp dạy Tự nhiên và xã hội Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất I. Mục tiêu + Sau bài học học sinh có khả năng : - Trình bày mối quan hệ Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng. - Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. - Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. II. Đồ dùng GV : Các hình trong SGK, quả địa cầu HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Tại sao trái đất được gọi là hành tinh trong hệ mặt trời ? B. Bài mới a. HĐ1 : QS tranh theo cặp - HS trả lời. - Nhận xét * Mục tiêu : Bước đầu biết mối quan hệ giữa trái đất, mặt trời và mặt trăng. * Cách tiến hành : - Cho HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi: - Chỉ mặt trời, trái đất và mặt trăng và hướng chuyển động của mặt trăng quanh trái đất. - Nhận xét chiều quay của trái đất quanh mặt trời và chiều quay của mặt trăng quanh trái đất - Nhận xét độ lớn của mặt trăng, mặt trời và trái đất. + HS quan sát hình 1/ 118, trả lời với bạn theo gợi ý + 1 số HS trả lời trước lớp - Các bạn nhận xét, bổ sung * GV kết luận : Mặt trăng chuyển động quanh trái đất theo hướng cùng chiều quay của trái đất quanh mặt trời. Trái đất lớn hơn mặt trăng, còn mặt trăng lớn hơn trái đất rất nhiều. b. HĐ2 : Vẽ sơ đồ mặt trăng quay xung quanh trái đất. * Mục tiêu : - Biết mặt trăng là vệ tinh của trái đất. - Vẽ sơ đồ mặt trăng quay xung quanh trái đất. * Cách tiến hành : + GV giảng: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh. - Tại sao mặt trăng được gọi là vệ tinh của trái đất ? + Vẽ sơ đồ + KL : Mặt trăng chuyển động quanh trái đất nên nó được gọi là vệ tinh của trái đất. - HS trả lời - HS vẽ sơ đồ mặt trăng quay xung quanh trái đất như  H 2 SGK. c. HĐ 3 : Chơi trò chơi mặt trăng chuyển động quanh trái đất. * Mục tiêu : - Củng cố cho HS kiến thức về sự chuyển động của mặt trăng quanh trái đất - Tạo hứng thú học tập * Cách tiến hành + GV chia nhóm - HD nhóm trưởng điều khiển nhóm + Thực hành chơi trò chơi + HS chơi trò chơi - 1 vài HS lên biểu diễn trước lớp. - Nhận xét cách biểu diễn của các bạn - T. nhận xét, đánh giá C. Củng cố, dặn dò - GVmở rộng cho HS biết: Trên mặt trăng không có không khí, nước và sự sống. Đó là nơi tĩnh lặng. - Dặn HS về nhà ôn bài. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 31 - Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt - GD HS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động II Nội dung sinh hoạt 1. GV nhận xét ưu điểm : - Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh sạch sẽ - Truy bài và tự quản tốt - Trong lớp chú ý nghe giảng :Tâm Phương, Lê Hà, ... - Chịu khó giơ tay phát biểu : Linh, Đức Anh, Tuấn 2. Nhược điểm : - Trong lớp chưa chú ý nghe giảng :Hiếu, Thảo, .... - Chữ viết chưa đẹp, thiếu dấu :Thu, Quyền,.... - Sai nhiều lỗi chính tả: Sơn, Nam, ..... 3. HS bổ sung 4. Vui văn nghệ + Sinh hoạt sao nhi đồng 5. Đề ra phương hướng tuần sau - Duy trì nề nếp lớp - Trong lớp chú ý nghe giảng, chịu khó phát biểu - Ôn tập tốt để đạt kết quả cao vào cuối năm học.

File đính kèm:

  • docTuan 31.doc
Giáo án liên quan