A. Tập đọc:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và sau các cụm từ; Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- KNS: Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
B. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (HSKG kể toàn bộ câu chuyện).
16 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 30 Trường Tiểu học Sơn Kim 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an sát 2 mặt của tờ giấy bạc và nhận xét những đặc điểm:
+ Màu sắc của từng tờ giấy bạc.
+ Dòng chữ "Hai mời nghìn đồng" và số 20 000.
+ Dòng chữ "Năm mơi nghìn đồng" và số 50 000.
+ Dòng chữ "Một trăm nghìn đồng "và số 100 000.
3. Thực hành
Bài 1: HS tự làm bài sau đó chữa bài.
- GV lưu ý trước hết cần cộng nhẩm, sau đó trả lời:
chẳng hạn: 10 000 + 20 000 + 20 000 = 50 000 (đồng)
Bài 2: - Cho HS đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì ?- Bài toán hỏi gì?
- Cho HS giải bài toán vào vở.
Giải:
Mẹ mua cặp và một bộ quần áo hết số tiền là:
15 000 + 25 000 = 40 000( đồng).
Cô bán hàng phải trả lại mệ số tiền là:
50 000 – 40 000 = 10 000( đồng).
Đáp số : 10 000 đồng.
Bài 3:
- Cho HS đọc đề toán và quan sát bảng: Mỗi quyển vở giá 12 00 đồng . Viết số thích hợp vào ô trống trong bảng.
Số cuốn vở
1 cuốn
2 cuốn
3 cuốn
4 cuốn
Thành tiền
12 00 đồng
- Hướng dẫn HS viết số tiền thích hợp vào ô trống trong bảng.
Bài 4: Dành cho Hs khá,giỏi: ( dòng 3,4) . GV tổ chức trò chơi “Mua, bán”
- GV cho HS chơi: một em là người mua hàng, một em là người bán hàng.
- HS tiến hành trò chơi theo yêu cầu BT.
C. Củng cố- Dặn dò: 5’
- Nhận xét tiết học . Dặn HS về ôn bài.
TỰ NHIÊN -XÃ HỘI
SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh Mặt Trời.
- Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.
- HSKG: Biết cả hai chuyển động của Trái Đất theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
- KNS: KN giao tiếp: tự tin khi trình bày và thực hành quay quả địa cầu.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 114, 115; Quả địa cầu.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Thực hành theo nhóm. 10’
Mục tiêu:- Biết Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt Trời.
* Bước 1: GV chia nhóm.
- HS trong nhóm quan sát hình 1 SGK và TLCH: Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều kim đồng hay ngược chiều?
* Bước 2: Một vài HS quay quả địa cầu theo hướng dẫn của GV.
- GVgọi HS nhận xét phần thực hành của bạn.
- GV vừa quay quả địa cầu vừa nói: Trái Đất không đứng yên mà nó luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp. 10’
Mục tiêu:- Biết sử dụng mũi tên để miêu tả chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.
* Bước 1: Quan sát hình 3 trang 115 SGK và từng cặp chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời .
- GV gợi ý để HS trả lời: Trái Đất đồng thời thực hiện mấy chuyển động, đó là chuyển động nào?
* Bước 2: Gọi một số HS trả lời trước lớp. GV và cả lớp nhận xét, bổ sung.
* GV kết luận: Trái Đất đồng thời tham gia hai chuyển động: chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quay quanh Mặt Trời.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Trái đất quay. 10’
Mục tiêu: Học sinh chơi được trò chơi Trái đất quay.
- GV cho HS chơi theo nhóm, chỉ vị trí cho từng nhóm và hướng dẫn cách chơi.
( Một HS vai mặt trời, một HS vai trái đất )
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 5’
GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.
CHÍNH TẢ
Nhớ - viết: MỘT MÁI NHÀ CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
- Làm đúng bài tập (2) a/b.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp viết 3 lần BT3.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp những từ có tiếng bắt đầu bàng tr/ch.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ Một mái nhà chung.
- 2 HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.
- HS đọc thầm 2, 3 lượt các khổ thơ 2, 3, 4.
- HS nêu nhận xét: Những chữ nào phải viết hoa?
- HS tập viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con.
b. HS viết bài: Yêu cầu HS gấp sách và nhớ viết bài vào vở.
c. Chấm và chữa bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
- HS đọc bài tập 2a, tự làm bài vào vở bài tập.
- GV mời 3 HS một làm trên bảng lớp để chữa bài; Cả lớp và GV nhận xét chốt ý đúng.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về hoàn thành BT2b.
TẬP LÀM VĂN
VIẾT THƯ
I. Yêu cầu cần đạt:
Viết được một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài dựa theo gợi ý.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết các gợi ý viết th] và trình tự lá thư; Phong bì thư, tem thư.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 2 HS đọc bài viết về một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem. GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết thư.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Một số HS giải thích yêu cầu của bài theo gợi ý.
- GV chốt ý:
+ Có thể viết thư cho một bạn nhỏ nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình,... Cần nói rõ bạn đó là người nước nào.
- Nội dung thư phải thể hiện:
+ Mong muốn làm quen với bạn.
+ Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống
hạnh phúc trong ngôi nhà chung.
- GV mở bảng phụ viết hình thức trình bày lá thư cho HS đọc.
+ Dòng đầu thư phải ghi gì? (Ghi rõ nơi viết, ngày, tháng, năm)
+ Lời xưng hô (bạn... thân mến).
+ Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, giới thiệu ...
+ Cuối thư: Lời chào, lời chúc, lời hứa hẹn, chữ kí và tên.
- HS viết thư vào giấy rời.
- HS nối tiếp nhau đọc thư.
- GV chấm một số bài viết.
- HS viết phong bì, bỏ thư, dán tem.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn thiện bài viết thư.
Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011
THỦ CÔNG
LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 3)
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
- Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kỷ thuật.
- HS yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công, đồng hồ để bàn thật. Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV gọi HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.
+ Bước 1: Cắt giấy.
+ Bước 2: Làm các bộ phận đồng hồ.
+ Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- GV cho HS quan sát tranh qui trình làm đồng hồ.
- GV nhắc khi gấp và dán các tờ giấy để làm khung, đế, chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bôi hồ cho đều.
- Gợi ý cho HS trang trí đồng hồ như hình vẽ ô làm lịch ghi thứ, ngày ở gần số 3, ghi nhãn hiệu của đồng hồ ở phía dưới số 12 hoặc vẽ hình trên mặt đồng hồ.
- GV tổ chức cho HS thực hành làm đồng hồ để bàn.
- HS thực hành, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
Hoạt động 1: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000.
- Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp
Tính: 4567 - 2863 ; 6096 - 4905 ; 9673 - 4291
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm.
- Hướng dẫn HS tính nhẩm theo thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức: Chẳng hạn: 40000 + (30000 + 20000) = 40000 + 50000
= 90000
- Tương tự HS tự làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
Bài 2: (Tính): HS tự làm bài sau đó chữa bài.
Bài 3: Một HS đọc yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, tóm tắt, tìm phép tính phù hợp.
- HS làm bài vào vở. 1 HS chữa bài lên bảng phụ. GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Chấm bài – Nhận xét, dặn dò.
GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần về vệ sinh trực nhật, nề nếp, học tập.
- Bình xét thi đua.
- Nêu kế hoạch tuần tới.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần
a. Cán sự lớp nhận xét: Về vệ sinh cá nhân; Về nề nếp học tập.
b. GV nhận xét những ưu, khuyết điểm của HS trong tuần:
- Khen ngợi những học sinh có nhiều tiến bộ, có ý thức trong học tập và các hoạt động khác.
- Nhắc nhở những HS còn phạm nhiều khuyết điểm như: không thuộc bài khi đến lớp, còn thiếu sách vở, ĐDHT, hay nói chuyện riêng, ý thức học tập chưa tốt.
c. Bình xét thi đua.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS.
- Tiếp tục tăng cường công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ? DẤU HAI CHẤM
I. Yêu cầu cần đạt:
- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì? (BT1).
- Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì? (BT2, BT3).
- Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm (BT4).
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp viết 3 câu văn BT1; Bảng phụ viết nội dung BT4.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: GV kiểm tra 2 HS làm miệng BT1 và BT3 (Tiết LTVC tuần 29).
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu bài (gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Bằng gì?)
- Từng cặp HS trao đổi, làm bài vào vở.
- Mời 3 em lên bảng làm bài. GV và HS cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
Câu a. ............bằng vòi.
Câu b. ............bằng nan tre dán.
Câu c. ............bằng tài năng của mình.
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS đọc bài làm của mình. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại ý đúng.
Ví dụ: Hằng ngày, em viết bài bằng bút bi/ bằng bút máy/...
Chiếc bàn em ngồi học làm bằng gỗ/bằng nhựa/ bằng đá/...
Cá thở bằng mang.
Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của trò chơi.
- HS làm việc theo nhóm đôi: một em hỏi, một em trả lời.
- Từng cặp HS thực hành hỏi - đáp.
- GV và cả lớp nhận xét.
Bài tập 4: - HS đọc kĩ yêu cầu của bài, tự làm bài.
- HS phát biểu ý kiến.
- GV treo bảng phụ mời HS lên chốt lời giải đúng. GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà xem lại BT.
File đính kèm:
- GAlop 3 Tuan 30CKTKNGTKNSGDBien dao.doc