Giáo Án lớp 3 – Tuần 30 Trường Tiểu Học Lý Thường Kiệt

- Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc, bảo vệ cây trồng vật nuôi.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng ,vật nuôi .

- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng , vật nuôi ở giai đình , nhà trường.

*KNS: Kĩ năng lắng nghe ý kiến của các bạn. Kĩ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng ,vật nuôi ở nhà và trường. Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến chăm sóc cây trồng ,vật nuôi ở nhà và trường. Kĩ năng ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt nhất để chăm sóc cây trồng ,vật nuôi ở nhà và trường. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây trồng ,vật nuôi ở nhà và trường.

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo Án lớp 3 – Tuần 30 Trường Tiểu Học Lý Thường Kiệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phép tính -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Điền số thích hợp vào ô trống trong phép tính - GV yêu cầu HS làm bài và báo cáo kết quả - Làm bài và báo cáo kết quả. Điền số 9 vào ô trống - GV hỏi : Em đã làm như thế nào để tìm được số 9?. - 2 đến 3 HS trả lời trước lớp. HS khác nhận xét và bổ sung. - GV có thể hướng dẫn HS thực hiện các cách tìm số 9 như sau: + Vì — 2659 –23154 =69505 nên — 2659=69505 +23145 — 2659 = 92659 -Vậy điền số 9 vào ž + Bước thực hiện phép trừ liền trước ž - 2 = 6 là phép trừ có nhớ , phải nhớ 1 vào 2 thành 3 để có 4. Củng cố dặn dò (4’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------------------------- Chính tả ( Nhớ- viết) Tiết 60. MỘT MÁI NHÀ CHUNG I. MỤC TIÊU Nhớ và viêt lại đúng ba khổ thơ đầu của bài Môt mái nhà chung .Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ. Làm đúng BT 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Bảng lớp viết BT2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1 . Ổn định tổ chức (1’) 2 . Kiểm tra bài cũ (5’) - Hai hs viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con theo lời đọc của GV : lệt bệt, chênh lệch, hết giờ, mũi hếch. - Nhận xét, cho điểm HS. 3 . Bài mới Hoạt động của gv Hoạt động của hs Giới thiệu bài (1’) - Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả (22’) a) Trao đổi về nội dung bài viết - GV đọc đoạn viết1 lượt. b) Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn thơ có mấy khổ ? Trình bày như thế nào cho đẹp ? - Các dòng thơ được trình bày như thế nào ? c) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ tìm được. d) Viết chính tả - GV cho hs viết bài e) Soát lỗi - GV đọc lại bài, lưu ý các tiếng khó cho hs chữa g) Chấm bài - GV chấm từ 5 – 7 bài, nhận xét từng bàivề mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả (5’) Bài 2b - Gọi HS đọc yêu cầu của BT2. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 4. Củng cố, dặn dò(3’) - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS ghi nhớ các từ vừa tìm được, HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài sau. - Nghe GV giới thiệu bài. - Nghe GV đọc. . - Đoạn thơ có 3 khổ. Giữa 2 khổ thơ ta để cách ra một dòng. - Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và lùi vào 2 ô. - HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con các từ vừa tìm được. - HS nhớ bài và viết vào vở - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. - 1 HS đọc yêu cầu của BT2. - HS cả lớp làm bài vào vởû, 3 HS thi làm bài trên bảng lớp. - Đọc lại các từ vừa tìm được và viết vào vở :Tết – tết – bạc phếch -------------------------------------- Âm nhạc GV bộ môn dạy ------------------------------------ Thể dục GV bộ môn dạy ----------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 5 tháng 4 năm 2013 Thủ công Tiết 30 : LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (T3) I. MỤC TIÊU HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công. Làm đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật. HS yêu thích sản phẩm của mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh qui trình kĩ thuật Làm đồng hồ để bàn. Mẫu làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công. Giấy thủ công, hồ dán, bút màu, kéo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1 . Ổn định tổ chức (1’) 2 . Kiểm tra bài cũ (4’) Hai, ba HS nêu các thao tác Làm đồng hồ để bàn. GV nhận xét, cho điểm. 3 . Bài mới Hoạt động của gv Hoạt động của hs Giới thiệu bài (1’) Hôm nay cô trò mình cùng nhau học tiếp bài Làm đồng hồ để bàn. Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí (26’) Gọi HS nhắc lại các bước Làm đồng hồ để bàn. - Giáo viên nhận xét. - Giáo viên treo tranh qui Làm đồng hồ để bàn lên bảng để nhắc lại các bước thực hiện. - Giáo viên nhắc HS khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế và khung, chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bôi hồ cho đều. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành. - Giáo viên quan sát chung cả lớp, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng hoặc chưa hiểu rõ cách làm để giúp các em hoàn thành sản phẩm. - Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm. - Nghe GV giới thiệu bài. 1 hoặc 2 HS nhắc lại các bước Làm đồng hồ để bàn. * Bước 1 : Cắt giấy. * Bước 2 : Làm các bộ phậncủa đồng hồ * Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh. - Nghe GV nhắc lại các bước thực hiện. Học sinh Làm đồng hồ để bàn. - Học sinh trưng bày sản phẩm. - Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh thực hành. 4. Củng cố, dặn dò (4’) - Một HS nhắc lại các bước Làm đồng hồ để bàn. - Dặn dò : Giờ học sau mang giấy thủ công,kéo, hồ dán để học bài “Làm đồng hồ để bàn.” Học sinh nhận xét các nhóm trình bày sản phẩm. - 1 HS nhắc lại các bước. ------------------------------------------------------- Tập làm văn Tiết 30. VIẾT THƯ I. MỤC TIÊU Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài dựa theo gợi ý. *GDKNS: -Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp -Tư duy sáng tạo. -Thể hiện sự tự tin II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Phong bì thư, tem thư, giấy rời để viết thư. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1 . Ổn định tổ chức (1’) 2 . Kiểm tra bài cũ (5’) Hai, ba HS đọc lại bài văn kể lại một trận thi đấu thể thao (tiết TLV tuần 29). GV nhận xét và cho điểm. 3 . Bài mới Hoạt động của gv Hoạt động của hs Giới thiệu bài(1’) - GV : Trong giờ học tập làm văn này, câc em sẽ dựa vào gợi ý của SGK viết một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái. Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs viết bài (26’) - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS giải thích yêu cầu của BT theo gợi ý - GV chốt lại : Có thể viết thư cho một bạn nhỏ nuớc ngoài các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh, hoặc các bài đọc giúp em hiểu thêm về nước bạn. Người bạn nước ngoài này cũng có thể là người bạn tưởng tượng của các. - GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và nêu trình tự của một bức thư. - Yêu cầu HS cả lớp viết bài. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. - HS viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì, dán kín. 4. Củng cố, dặn dò(3’) - Nhắc những HS chưa hoàn thanh bức thư về nhà hoàn thanh nốt, các em có thể nhờ báo Thiếu niên tiền phong chuyển giúp thư. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về xem lại nội dung viết thư cho một bạn nước ngoài và chuẩn bị bài sau. - Nghe GV giới thiệu bài. - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS giải thích. - Nghe GV hướng dẫn cách làm bài. - 1 HS nêu trình tự của một bức thư : + Dòng đầu thư (ghi rõ nơi viết, ngày tháng, năm). + Lời xưng hô (bạn …thân mến). Sau lời xưng hô này, có thể đặt dấu phẩy, dấu chấm than hoặc không đặt dấu gì. + Nội dung thư : Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc, hứa hẹn. + Cuối thư : Lời chào, chữ kí và tên. - Thực hành viết . - HS đọc bài của mình, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến cho thư của từng bạn. ------------------------------------------------------------ Anh văn GV bộ môn dạy ------------------------------------------------------------- Toán Tiết 150. LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Biết cộng, trừ các số trông phạm vi 100000 Giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị . Làm BT 1, 2, 3, 4. GD hs tính cẩn thận, chính xác trong học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) 3 HS lên làm bài 2 / 72VBT Toán 3 Tập hai GVnhận xét ghi điểm HS. 3. Bài mới: Hoạt động của gv Hoạt động của hs Giới thiệu bài (1’) Bài học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập chung về phép công, phép trừ các số có đến năm chữ số và giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính. Hoạt động2 : Hướng dẫn HS luyện tập (27’) Bài 1 :(Không yêu cầu viết phép tính, chỉ y/c trả lời). - GV hỏi bài tập Y/C chúng ta làm gì ? - Khi biểu thức chỉ có dâu cộng trừ, chúng ta thực hiện tính như thế nào ? - Khi Biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện tính như thế nào? - GV viết lên bảng :40000+30000+20000 và Y/C HS nhẩm trước lớp Sau đó HS tự làm bài . - HS tự làm bài. Bài 2 - Gọi 1 HS đọc đề bài . - HS tự làm bài - GV nhận xét cho điểm HS Bài 3 - GV gọi HS đọc đề bài. - Bài toán Y/C chúng ta tính gì ? - Số cây ăn quả của xã Xuân Mai so vơi số cây ăn quả của xã Xuân Hoà thì như thế nào ? - Xã Xuân Hoà có bao nhiêu cây ? - Số cây của xã Xuân Hoà như thế nào so vơi số cây của xã Xuân Phương ? - GV chữa bài cho điểm HS Bài 4 - Y/C HS đọc đề toán . - Bài toán trên thuộc dạng toán gì ? - HS tự làm bài 4. Củng cố dặn dò (3’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau. - Nghe GV giới thiệu bài. - 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS trả lời . - Ta thực hiện trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau. - HS nhẩm . - HS làm vào vở. - 1 HS đọc đề bài. - 4 HS lên bảng làm bài ,cả lớp làm vào vở tập. - 1 HS đọc đề bài. - Tính số cây ăn quả xã Xuân Mai. - xã Xuân Mai có ít hơn xã Xuân Hoà 4500 cây. - Chưa biết. - Nhiều hơn 52 000 cây. - 1HS lên bảng cả lớp làm vào vở Giải Số cây ăn quả của xã Xuân Hoà có là 68700+5200=73900(cây) Số cây ăn quả xã Xuân Mai có là 73900-4500=69400( cây ) đáp số : 69400 cây - 1HS đọc đề bài - Bài toán trên thuộc dạng toán rút về đơn vi. - HS làm bài Giải Giá tiền một chiếc compa là: 10000:5=2000( đồng) Số tiền phải trả cho 3 chiếc com pa là: 2000x3=6000 ( đồng) -------------------------------------------------------------------------------- SINH HOẠT TUẦN 30 I. Mục tiêu 1. Hoạt động 1. - Các tổ báo cáo tình hình học tập trong tổ + Giờ giấc học tập + Vệ sinh trực nhật lớp + Nêu hạn chế những bạn học sinh trong tổ học tập chưa tốt trong tuần, 2. Hoạt động 2. + Giáo viên tìm hiểu những bạn bị khuyết điểm + Giáo viên vận động nhắc nhỡ, tuyên dương bạn học tập tốt, nhắc nhỡ bạn học tập chưa tốt. + Nhắc nhỡ nền nếp, học tập sinh hoạt, lao động vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông,……. + Kế hoạch học tập tuần tới.

File đính kèm:

  • docgiaoanlop3udshfuusdifsdaiodfifid (2).doc
Giáo án liên quan