* Tập đọc
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Chú ý các từ ngữ phiên âm tiếng nước ngoài : Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, .
- Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.
+ Rèn kĩ năng hiểu :
- Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài : Lúc-xăm-bua, lớp 6, hoa lệ, .
- Hiểu ND câu chuyện : Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ VN với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
* Kể chuyện :
- Rèn kĩ năng nói : Dựa vào gợi ý, HS kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời của mình. Lời kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung.
*HS khá giỏi biết kể toàn bộ câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 30 - Đặng Thị Thu Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Vở bài tập đạo đức 3.
- Tranh ảnh 1 số cây trồng, vật nuôi.
- Bài hát trồng cây
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ :
+ Kể tên những việc làm để tiết kiệm
nước ?
+ Kể tên những làm để bảo vệ nước
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :
a. Hoạt động 1 : Trò chơi ai đoán đúng
*Mục tiêu: HS hiểu sự cần thiếtcủa cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người.
*Tiến hành:
- Giáo viên chia học sinh theo số chẵn và số lẻ:
+Học sinh số chẵn có nhiệm vụ vẽ hoặc nêu 1 vài đặc điểm về 1 con vật nuôi yêu thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của con vật đó. Học sinh số lẻ có nhiệm vụ vẽ hoặc nêu 1 vài đặc điểm của cây trồng mà em thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của cây trồng đó.
- Yêu cầu học sinh trình bày.
- GV có thể giới thiệu thêm các cây trồng, vật nuôi mà HS yêu thích.
* Kết luận : Mỗi người đều có thể yêu thích 1 cây trồng hay vật nuôi nào đó. Cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người.
b. Hoạt động 2 : Quan sát tranh ảnh.
*Mục tiêu: HS nhận biết các việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
*Tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh và yêu cầu học sinh đặt các câu hỏi về các bức tranh.
- Giáo viên mời 1 số học sinh đặt câu hỏi và đề nghị các bạn khác trả lời về nội dung từng bức tranh.
* Giáo viên kết luận :
- ảnh 1 : Bạn đang tỉa cành bắt sâu cho cây.
- Tranh 2 : Bạn đang cho gà ăn.
- Tranh 3 : Các bạn đang cùng với ông trồng cây.
- Tranh 4 : Bạn đang tắm cho lợn
- Chăm sóc cây trồng vật nuôi mang lại niềm vui cho các bạn vì các bạn được tham gia làm những công việc có ích phù hợp với khả năng.
c.Hoạt động 3 : Đóng vai
*Mục tiêu: HS biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng vật nuôi.
*Tiến hành:
- Chia học sinh thành các nhóm nhỏ để thảo luận đóng vai.
- Giáo viên đi kiểm tra theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc
- GV cùng lớp bình chọn nhóm có dự án khả thi và có thể có hiệu quả kinh tế cao.
4. Củng cố, dặn dò:
- Em đã chăm sóc cây trồng, vật nuôi chưa, vì sao ?
- HD thực hành:
- Hát
- HS trả lời câu hỏi
- Học sinh làm việc cá nhân
- 1 số học sinh trình bày. Các học sinh khác phải đoán và gọi được tên con vật nuôi hoặc cây trồng đó.
- HS quan sát tranh ảnh
- Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Theo bạn, việc làm của các bạn đó sẽ đem lợi ích gì ?
- Mỗi nhóm có 1 nhiệm vụ chọn 1 con vật nuôi hoặc cây trồng mình yêu thích để lập trang trại sản xuất nó .
VD :
+ 1 nhóm là chủ trại gà.
+ 1 nhóm là chủ vườn hoa cây cảnh.
+ 1 nhóm là của vườn cây
- Các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc và bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt.
- Từng nhóm trình bày dự án sản xuất
- Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến.
- HS trả lời
+ Tìm hiểu các hđ chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở trường và nơi em đang sống.
+ Sưu tầm các bài thơ, truyện, bài hát về chăm sóc cây trồng vật nuôi.
+ Tham gia các hđ chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
Thứ năm ngày 16 tháng 4 năm 2009
Thể dục - Toán - TNXH: Đ/c Liên dạy
Tiếng Anh : Đ/c Hằng dạy
Thứ sáu ngày 17 tháng 4 năm 2009
Toán
Tiết 150 : Luyện tập chung
A-Mục tiêu:
- Củng cố về cộng trừ (nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100 000.
- Củng cố về giải toán bằng 2 phép tính và giải toàn rút về đơn vị.
B-Đồ dùng GV : Bảng phụ- Phiếu HT
HS : SGK
C-Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Tổ chức:
2/Bài mới
*Bài 1:-BT yêu cầu gì?
- Khi BT chỉ có các dấu cộng, trừ ta thực hiện tính ntn?
- Khi có dấu ngoặc đơn ta thực hiện tính ntn?
- Y/c HS tự làm bài và nêu KQ
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài 2: BT yêu cầu gì?
- Gọi 4 HS làm trên bảng
+
- Chữa bài, nhận xét
*Bài 3: Đọc đề?
- BT yêu cầu gì?
- Gọi 1 HS làm trên bảng
Tóm tắt
Xuân Phương: 68700 cây
5200 cây
Xuân Hoà:
4500 cây Xuân Mai:
? cây
- Chấm bài, nhận xét
*Bài 4:
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Gọi 1 HS làm trên bảng
Tóm tắt
5compa : 10 000đồng
3 compa : ….đồng ?
- Chấm bài, nhận xét.
3/Củng cố, dặn dò:
- Giờ học củng cố những gì ?
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- Tính nhẩm
- Ta thực hiện từ trái sang phải
- Ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- HS nhẩm và nêu KQ
Chẳng hạn: 40 000 + (30 000 + 20 000)
= 40 000 + 50 000
= 90 000
- Tính
- Lớp làm nháp
-
+
-
35 820 92 684 72 436 57 370
25 079 45 326 9 508 6 821
60 899 47 358 81 944 50 549
- Đọc y/c
- Tính số cây ăn quả của xã Xuân Mai
- Lớp làm vở
Bài giải
Số cây ăn quả của xã Xuân Hòa có là:
68 700+ 5200 = 73900( cây)
Số cây ăn quả của xã Xuân Mai có là:
73 900 – 4500 = 69400 cây)
Đáp số: 69400 cây
- Đọc BT
- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Lớp làm vở
Bài giải
Giá tiền một chiếc com pa là:
10 000 : 5 = 2000( đồng)
Số tiền phải trả cho 3 chiếc compa là:
2000 x 3 = 6000 ( đồng)
Đáp số: 6000 đồng
- HS nêu
Tập làm văn: Viết thư
I. Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng viết :
- Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
- Lá thư trình bày đúng thể thức, đủ ý, dùng từ đặt câu đúng, thể hiện tình cảm với người nhận thư.
II. Đồ dùng GV : Bảng lớp viết gợi ý viết thư, bảng phụ viết trình tự lá thư.
HS : Vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài văn kể lại trận thi đấu thể thao.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. HD HS viết thư
- Nêu yêu cầu của BT
+ GV HD HS :
- Có thể viết thư cho 1 bạn nhỏ nước ngoài mà em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh...
- Cần nói rõ bạn ấy người nước nào ( tên
bạn dựa vào các bài tập đọc đã học )
+ Nội dung thư phải thể hiện :
- Mong muốn làm quen với bạn
- Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: Trái đất
- Hướng dẫn HS trình bày lá thư
Phần 1: Ghi ngày tháng năm
Phần 2: Lời xưng hô
Phần 3: Nội dung thư
Phần 4: Lời chào, chữ kí và tên
- GV chấm 1 vài bài, nhận xét
- 2, 3 HS đọc.
- Nhận xét.
+ Viết 1 bức thư ngắn khoảng 10 câu cho 1 bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
+ 1 HS đọc gợi ý trên bảng phụ
- HS viết thư vào giấy
- Nối tiếp nhau đọc thư
- HS viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì thư.
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
Âm nhạc: Đ/c Điệp dạy
Tự nhiên xã hội
Sự chuyển động của Trái Đất
I- Mục tiêu:
+ Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Biết sự chuyển động của trái đất quanh mình nó và quanh mặt trời.
- Quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của trái đất quanh mình nó.
II- Đồ dùng dạy học:
GV : Hình vẽ SGK trang 114, 115. Quả địa cầu.
HS : SGK
III- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra:
Trái đất có hình dạng như thế nào?
- T. nhận xét, đánh giá
3-Bài mới:
Hoạt động 1: Thực hành theo nhóm.
a-Mục tiêu: Biết trái đất không ngừng quay quanh nó . Biết quay quả địa cầu theo chiều của trái đất quanh mình nó.
b- Cách tiến hành:
- Quan sát hình 1 SGK trả lời câu hỏi:
- Trái đất quay quanh trục của nó theo
hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?
- Quay quả địa cầu theo hướng dẫn?
*KL: Trái đất không đứng yên mà luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống.
Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp
a-Mục tiêu: Biết trái đất đồng thời tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh mặt trời. Biết chỉ hướng chuyển động của trái đất quanh nó và quanh mặt trời trong hình 3 ở SGK trang 115.
b-Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát hình 3 và từng cặp chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của trái đất quanh mình nó và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Trái đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?
*KL: Trái đất đồng thời tham gia hai chuyển động: chuyển động tự quay quanh nó và chuyển động quay quanh mặt trời.
Hoạt động 3: Trò chơi trái đất quay
a-Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài. Tạo hứng thú học tập.
b-Cách tiến hành:
- HD cách chơi :
2 bạn chơi trò chơi (1 bạn đóng vai Mặt Trời, 1 bạn đóng vai Trái Đất).
Bạn đóng vai MT đứng ở giữa vòng tròn, bạn đóng vai TĐ sẽ vừa quay quanh mình, vừa quay quanh MT.
- T. nhận xét, đánh giá
4- Hoạt động nối tiếp:
- Trái đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?
- VN ôn bài
- Hát.
- Vài HS nêu
- Nhận xét
- Các nhóm quan sát H1 và trả lời từng câu hỏi
- Thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Thực hành quay quả địa cầu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- HS quan sát theo cặp chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của trái đất quanh mình nó và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- HS nêu
- Các bạn nhận xét, bổ sung
- 1 số nhóm lên chơi t/c trước lớp
- Lớp theo dõi cặp chơi.
- Nhận xét cách biểu diễn của các bạn.
- Trái đất đồng thời tham gia hai chuyển động: chuyển động tự quay quanh nó và chuyển động quay quanh mặt trời.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 30
- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều làm tốt
- Giáo dục HS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động.
II. Nội dung sinh hoạt
1 GV nhận xét ưu điểm :
- Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè
- Trong lớp chú ý nghe giảng : Đức Anh, Dương, Phương, Thu Hà
- Chịu khó giơ tay phát biểu : Long, Tuấn, Tâm, Phong
- Có nhiều tiến bộ về chữ viết : Long, Hồng, Anh.
2. Nhược điểm :
- Một số em đi học muộn : Nguyên Phương, Phong.
- Chưa chú ý nghe giảng : Sơn, Hạnh, Thảo
- Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lỗi chính tả : Thu, Hiếu.
3. HS trong lớp bổ sung ý kiến
4. Vui văn nghệ
Cho HS vui văn nghệ chủ đề thầy cô giáo, quê hương , đất nước.
5. Đề ra phương hướng tuần sau:
- Thi đua học tốt dành nhiều điểm 9,10.
- Tích cực hưởng ứng phong trào rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
- Tăng cường ý thức tự giác giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp
- Khắc phục mọi tồn tại để tuần sau thực hiện tốt hơn.
File đính kèm:
- Tuan 30.doc