Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giáo viên giới thiệu bài mới và ghi tựa đề lên bảng.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:
- GV cho HS quan sát hình SGK để biết đường gấp khúc ABCD gồm ba đoạn :
AB = 34cm ; BC = 12cm ; CD = 40 cm
35 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 3 Năm học: 2013 - 2014 Trường T’H Nguyễn Văn Trỗi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chú ý.
----------------&-----------------
TẬP LÀM VĂN
Tiết 3: Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn.
I. Mục tiêu
- Kể được một cách đơn giản về gia đình với người bạn mới quen theo gợi ý (BT1)
- Biết viết đơn xin phép nghỉ học đúng mẫu (BT 2)
II. Chuẩn bị
- GV: Mẫu đơn phô tô đưa cho HS.
- HS: Sgk, Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ (4’)
- Trả bài tập làm văn tuần 2: Viết đơn xin vào đội. Nhận xét bài viết của HS, tuyên dương những HS viết đúng mẫu, biết trình bày lý do, nguyện vọng viết đơn; nhắc nhở, động viên HS chưa đạt yêu cầu viết tốt hơn.
2. Bài mới (30’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn giới thiệu về gia đình.
- Gọi 1 + HS đọc yêu cầu của bài1.
- Hướng dẫn: Khi kể về gia đình với một người bạn mới quen, chúng ta nên giới thiệu một cách khái quát nhất về gia đình. Vì là kể với bạn, nên khi kể em có thể xưng hô là tôi, tớ, mình,…Ví dụ:
+ Gia đình em có mấy người, đó là những ai?
+ Công việc của mỗi người trong gia đình là gì?
+ Tính tình của mỗi người trong gia đình như thế nào?
+ Bố mẹ em thường làm việc gì?
+ Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?
* Em có yêu mến gia đình mình không?
* Em cần phải yêu mến và tôn trọng những thành viên trong gia đình mình.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4 HS và yêu cầu HS kể cho các bạn trong nhóm nghe về gia đình mình.
- Gọi một số HS trình bày trước lớp. Theo dõi và hướng dẫn HS kể từng câu.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
v Hoạt động 3: Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ học.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 2.
- Treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn và yêu cầu HS đọc mẫu đơn.
- Hỏi: Đơn xin nghỉ học gồm những nội dung gì? GV nghe HS trả lời và ghi lên bảng. Nếu HS chưa nêu đủ các nội dung của đơn thì GV nêu cho đủ.
- Gọi 1 đến 2 HS làm miệng trước lớp, chú ý nội dung, lý do xin nghỉ học phải đúng với sự thật.
- Nhận xét bài miệng của 2 HS, sau đó yêu cầu HS cả lớp viết đơn vào vở hoặc vào mẫu đã phô tô.
- Chấm điểm một số HS, số còn lại thu để chấm sau.
3. Củng cố - Dặn dò: (4’)
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau.
+ Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
-Vài em nhắc lại tên bài.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen.
- Nghe hướng dẫn của GV. Một số HS trả lời câu hỏi của GV. Ví dụ, HS có thể kể:
Gia đình mình có 4 người, bố, mẹ, em bé và mình. Bố mình là công nhân công ty cao su. Mẹ mình ở nhà làm vườn và chăm sóc con cái. Mẹ rất hiền và yêu các con. Em bé của mình năm nay mới lên 3 tuổi. Mình rất thích những ngày bố được nghỉ, vì lúc đó cả nhà được quây quần vui vẻ bên nhau. Mình yêu gia đình của mình.
- HS lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm.
- Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- HS trình bày
- HS chú ý.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Dựa vào mẫu dưới đây, hãy viết một lá đơn xin nghỉ học.
- HS cả lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu một nội dung, chú ý nêu đúng theo trình tự viết đơn.
- Đơn xin nghỉ học có các nội dung:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên đơn: Đơn xin phép nghỉ học.
+ Tên của người nhận đơn.
+ Người viết đơn tự giới thiệu tên, lớp.
+ Nêu lý do viết đơn.
+ Lời hứa của người viết đơn.
+ Ý kiến và chữ ký của gia đình HS.
+ Chữ ký và họ tên người viết đơn.
-1 đến 2 em HS trình bày, cả lớp theo dõi để nhận xét, rút kinh nghiệm trước khi làm bài.
- Viết đơn, sau đó một số HS trình bày đơn của mình trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nộp bài.
- HS chú ý.
- HS chuẩn bị.
----------------&-----------------
THỦ CÔNG
Tiết 3: Gấp con ếch (tiết 1)
I. Mục tiêu
- HS biết cách gấp con ếch đúng qui trình.
- HS gấp nhanh, đúng, dẹp có trang trí phu.
- Tạo hứng thú, yêu thích lao động.
II. Chuẩn bị
- GV: Một con ếch đã gấp sẵn .Tranh quy trình gấp con ếch.
- HS: Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ (4’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh
2. Bài mới (30’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu
Bài học hôm nay chúng ta sẽ học về cách gấp con ếch nhé!
v Hoạt động 2: Thực hành
- GV giới thiệu mẫu con ếch gấp bằng giấy.
- Hỏi: Con ếch gồm mấy phần ?
- Liên hệ thực tế về hình dạng và ích lợi.
- Yêu cầu 1 HS lên mở dần hình gấp.
- Gợi ý phần đầu giống gấp máy bay đuôi rời.
- Quy trình gấp gồm mấy bước?
+ Bước 1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông
- Cắt tờ giấy hình vuông có kích thước như bài trước.
+ Bước 2:Gấp tạo 2 chân trước con ếch
- Các ký hiệu ở hình 2 cho biết gì?
- GV làm mẫu hình 3:
- Lật mặt sau theo đường chéo của hình vuông.
- Nhìn kí hiệu hình 3, em sẽ thực hiện như thế nào để gấp hình 4 ?
- GV gọi HS lên thực hiện và lớp nhận xét
- Yêu cầu HS dựa vào kí hiệu hình 4 và nêu cách gấp hình 5, hình 6, hình7.
- GV chốt lại cách gấp tạo 2 chân trước.
- Bước 3:Gấp tạo 2 chân sau và thân con ếch
- Từ hình 7 làm thế nào có hình 8?
- Gợi ý :
- Lật mặt sau của hình 7
- Gấp 2 cạnh bên của hình tam giác vào sao cho 2 mép giấy trùng với 2 mép gấp rồi miết nhẹ
- Làm thế nào để gấp được 2 chân ếch?
- GV gấp mẫu hình 9 và 10
- Yêu cầu thảo luận nêu cách gấp hình 11 và 12
- GV chốt lại cách gấp và ghi bảng
- Làm mẫu toàn bộ quy trình.
3. Củng cố - Dặn dò: (4’)
- GV nhận xét thái độ học tập, tinh thần làm việc của HS.
- Dặn HS chuẩn bị học bài Gấp con ếch.
- Dặn HS vứt rác đúng nơi quy định.
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên .
- HS chú ý, nhắc lại tựa bài.
- HĐ lớp. Cá nhân
- HS quan sát vật mẫu
- Gồm 3 phần: đầu, mình, chân.
- HS nêu
- 1 HS lên thực hiện
- HS quan sát bảng quy trình.
- HS theo dõi
- Gấp tờ giấy tạo hình vuông
- HS theo dõi
- Gấp 2 nửa cạnh đáy về phía trước và phía sau theo đường dấu
- HS nêu và so sánh
- HS quan sát và nêu
- HS theo dõi
- Thảo luận nhóm đôi
- HS nhắc lại bảng quy trình
- HS quan sát.
+ Trò chơi ‘Thi khéo tay”
- Đại diện mỗi nhóm 1 bạn thi đua
- Các nhóm khác nhận xét.
- Chuẩn bị vật liệu thục hành gấp con ếch.
----------------&-----------------
TẬP VIẾT
Tiết 3: Ôn chữ hoa B
I. Mục tiêu
- Viết đúng chữ hoa B (1 dòng) H , T (1 dòng); viết đúng tên riêng Bố Hạ (1 dòng) và câu ứng dụng: Bầu ơi chung một giàn ... (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Chuẩn bị:
- GV: Mẫu chữ viết hoa, mẫu chữ viết hoa về tên riêng Bố Hạ và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li.
- HS: Vở tập viết.
III. các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra (4’)
- Kiểm tra phần viết về nhà của HS.
- Gọi HS lên bảng viết từ Âu Lạc
- Nhận xét các vở đã chấm. Chỉnh sửa lỗi cho HS.
B. Bài mới: (30’)
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học là củng cố cách viết chữ viết hoa B, H, T; bên cạnh đó, củng cố viết một chữ viết hoa có tên riêng và câu ứng dụng .
2.1 Hướng dẫn viết chữ hoa B, H, T
- GV giới thiệu Bố Hạ là là một xã ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, ở đây có giống cam ngon nổi tiếng.
- Em hãy tìm các chữ hoa có trong từ trên .
- Nhìn vào bài viết em thấy các chữ cao mấy ô li?
- GV vừa viết mẫu vừa nêu cách viết chữ B
- Cho HS quan sát lại chữ hoa mẫu B, H, T và yêu cầu HS nhắc lại quy trình viết các chữ này (đã học ở lớp hai).
- Viết lại mẫu cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
2.2. Hướng dẫn viết trên bảng con.
-Yêu cầu HS viết chữ B, H, T vào bảng con.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
-Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng.
* Quan sát và nhận xét :
- Bố Hạ là là một xã ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, ở đây có giống cam ngon nổi tiếng.
- Cụm từ này gồm có mấy tiếng? Gồm những tiếng nào?
- Nêu độ cao các chữ cái.
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
- Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
- GV viết mẫu chữ Bố Hạ
- Yêu cầu HS viết chữ Bố Hạ vào bảng con
4. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
- 1 em đọc cho cô câu ứng dụng
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Em có biết câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì không ?
GV Câu tục ngữ mượn hình ảnh cây bầu và bí là những cây khác nhau nhưng leo trên cùng một giàn để khuyên chúng ta phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
- Câu ca dao có chữ nào viết hoa? Tại sao?
- Các em viết bảng con chữ Bầu, Tuy.
- GV nhận xét và sửa chữa về khoảng cách các chữ cách nối nét.
5. Hướng dẫn viết vở
GV nêu yêu cầu viết theo cỡ chữ nhỏ
+ Viết hoa chữ B 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Viết các chữ H và T: 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Viết tên riêng Bố Hạ 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu tục ngữ 2 lần.
- Sau mỗi dòng GV kiểm tra và nhắc nhở hoc sinh cách cầm viết, tư thế ngồi, cách trình bày.
6. Chấm, chữa bài:
- GV chọn 1 số bài chấm
- Nhận xét bài của học sinh
C. Củng cố - dặn dò: (4’)
-Yêu cầu học sinh lần lượt nhắc lại cách viết chữ hoa và câu ứng dụng
- Dặn về nhà học và xem trước bài mới .
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- 1 HS nhắc lại câu ứng dụng đã học ở bài trước .
- 2 HS viết bảng lớp. Cả lớp bảng con từ: Vừ A Dính , Anh em …
- HS theo dõi
- HS quan sát chữ mẫu
- V, H
- Cao 2,5 li.
- HS chú ý.
- HS quan sát
- HS viết vào bảng con
Bố Hạ
- Quan sát.
- HS chú ý
-1 em nêu gồm 2 tiếng: Bố, Hạ.
- Chữ B, H. (2,5 ô)
- Chữ ô , a, (1 ô)
- Dấu nặng dưới chữ a, sắc đặt trên ô
- 1 chữ o.
- HS chú ý
- HS viết chữ Bố Hạ vào bảng con.
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- HS trả lời.
- HS chú ý, ghi nhớ.
- Chữ B, T vì chữ đầu câu thơ
- HS viết bảng con chữ Bầu, Tuy
- HS chú ý sửa sai.
- HS viết vào vở theo yêu cầu của GV
- Chú ý cả tư thế ngồi cách cầm viết, viết đúng độ cao, khoảng cách chữ, trình bày câu ca dao đúng mẫu.
- HS lắng nghe.
- HS đưa bài cho GV chấm.
- HS lắng nghe.
- Học sinh nêu lại các yêu cầu tập viết chữ hoa và danh từ riêng .
- Về nhà tập viết nhiều lần và xem trước bài mới: “ Ôn chữ hoa C”
- HS chú ý.
----------------&-----------------
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
----------------&-----------------
File đính kèm:
- GA TUAN 3.doc