I. MỤC TIÊU
· Kể được về gia đình với một người bạn mới quen.
· Viết đúng đơn xin nghỉ học, theo mẫu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Mẫu đơn xin nghỉ học (photo cho mỗi HS 1 bản hoặc viết sẵn trên bảng phụ)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
47 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh với nhau là ông và cháu, hai sự vật này không ngang bằng nhau mà có sự chênh lệch hơn kém, “cháu” hơn “ông”.
-Câu “ Ông là buổi trời chiều”hai sự vật được so sánh với nhau là “ông” và “ buổi trời chiều”có sự ngang bằng nhau.
- Do có từ so sánh khác nhau tạo nên. Từ “hơn” chỉ sự hơn kém, từ “là” chỉ sự ngang bằng nhau.
- HS thảo luận cặp đôi, sau đó trả lời:
+ Ông là buổi trời chiều./ Cháu là ngày rạng sáng./ Mẹ là ngọn gió.
+ Cháu khoẻ hơn ông./ Trăng sáng hơn đèn./ Ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì con.
- 2 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Đáp án:
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
Tàu dùa – chiếc lược chải vào mây xanh.
- Các hình ảnh so sánh trong bài tập 3 không có từ so sánh, chúng được nối với nhau bởi dấu gạch ngang (-).
- Tìm các từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở bài tập 3.
- So sánh ngang bằng.
- Đáp án: như, là, tựa, như là, tựa như, như thể,
- Câu Chiếc máy bay giật mình cất cánh và Cả đội bước nhanh theo chú, như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm.
- So sánh ngang bằng.
Tuần 5
Tiết 24 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Củng cố về cách thực hiện phép chia trong phạm vi 6
- Nhận biết 1 phần 6 của 1 hình chữ nhật trong 1 số trường hợp đơn giản
II. Đồ dùng dạy học
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Kiểm tra học thuộc bảng chia 6
- Gọi HS làm bài 1, 2/29
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành
Bài 1
- Cho HS tự làm phần a
- 4 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở
- Khi đã biết 6 x 9 = 54, có thể ghi ngay kết quả 54 : 6 được không ? Vì sao?
- Có thể ghi ngay 54 : 6 = 9. Vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
- Y/c HS đọc từng cặp phép tính trong bài
- Cho HS tự làm tiếp phần b
- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- Chữa bài
Bài 2
- Cho HS xác định y/c của bài, sau đó y/c HS nêu ngay kết quả của các phép tính trong bài.
- 9 HS nối tiếp nhau đọc từng phép tính, HS cả lớp làm vào vở
16 : 4 = 4 18 : 3 = 6 24 : 6 = 4
16 : 2 = 8 18 : 6 = 3 24 : 4 = 6
12 : 6 = 2 15 : 5 = 3 35 : 5 = 7
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- May 6 bộ quần áo như nhau hết 18 m vải. Hỏi may mỗi bộ quần áo hết mấy mét vải ?
- Y/c HS suy nghĩ và tự làm bài
Tóm tắt :
6 bộ :18 m
1 bộ : . . m ?
Giải:
Mỗi bộ quần áo may hết số mét vải là:
18 : 6 = 3 (m)
Đáp số: 3 m
- Chữa bài và cho điểm
Bài 4
- Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Tìm hình nào được tô 1 phần 6 hình
- Y/c HS quan sát và tìm hình đã được chia thành 6 phần bằng nhau.
- Hình 2 và hình 3
- Hình 2 đựơc tô màu mấy phần ?
- 1 phần
- Hình 2 được chia làm 6 phần bằng nhau, đã tô màu 1 phần, ta nói hình 2 đã đựơc tô màu 1 phần 6 hình
- Hình 3 đã được tô màu 1 phần mấy hình ? Vì sao?
- Đã tô màu 1 phần 6 hình. Vì hình 3 được chia thành 6 phần bằng nhau đã tô màu 1 phần.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Về nhà học thuộc bảng chia 6
- Làm bài 1, 2, 3/30
- Nhận xét tiết học
Tiết 5
ÔN CHỮ HOA C
I/Mục tiêu :
-Viết đúng ,đẹp chữ viết hoa C ,V,A,N
- Viết đúng đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Chu Văn An và câu ứng dụng :
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Ngưòi khôn ăn nói diụ dàng dễ nghe
-Y/C viết đều nét ,đúng khoảng cách giữa các chữ trong từ ,cụm từ .
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Mẫu chữ hoa C ,V,A,N viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ .
tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn tren bảng lớp .
-Vở TV 3 tập 1.
III/ Các hoạt động dạy –học chủ yếu
1/ KTBC:Gọi HS lên bảng viết từ và câu ứng dụng đã học ở tiết trước :
GV NX và cho điểm HS
2/Bài mới:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
Hoạt động 1 Giới thiệu đề bài và nội dung bài học.
Mục tiêu : Giúp HS hiểu nội dung bài học để chuẩn bị cho bài học tốt hơn :
GV ghi đề bài và Y/C 1-2 HS đọc đề bài :
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện viết :
Mục tiêu : Giúp HS viết đúng ,đẹp chữ viết hoa C ,V,A,N
câu ứng dụng viết đều nét ,đúng khgoảng cách giữa các chữ trong từ ,cụm từ :
1/HD HS viết chữ hoa
+HD HS QS và nêu quy trình viết chữ C ,V,A,N
hoa.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
-GV gắn các chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
-Viết mẫu cho HS QS ,Vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
+ Viết bảng:
Y/C HS viết vào bảng con .
GV đi chỉnh Sửa lỗi cho từng HS .
2/ HD HS viết tữ ứng dụng
+ GV giới thiệu từ ứng dụng
-Gọi HS đọc từ ứng dụng .
- GV giải thích ý nghĩa của từ ứng dụng Chu Văn An.
HS QS và nhâïn xét :
-Từ ứng dụng gồm mấy chữ ? Là những chữ nào ?
-Trong từ ứng dụng ,các chữ cái có chiều cao như thế nào ?
-Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
HS viết bảng con từ ứng dụng .GV đi sửa sai cho HS ?
+GV HD viết câu ứng dụng
-GV gọi HS đọc câu ứng dụng :
-GV giải thích ý nghĩa câu tục ngữ .
-HS QS và NX câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
-HS viết bảng con Chim ,Người
+HD HS viết vào vở :
-GV đi chỉnh sửa cho HS
-Thu bài chấm 5-7 vở .
Hoạt động 3 Củng cố dặn dò:
Mục tiêu : Giúp HS hệ thống lại bài học .
NX tiết học .
Dặn dò về nhà hoàn thành bài viết học thuộc câu ứng dụng.chuẩn bị tiết sau :viết bài Oân D
-HS theo dõi
-1-2 HS đọc đề bài
-Có các chữ hoa C ,V,A,N
-HS quan sát và nêu quy trình viết .
-HS theo dõi.
-3HS lên bảng viết cả lớp viết vào bảng con .
-HS đọc
HS lắng nghe.
-Cụm từ có 3 chữ Chu Văn An
-Chữ hoa: C ,V,A,
và chữ h cao 2li rưỡi ,các chữ còn lại cao 1 li –Bằng khoảng cách viết một con chữ o.
-3HS lên bảng viết cả lớp viết vào bảng con .
HS đọc.
HS lắng nghe.
-Các chữ C,h,k,g,d,N cao 2 li rưỡi ,chữ t cao 1 li rưỡi ,các chữ còn lại cao 1 li.
HS viết bảng.
HS viết
+1 dòng chữ Ch cỡ nhỏ . 1dòng chữ V và Acỡ nhỏ.
+2 dòng chữ ứng dụng Chu Văn An
HS theo dõi
Tiết 9: PHÒNG BỆNH TIM MẠCH
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết:
Kể được tên một số bệnh về tim mạch.
Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
Kể ra một số cách đề phòng bệnh thấp tim.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình trong SGK trang 20, 21.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 12 VBT Tự nhiên xã hội Tập 1.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới (30’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : ĐỘNG NÃO
Mục tiêu :
Kể được tên một số bệnh về tim mạch.
Cách tiến hành :
- GV yêu cầu HS kể tên một số bệnh tim mạch mà các em biết.
- Mỗi HS kể tên một bệnh về tim mạch.
- GV ghi tên các bệnh về tim của HS lên bảng.
- GV giảng thêm cho HS kiến thức về một số bệnh tim mạch.
- GV giới thiệu bệnh thấp tim : là bệnh thường gặp ở trẻ em, rất nguy hiểm.
Hoạt động 2 : ĐÓNG VAI
Mục tiêu :
Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV ø yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trong SGK trang 20 và đọc các lời hỏi đáp của từng nhân vật trong các hình.
- HS quan sát hình 1, 2, 3 trong SGK trang 20 và đọc các lời hỏi đáp của từng nhân vật trong các hình.
Bước 2 :
- GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm các câu hỏi trong SGV trang 40
- Làm việc theo nhóm.
Bước 3 :
- Các nhóm xung phong đóng vai dựa theo các nhân vật trong các hình 1, 2, 3 trang 20 SGK
- Các nhóm đóng vai.
- Yêu cầu các HS khác theo dõi và nhận xét xem nhóm nào sáng tạo và qua lời thoại nêu bật được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây bệnh thấp tim.
- HS theo dõi và nhận xét.
Kết luận : - Thấp tim là một bệnh về tim mạch mà ở lứa tuổi HS thường mắc.
- Bệnh này để lại di chứng nặng nề cho van tim, cuối cùng gây suy tim.
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh thấp tim là do bị viêm họng, viêm a-mi đan kéo dài hoặc viêm khớp cấp không được chữa trị kịp thời, dứt điểm.
Hoạt động 3 : THẢÙO LUẬN NHÓM
Mục tiêu : Kể ra một số cách đề phòng bệnh thấp tim.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- Yêu cầu HS quan sát hình 4, 5, 6 trang 21 SGK, chỉ vào từng hình và nói với nhau về nội dung và ý nghĩa của các việc làm trong từng hình đối với việc đề phòng bệnh thấp tim.
- HS quan sát hình 4, 5, 6 trang 21 SGK, chỉ vào từng hình và nói với nhau về nội dung và ý nghĩa của các việc làm trong từng hình đối với việc đề phòng bệnh thấp tim.
Bước 2 :
- GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận : Để phòng bệnh thấp tim cần phải : giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân tốt, rèn luyện thân thể hằng ngày để không bị các bệnh viêm họng, viêm a-mi-đan kéo dài hoặc viêm khớp cấp,
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.
- 1, 2 HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.
- GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- G.an 3-Chi Thanh.doc