1 . Rèn kĩ năng đọc hành tiếng :
- Chú ý các từ ngữ : Đê- rốt –xi, Cô- rét- ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li, khuyến khích, khuỷu tay.
- Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.
2 . Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ mới: gà ty, bò mộng ,chật vật
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi quyết tâm vượt khó của 1 HS bị tật nguyền
27 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 Tuần 29 - Nguyễn Thị Thu Hằng - Trường Tiểu Học Gio Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn cuộn. cao tít , buồn ngủ . .
2 . Rèn kĩ năng đọc – hiểu
Hiểu nghĩa những từ ngữ mới : phi công, buồng lái, sân bay .
Hiểu được trò chơi đu quay, sự thú vị của trò chơi, vui thích với những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu và sự dũng cảm của chú phi công tí hon.
3.Học thuộc lòng vài khổ thơ
II . Chuẩn bị : Tranh minh họa các chú phi công trong buồng lái
III . Hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Ổn định
2 . Kiểm tra
Nhận xét
3 . Bài mới
Giới thiệu bài:
GV giải thích cho các em về trò chơi đu quay trong công viên : Có độ 10 em bé ngồi trên đu quay, mỗi chiếc đu có hình 1 con vật hoặc sự vật ( hổ, thỏ, máy bay, ô tô…) Dưới vòng đu quay tròn, bố mẹ các em có thể đứng nhìn con, hoặc trò chuyện với nhau ..
Ghi tựa
Hoạt động 1:Luyện đọc
a.Đọc mẫu
GV đọc diễn cảm bài thơ , tóm tắt tắt nội dung.
b.HD HS luyện đọc, két hợp giải nghĩa từ .
-Đọc từng dòng
Gv nhắc HS đổi giọng khi đọc lời nũng nịu của bế “ Mẹ ơi , Mẹ bế !”
-Đọc từng khổ thơ trước lớp.
-Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu bài
+ Bé chơi trò chơi gì ?
+ Những câu thơ nào cho thấy chú bé tỏ ra rất dũng cảm ?
+ Tìm câu thơ cho thấy chú bé rất ngộ nghĩnh, đáng yêu ?
GV: Trẻ con ham nghịch thường bất ngờ buồn ngủ. Chú đòi mẹ :“Mẹ ơi, Mẹ bế!”. Mẹ bế chú xuống ngay. Chú sà vào lòng mẹ. Mẹ là sân bay
+ Em hiểu câu thơ “Sà vào lòng mẹ ! Mẹ là sân bay “ là thế nào ?
GV tổng kết bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học thuộc lòng khổ thơ mà em thích
Hướng dẫn HS đọc thể hiện giọng vui tươi.
Tổ chức cho HS đọc thuộc.
. Củng cố – Dặn dò :
Dặn HS về nhà tiếp tục HTL những khổ thơ các em thích ; khuyến khích hS HTL cả bài thơ .
- 2 HS kể lại truyện Buổi học thể dục theo lời của 1 nhân vật .
HS quan sát tranh
Hs đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ
HS đọc từng khổ thơ trước lớp ( 6 khổ thơ )
HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài
Đọc từng khổ thơ trong nhóm bàn
Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ
-HS đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi
… Bé được mẹ cho chơi đu quay. Bé ngồi vào chiếc đu hình máy bay, và trở thành phi công lái máy bay trên bầu trời .
HS trao đổi nhóm đôi.
… thấy cảnh tượng dưới mặt đất biến đổi lạ lùng, cây chạy ngược, con đường biến mất . . nhưng chú bé không run. Tưởng chú rất dũng cảm, bởi mẹ vẫn dưới đất đang cười với chú nên chú mới không run. Sau đó chú đã quen hơn, thật sự dũng cảm vì máy bay tăng tốc, bay lên cao : cuồn cuộn máy bay, ào ào gió lốc, quay vòng quay vòng, bay lên cao tít. Chú bé không sợ hãi vẫn mở mắt nhìn nên mới thấy rõ những cảnh tượng dưới mặt đất ; lại gặp mặt đất, lại gặp hàng cây . . .
… Máy bay lên cao, chú bé bổng buồn ngủ .
… Bé làm nũng mẹ / Lòng mẹ như sân bay, như nơi người phi công vui mừng được hạ cánh nghỉ sau những giờ lao động căng thẳng / Lòng mẹ ấm áp như là sân bay cho máy bay nghỉ ngơi hạ cánh.
2HS đọc lại bài thơ
Hs chọn HTL khổ thơ mà mình thích
HS thi đọc thuộc lòng 1 vài khổ thơ hoặc cả bài thơ .
Thứ tư
THỦ CÔNG
LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN(Tiết 2)
I . MỤC TIÊU
- HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công .
- Làm được đồng hồ để bàn đúng qui trình kĩ thuật.
- HS yêu thích sản phẩm mình làm được.
II . CHUẨN BỊ
Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công (giấy bìa )
Tranh đúng qui trình kĩ thuật.
Giấy thủ công hoặc bìa màu.
II . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Ổn định
2 . Kiểm tra
3 . Bài mới
Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học,ghi tựa
Hoạt động 1: Nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn
-GV đặt câu hỏi.
-GV ghi bảng các bước thực hiện, lưu ý cách dán ở bước 3, cách gấp ở bước 2.
Bước 1 :Cắt giấy. .
Bước 2 :Làm các bộ phận của đồng hồ(khung, mặt, đế và chân đỡ của đồng hồ.)
Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
Hoạt động 2 :Thực hành
4 . Củng cố – dặn dò
về nhà tập làm chuẩn bị tiết sau chúng ta thực hành
HS nhắc lại tựa
HS nhắc lại các bước thực hiện
HS làm trước lớp ở bước 2 và bước 3
HS thực hành theo nhóm tổ
HS trung bày sản phẩm.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
MẶT TRỜI
I . MỤC TIÊU
Sau bài học , HS biết
Biết Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt
Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất
Kể 1 số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trong cuộc sống hằng ngày .
II . CHUẨN BỊ
- Các hình trong SGK
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Ổn định
2 . Kiểm tra Thực hành : Đi thăm thiên nhiên
+ Nêu những đặc điểm chung của thực vật và động vật .
Nhận xét
3 . Bài mới
Giới thiệu : + ghi tựa
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm
Cách tiến hành
Bước 1 :HS làm việc theo nhóm
Bước 2 :Trình bày
Kết luận : Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt .
Hoạt động 2 : Quan sát ngoài trời
Bước 1 :
Bước 2 :
GV lưu ý Hs về 1 số tác hại của ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời đối với sức khỏe và đời sống con người như cảm nắng, cháy rừng tự nhiên vào mùa khô . . . .
Kết luận : Nhờ có Mặt Trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh .
Hoạt động 3 : Làm việc với SGK
Cách tiến hành
Bước 1 :
Bước2: GV yêu cầu liên hệ với thực tế hằng ngày: Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì ?
Hoạt động 4 :
Cách tiến hành
Bước 1 :
Bước 2
4 . Củng cố –Dặn dò
Hỏi lại bài
Xem bài Trái Đất – Quả Địa Cầu.
HS trả lời câu hỏi
HS nhắc lại
HS thảo luận trong nhóm theo gợi ý sau
+ Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật ?
+ Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy như thế nào ? tại sao ?
+ Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt ?
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình .
Nhận xét
HS quan sát quang cảnh xung quanh trường và thảo luận trong nhóm theo gợi ý sau :
+ Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật.
+ Nếu không có Mặt Trời thì thì điều gì xảy ra trên Trái Đất.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Nhận xét
HS quan sát hình 2, 3, 4 trang 111 SGK và kể những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sánh và nhiệt của Mặt trời.
-1 số HS trả lời trước lớp
- Phơi quần áo, phơi 1 số đồ dùng, làm nóng nước .
Nhận xét
HS kể về Mặt Trời trong nhóm của mình.
- Đại diện nhóm kể trước lớp.
- Nhận xét nhóm nào kể hay, đúng nội dung + Tuyên dương
Thể dục
Thứ sáu
Mĩ thuật
Vẽ tranh tĩnh vật( lọ và hoa)
Mục tiêu
-HS nhận biết thêm về tranh tĩnh vật.
-Vẽ được tranh tĩnh vật và vẽ màu theo ý thích.
-Hiểu được vẻ đẹp tranh tĩnh vật.
II.Chuẩn bị
Sưu tầm tranh tĩnh vật và một vài tranh khác loại.
Mẫu vẽ: lọ và hoa có hình đơn giản và màu đẹp.
Hình gợi ý cách vẽ hình và vẽ màu.
III.Các hoạt động lên lớp
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài
GV giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
-GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật và tranh khác loại(tranh sinh hoạt, tranh phong cảnh, tranh con vật, chân dung...) để HS phân biệt.
-Giới thiệu một số tranh để HS nhận biết về đặc điểm của tranh tĩnh vật:
+Hình vẽ trong tranh(lọ, hoa và quả cây...)
+Màu sắc trong tranh(Vẽ màu như thực hoặc vẽ màu như ý thích)
Hoạt động 2:Cách vẽ tranh
-GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ tranh.
-Cho HS xem một vài tranh tĩnh vật để thấy cách vẽ màu và cảm thụ vẻ đẹp của tranh.
Hoạt động 3: Thực hành
-GV nêu yêu cầu của bài tập:
+Nhìn mẫu thực để vẽ,
+Có thể vẽ theo ý thích: kiểu lọ, loại hoa, màu sắc, thêm chi tiết ,...
-GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
-GV giới thiệu những bài vẽ đã hoàn chỉnh, đẹp vàgợi ý HS nhận xét về bố cục, hình vẽ, màu sắc
-GV nhận xét, xếp loại.
Dặn dò
-Quan sát ấm pha trà.
-Sưu tầm tranh, ảnh các loại ấm pha trà.
HS nhắc tựa
HS quan sát phân biệt được: tranh tĩnh vật với các tranh khác loại, vì sao gọi là tranh tĩnh vật?( là loại tranh vẽ đồ vật như lọ, hoa, quả... vẽ các vật ở dạng tĩnh)
HS quan sát, nhắc lại đặc điểm của tranh tĩnh vật.
HS quan sát, nhận ra: Cách vẽ hình(vẽ phác hình vừa với phần giáy quy định; vẽ lọ, hoa), cách vẽ màu
HS xem tranh, nêu nhận xét.
HS làm bài.
HS nhận xét, đánh giá sản phẩm.
SINH HOẠT LỚP
Nội dung
1. Lớp trưởng : Nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần qua về các mặt
2… Giáo viên : Nhận xét thêm , Tuyên dương , khuyến khích và nhắc nhở
3.Kế hoạch tới
Thực hiện học tuần 30. Thi đua học tốt, thực hiện tốt nội quy của trường, lớp.
Thi đua nói lời hay làm việc tốt , phân công tổ trực nhật
Nhắc nhở giữ gìn vệ sinh cá nhân, áo quần sạch sẽ. Giữ gìn vở đồ dùng học tập tốt
Lưu ý : Viết chữ đúng mẫu trình bày vở sạch đẹp
Tước khi đi học xem lại thời khóa biểu để mang đúng, đủu sách vở, đồ
dùng học tập các môn học.
File đính kèm:
- giaoanlop3dhgsaukhfwioe (29).doc