Giáo án Lớp 3 Tuần 28 Trường Tiểu học Sơn Kim 2

A.Tập đọc:

- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.

- Hiểu nội dung: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. (TL được các CH trong SGK)

- KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân.

B. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ; HSKG biết kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời của Ngựa Con.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 28 Trường Tiểu học Sơn Kim 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,giỏi: Bài 4. II. Đồ dùng dạy - học: Mỗi HS chuẩn bị 8 hình tam giác. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’. - GV kiểm tra 2Hs làm lại bài tập 5b tiết trước. - Gv nhận xét cho điểm. B. Luyện tập : 25’ Bài 1: GV yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài. Khi chữa bài, yêu cầu HS nêu quy luật của từng dãy số. - Gọi HS đọc lại các dãy số đã điền đầy đủ. Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài.Tìm x. a) x + 1536 – 6924 b) x – 636 = 5618 c) X x 2 = 2826 d) x : 3 = 1628 - Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính. ( HS nêu cách tìm x. Trình bày cách làm). - Cả lớp tự làm bài vào vở, gọi HS nhận xét chữa bài. Bài 3: - 1 HS đọc đề bài. - GV hỏi: + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + Bài toán này thuộc dạng toán nào đã học? - HS tự làm bài vào vở; 1 HS lên bảng chữa bài. Giải: Một ngày đào được số mét mương là: 315 : 3 = 105 (m). Tám ngày đào được số mết mương là: 105 x 8 = 840(m). Đáp số: 840 m. Bài 4: GV yêu cầu HS quan sát và tự sắp xếp hình. - HS xếp hình như ở SGK. C. Chấm bài – Nhận xét, dặn dò. 5’ - GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS. - GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn bài. TỰ NHIÊN - XÃ HỘI MẶT TRỜI I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. - HSKG: Nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 110, 111. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm.10' Mục tiêu: Nêu được vai trò của Mặt trời đối với đời sống trên Trái Đất. - GV chia lớp thành 3 nhóm và giao việc cho mỗi nhóm: * Nhóm 1: Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật? * Nhóm 2: Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy như thế nào? Tại sao? * Nhóm 3: Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt? - HS thảo luận theo nhóm sau đó đại diện các nhóm trình bày thảo luận của nhóm mình. - GV nhận xét và kết luận: Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời. 15’ Mục têu: Biết được Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái đất. - HS quan sát phong cảnh xung quanh trường và thảo luận N2 các câu hỏi: + Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật? + Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xẩy ra trên Trái Đất? - Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV bổ sung và kết luận: Nhờ Mặt Trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh. Hoạt động 3: Làm việc theo SGK. 5’ Mục tiêu: Kể được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. - Cho HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 111 SGK: Kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. - GV cho HS liên hệ hằng ngày gia đình các em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì? - GV nhận xét và cho HS biết thêm: Những thành tựu khoa học ngày nay trong việc sử dụng năng lượng Mặt Trời. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 5’ - GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài học sau. Thứ năm ngày 24 tháng 3 năm 2011 CHÍNH TẢ Nhớ - viết: CÙNG VUI CHƠI I. Yêu cầu cần đạt: - Nhớ- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ. - Làm đúng bài tập (2) a/b. II. Đồ dùng dạy - học: Một số tờ giấy A4. Tranh ảnh ở BT2. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp những từ ngữ sau: thiếu niên, nai nịt, khăn lụa, thắt lỏng. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả. a. Hướng dẫn chuẩn bị - 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ Cùng vui chơi. - 2 HS đọc thuộc khổ thơ cuối. - HS đọc thầm 2,3 lượt các khổ thơ 2,3,4. - HS tập viết những từ ngữ dễ viết sai. b. Yêu cầu HS gấp sách và viết bài vào vở. c. Chấm và chữa bài Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. - HS đọc bài tập 2a, tự làm bài vào vở bài tập. - GV phát riêng giấy A4 cho HS một HS làm để chữa. - Cả lớp và GV nhận xét chốt ý đúng. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học. Dặn HS về hoàn thành BT. TẬP LÀM VĂN KỂ LẠI MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO I. Yêu cầu cần đạt: - Bước đầu kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe, tường thuật,... dựa theo gợi ý (BT1). - Viết lại được một tin thể thao. - KNS: Tìm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng lớp viết gợi ý kể về một trận thi đấu thể thao (SGK) - Tranh, ảnh một số cuộc thi đấu thể thao, một vài tờ báo có tin thể thao. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: GV kiểm tra 2 HS đọc lại bài viết tiết TLV trước. GV nhận xét rút kinh nghiệm bài làm của HS. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi SGK. - GV nhắc HS, gợi ý các buổi thi đấu mà các em chứng kiến hay nghe kể, đọc trên sách báo... + Dựa theo gợi ý có thể linh hoạt thay đổi trình tự. - Một HS giỏi kể mẫu – GV nhận xét. - Từng cặp HS kể, một số HS kể trước lớp. - Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất. Bài tập 2: GV nhắc HS chú ý: Tin cần thông báo phải là một tin thể thao chính xác (Cần biết tin đó từ nguồn nào : Đọc trên báo, sách, tạp chí nào, nghe từ phát thanh, chương trình ti vi nào....) - HS viết bài; rồi đọc các mẫu tin đã viết. - Cả lớp và GV nhận xét về lời thông báo; cách dùng từ; mức độ rõ ràng; sự thú vị, mới mẻ của thông tin. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn HS suy nghĩ hoàn chỉnh lời kể một trận đấu thể thao để có một bài viết hay trong tiết tập làm văn tuần sau. Thứ sáu ngày 25 tháng 3 năm 2011 THỦ CÔNG LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết1) I. Yêu cầu cần đạt: - Biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công. - Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kỷ thuật. - HS yêu thích sản phẩm mình làm ra. II. Đồ dùng dạy - học: - Mẫu đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công, và đồng hồ để bàn thật. - Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn. - Giấy thủ công hoặc bìa màu, giấy trắng, hồ dán, bút chì, thước kẻ, kéo. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - GV giới thiệu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công hoặc bìa màu - Liên hệ và so sánh đồng hồ làm bằng giấy với đồng hồ thực tế. - HS nhận xét về hình dáng, chất liệu làm đồng hồ. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu. - Bước 1: Cắt giấy. - Bước 2: Làm các bộ phận đồng hồ. + Làm khung đồng hồ. + Làm mặt đồng hồ. + Làm đế đồng hồ. + Làm chân đỡ đồng hồ. - Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau. TOÁN ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH. XĂNG-TI-MÉT VUÔNG I. Yêu cầu cần đạt: - Biết đơn vị đo diện tích: Xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm. - Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng- ti-mét vuông. II. Đồ dùng dạy - học: Hình vuông cạnh 1 cm (bằng bìa hoặc nhựa) cho từng HS. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Giới thiệu xăng- ti- mét vuông. - Để đo diện tích ta dùng đơn vị: Xăng - ti - mét vuông. - Xăng - ti - mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh 1 cm (GV cho HS lấy hình vuông cạnh 1cm, đo cạnh 1 cm. Đó là 1 xăng ti mét vuông). - Xăng - ti - mét vuông viết tắt là cm2. Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: Luyện đọc, viết số đo diện tích xăng ti mét vuông. Yêu cầu HS đọc đúng, viết đúng kí hiệu cm2. Bài 2: HS hiểu được số đo diện tích một hình theo xăng- ti- mét vuông chính là số ô vuông 1cm2 có trong hình đó. (Bước đầu làm quen cách đo diện tích hình A là 6cm2) - Dựa vào mẫu HS tính được diện tích hình B là 6cm2 (Gồm 6 ô vuông diện tích 1cm2) - So sánh diện tích hình A bằng diện tích hình B (vì cùng bằng 6cm2). Bài 3: Yêu cầu HS thực hịên phép tính với các số đo có đơn vị đo là cm2. Bài 4: Yêu cầu HS giải và trình bày bài giải rồi lên chữa bài. Hoạt động 2: Chấm bài – Nhận xét, dặn dò. GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần về vệ sinh trực nhật, nề nếp, học tập. - Bình xét thi đua. - Nêu kế hoạch tuần tới. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần a. Cán sự lớp nhận xét: Về vệ sinh cá nhân; Về nề nếp học tập. b. GV nhận xét những ưu, khuyết điểm của HS trong tuần: - Khen ngợi những học sinh có nhiều tiến bộ, có ý thức trong học tập và các hoạt động khác. - Nhắc nhở những HS còn phạm nhiều khuyết điểm như: không thuộc bài khi đến lớp, còn thiếu sách vở, ĐDHT, hay nói chuyện riêng, ý thức học tập chưa tốt. c. Bình xét thi đua. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới - Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS. - Tiếp tục tăng cường công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới. LUYỆN TỪ VÀ CÂU NHÂN HOÁ. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ? DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN I. Yêu cầu cần đạt: - Xác định được cách nhân hoá cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của nhân hoá (BT1). - Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì? (BT2). - Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than vào ô trống trong câu (BT3). II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp theo dõi SGK. - HS làm bài cá nhân vào vở; phát biểu ý kiến . - GVnhận xét, chốt ý đúng: Bèo lục bình tự xưng là tôi, xe lu tự xưng thân mật là tớ khi nói về mình. Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như những người bạn đang nói chuyện với nhau. Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, làm bài. - Một HS chữa bài lên bảng. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài tập 3: - 1 HS đọc nội dung bài tập, cả lớp theo dõi SGK. - GV dán 3 tờ phiếu. Mời 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - Cả lớp và GV nhận xét, phân tích, chốt lời giải đúng. - Gọi HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền dấu. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học, dặn HS về ôn bài.

File đính kèm:

  • docGAlop 3 Tuan 28 CKTKNGTKNSGDBien dao.doc
Giáo án liên quan