A. Tập đọc.
- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa cha và Ngựa con.
- Hiểu nội dung: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo. (trả lời câu hỏi sgk)
B. Kể Chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- Với HS khá – giỏi kể lại từng đoạn của câu chuyện bằng lời của Ngựa Con.
33 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 28 Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhắc lại cách viết.
- HS viết bảng con : Th, L
- HS đọc : Thăng Long
- HS viết bảng con: Thăng Long.
- HS đọc: Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ
- HS viết bảng con: Thể dục
- HS viết vào vở.
Chữ Th: 1 dòng chữ nhỏ.
Chữ L: 1 dòng chữ nhỏ.
Tên riêng Thăng Long : 1 dòng chữ nhỏ.
Câu ứng dụng: 1 lần cỡ chữ nhỏ.
Mĩ Thuật ( tiết 28)
VẼ TRANG TRÍ : Vẽ màu vào hình có sẵn
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh hiểu biết thêm vè cách vẽ màu.
- Biết cách vẽ màu vào hình .
- Vẽ được màu vào hình có sẵn theo ý thích.
- HS khá, giỏi : Tô màu đều , gọn trong hình , màu sắc phù hợp, làm rõ hình ảnh.
II. CHUẨN BỊ
- Phóng to 2 hình vẽ trong vở tập vẽ .
- Bốn bài của HS năm trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu yêu cầu của bài học.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
Cho học sinh xem hình vẽ và đặt câu hỏi:
- Trong tranh vẽ những gì ?
- Hình hình vẽ lớn nhất?
- Em có dự định vẽ màu như thế nào
Hoạt động 2: Cách vẽ màu
Em nhớ lại rùa có những màu sắc nào? (màu nâu, vàng,...)
- Em tự chọn màu tô vào tranh .
- Nên vẽ màu vào hình rùa trước,.
- Có thể vẽ màu vào nền hoặc không tuỳ ý.
- Cố gắng tô gọn không chờm ra ngoài hình vẽ.
- Có thể dùng các chất liệu kết hợp với nhau.
Hoạt động 3: Thực hành
Cho HS xem bài vẽ của anh chị khoá trước.
- Em tìm các màu khác nhau vẽ vào bức tranh.
- Vẽ màu thoải mái theo trí tưởng tượng của mình.
Hoạt động 4: Nhận xét đáng giá.
Chọn một số bài hoàn thành sớm cho cả lớp quan sát nhận xét - bình chọn bài mình thích nhất.
Thứ sáu ngày 25 tháng 3 năm 2011
Toán : ( Tiết 140 )
ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH XĂNG – TI – MÉT - VUÔNG
I. Mục tiêu Giúp học sinh:
Biết đơn vị đo diện tích : Xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 cm.
Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông.
* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động :
Bài cũ : Diện tích của một hình
GV cho HS so sánh diện tích của 2 hình và giải thích.
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Đơn vị đo diện tích. Xăng-ti-mét vuông.
Hoạt động 1: Giới thiệu xăng-ti-mét vuông (cm2 )
Để đo diện tích, người ta dùng đơn vị đo diện tích. Một trong những đơn vị đo diện tích thường gặp là xăng-ti-mét vuông.
Xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm
Xăng-ti-mét vuông viết tắt là cm2
Giáo viên phát cho mỗi học sinh 1 hình vuông có cạnh 1cm và yêu cầu học sinh đo cạnh của hình vuông này.
+ Vậy diện tích của hình vuông này là bao nhiêu ?
Giáo viên cho học sinh lặp lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh tự làm bài
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu):
GV gọi HS đọc yêu cầu .
Giáo viên cho học sinh tự làm bài
GV cho HS thi đua sửa bài.
Nhận xét
Bài 3: Tính:
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh tự làm bài
4. Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Hát
- HS so sánh và giải thích.
Học sinh lắng nghe Giáo viên giới thiệu
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
+ Diện tích của hình vuông này là 1 cm2
Cá nhân
HS nêu
Học sinh làm bài
Đọc số
Viết số
Năm xăng-ti-mét vuông
Một trăm hai mươi xăng-ti-mét vuông
Một nghìn năm trăm năm xăng-ti-mét vuông
Mười hai nghìn xăng-ti-mét vuông
5 cm2
120 cm2
1500 cm2
12000 cm2
HS nêu
Học sinh làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Diện tích hình A bằng 6 cm2
Diện tích hình B bằng 6 cm2
Diện tích hình A và hình B bằng nhau.
HS nêu
Học sinh làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
a) 18cm2 + 26cm2 = 44cm2
40cm2 – 17cm2 = 23cm2
b) 6cm2 x 4 = 24cm2
32cm2 : 4 = 8cm2
Tập làm văn : ( Tiết 28 )
KỂ LẠI TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
I/ Mục tiêu :
Bước đầu kể lại được một số nét chính của một trận thi đầu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật ... dựa theo gợi ý (BT1).
II/ Chuẩn bị :
Tranh, ảnh một số cuộc thi đấu thể thao.
Bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ :
Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm bài tập làm văn của học sinh trong kiểm tra giữa kì 2
3.Bài mới :
Giới thiệu bài: Kể lại một trận thi đấu thể thao
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể
* Bài 1:
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý của bài tập.
Bài tập yêu cầu kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao mà các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc trên ti vi, cũng có thể kể một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được nghe tường thuật trên đài phát thanh, nghe qua người khác hoặc đọc trên sách, báo …
Kể dựa theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo sát gợi ý, có thể linh hoạt thay đổi trình tự các gợi ý.
Giáo viên viết lên bảng câu hỏi:
a) Đó là môn thể thao nào ?
b) Em tham gia hay chỉ xem thi đấu ? Em cùng xem với những ai ?
c) Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu ?
d) Buổi thi đấu diễn ra như thế nào ?
đ) Kết quả thi đấu ra sao ?
Giáo viên cho HS kể theo cặp.
Giáo viên cho học sinh thi kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại một trận thi đấu thể thao.
Giáo viên và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi học sinh và mỗi nhóm về lời kể, cách diễn đạt.
4.Nhận xét – Dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Viết về một trận thi đấu thể thao.
Hát
Học sinh đọc
2 học sinh đọc
Học sinh lắng nghe.
Là bóng bàn/cầu lông / bóng đá / đá cầu / chạy ngắn / bắn cung …
Em đã được xem trận đấu cùng với bố / với anh trai ….
Buổi thi đấu được tổ chức ở sân vận động Phan Đình Phùng vào tối thứ bảy tuần trước. Giữa đội bóng A và đội bóng B.
Sau khi trọng tài ra lệnh bắt đầu trận đấu đã trờ nân gây cấn. Cầu thủ mang áo xanh của lớp 3C liên tục phát những quả bóng xoáy, bay rất nhanh nhưng cầu thủ lớp 3A không hề tỏ ra lúng túng. Cầu thủ này di chuyển thoăn thoắt từ trái sang phải, lùi xuống rồi lại tiến đến sát bàn đỡ bóng, đồng thời cũng phát trả lại những quả bóng hiểm hóc.
Cuối cùng chiến thắng đã thuộc về đội bóng 3C, các cổ động viên reo hò không dứt trong niềm vui chiến thắng.
Học sinh kể theo cặp
Học sinh lần lượt kể trước lớp
Tự nhiên và xã hội : ( Tiết 56 )
MẶT TRỜI
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất : Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất.
- HS khá ,giỏi : Nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt Trời.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ: Thú
So sánh và tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa một số loài thú rừng và thú nhà
Tại sao chúng ta cần bảo vệ các loài thú rừng ?
Nhận xét
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Mặt Trời
Hoạt động 1:Thảo luận theo nhóm
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý:
+ Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật ?
+ Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy như thế nào ? Tại sao ?
+ Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.
Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận: Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt .
Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời
Giáo viên cho các nhóm học sinh quan sát phong cảnh xung quanh trường, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý:
+ Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật.
+ Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất ?
Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên lưu ý học sinh về một số tác hại của ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời đối với sức khoẻ và đời sống con người như cảm nắng, cháy rừng tự nhiên vào mùa khô, …
Kết luận: Nhờ có Mặt Trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khoẻ mạnh.
Hoạt động 3: Làm việc với SGK
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 2, 3, 4 trang 111 trong SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.
Giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế hàng ngày:
+ Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì ?
+ Vậy chúng ta sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời vào những công việc gì ?
Hoạt động 4: Củng cố
- giáo viên yêu cầu hs nhắc lại ích lựi của ánh sáng mặt trời?
Giáo viên mở rộng cho học sinh biết về những thành tựu khoa học ngày nay trong việc sử dụng năng lượng của Mặt Trời ( pin Mặt Trời )
4.Nhận xét – Dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu học sinh về nhà vẽ tranh, vẽ một loài cây, một con vật đã quan sát được.
Chuẩn bị bài : Thực hành : Đi thăm thiên nhiên.
Hát
- HS trả lời.
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.
+ Ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật là nhờ có ánh sáng Mặt Trời
+ Khi đi ra ngoài trời nắng, em thấy nóng, khát nước và mệt. Đó là do Mặt Trời toả sức nóng (nhiệt) xuống.
+ Cây để lâu dưới ánh nắng Mặt Trời sẽ chết khô, héo ; ra đường giữa trưa nắng mà không đội mũ thì dễ bị cảm nắng do không chịu được lâu nhiệt của Mặt Trời …
Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát phong cảnh sau đó thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.
+ Cung cấp nhiệt và ánh sáng cho muôn loài ; cho con người và cây cối sinh sống
+ Nếu không có Mặt Trời thì trên Trái Đất không có sự sống.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát và kể với bạn những ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời
+ Phơi quần áo, phơi một số đồ dùng, phơi thóc, rơm rạ, làm nóng nước …
+ Cung cấp ánh sáng để cây quang hợp ; chiếu sáng mọi vật vào ban ngày ; dùng làm điện ; làm muối …
Các học sinh khác nghe và bổ sung.
File đính kèm:
- Giao an lop 3 tuan 28.doc