I. MỤC TIÊU:
- Kiểm tra tập đọc các bài từ tuần 19 đến tuần 26 để lấy điểm.
- Ôn luyện về phép nhân hoá: sử dụng phép nhân hoá trong kể chuyện để làm cho lời kể sinh động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Phiếu ghi sẵn lên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.
- Bảng phụ.
43 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 27 - Trường Tiểu học Cổ Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập theo 4 hàng dọc.
- GV cùng HS hệ thống lại bài
2
- Giáo viên nhận xét giờ học
- Giao bài về nhà: ôn bài thể dục phát triển chung.
1
- Học sinh ôn luyện
Toán
Tiết 139 Diện tích của một hình
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Bước đầu làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích thông qua bài toán so sánh diện tích của các hình.
- Có biểu tượng về diện tích bé hơn, diện tích bằng nhau.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các hình minh hoạ trong sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 hs thực hiện bài về nhà tiết trước.
- 2 học sinh thực hiện
- Nhận xét, cho điểm
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nghe giới thiệu
2. Giới thiệu về diện tích của 1 hình: VD1.
- Giáo viên đưa ra hình tròn hỏi:
- Đây là hình tròn
- Đây là hình gì?
- Đưa HCN hỏi: Đây là hình gì?
- Hình chữ nhật
GV đặt HCN nằm gọn trong hình tròn
- Học sinh quan sát
- Giới thiệu: Ta nói: diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn.
- Đưa ra 1 số cặp hình khác.
- HS quan sát và thực hành so sánh.
VD2:
- GV tiến hành các bước như SGV.
VD3: - Đưa hình P
- Học sinh quan sát hình P
- Diện tích hình P bằng mấy ô vuông?
- 10 ô vuông
- Dùng kéo cắt hình P thành hình M và N
- Nêu số ô vuông trong mỗi hình M và N:
Hình M: 6 ô vuông; hình N: 4 ô vuông.
- Lấy số ô vuông của hình M cộng với số ô vuông cuả hình N ta được mấy ô vuông?
- Được 10 ô vuông
- 10 ô vuông là diện tích hình nào trong các hình P, M, N
- Hình P
Ta nói: Diện tích hình P bằng tổng diện tích hình M và N
3. Luyện tập thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu h/sinh cả lớp quan sát hình
- Quan sát hình trong sách giáo khoa
- GV hướng dẫn yêu cầu HS trả lời miệng.
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọcđề bài
- 1 học sinh đọc
- Học sinh tự làm bài
- Hình P gồm bao nhiêu ô vuông?
- 11 ô vuông
- Hình 2 gồm bao nhiêu ô vuông?
- 10 ô vuông
So sánh SP với S2?
- 11> 10 vậy SP > S2
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- So sánh SA và SB.
- Học sinh nêu kết quả phỏng đoán
- Hướng dẫn học sinh so sánh
- Học sinh so sánh rút ra kết luận
SA = SB
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Giao bài về nhà.
Thứ năm ngày tháng năm
Luyện từ và câu
Nhân hoá- Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi:
Để làm gì?
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục học về nhân hoá.
- Ôn tập về cách đặt và trả lời câu hỏi: để làm gì?
- Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2,3.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A Kiểm tra bài cũ:
- 2 HShực hiện bài về nhà tiết trước.
- 2 học sinh thực hiện yêu cầu
- GV nhận xét, chữa bài.
B Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài
- Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi
- Yêu cầu học sinh đọc 2 đoạn thơ
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi
- Trong các câu thơ vừa đọc, cây cối và sự vật tự xưng là gì? Cách xưng hô như vậy có tác dụng gì?
- Bèo lục bình xưng là tôi, xe lu tự xưng là tớ.
Cách xưng hô đó cho ta thấy bèo lục bình và xe lu như những người bạn đang nói chuyện với chúng ta.
Bài 2:
Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
1 học sinh đọc trước lớp, lớp theo dõi sách giáo khoa.
- Giáo viên gọi 1 học sinh khác đọc các câu văn trong bài tập.
- 1 học sinh đọc. Lớp theo dõi
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, làm bài.
- 3 hs gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi: để làm gì? trong 3 câu
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét. Chốt lời giải đúng.
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đề bài
- Học sinh đọc
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu đặt dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào vị trí thích hợp trong câu.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- 1 học sinh làm bảng, lớp làm nháp
- Nhận xét, cho điểm.
- Học sinh nhận xét.
C Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Tập làm văn
Kể lại một trận thi đấu thể thao
viết lại một tin thể thao
I. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng nói: kể lại một cách tự nhiên, rõ ràng một trận thi đấu thể thao đã được xem hoặc được nghe tường thuật theo gợi ý của SGK.
- Rèn kĩ năng viết: Viết lại được một tin thể thao mới được đọc trên báo (hoặc được xem, được nghe...) viết gọn đủ thông tin.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ý của bài tập 1.
- GV + hs: sưu tầm các tin thể thao qua đài, báo, truyền hình.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 học sinh làm bài tiết trước
- 2 học sinh thực hiện
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
- Nghe giới thiệu
2. Dạy- học bài mới
Bài 1: Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài.
- 1 học sinh đọc
- Gọi 1 học sinh đọc gợi ý của bài
- 1 học sinh đọc
- Trận đấu đó là môn thể thao nào?
- Là bóng bàn/ cầu lông/ bóng đá/ đá cầu/ chạy ngắn/ bắn cung...
- Em đã tham gia hay chỉ xem thi đấu? em cùng xem với ai?
- Học sinh nêu
- Trận thi đấu được tổ chức ở đâu? khi nào? giữa đội nào với đội nào?
- Học sinh nêu
- Diễn biến của cuộc thi đấu như thế nào? Các cổ động viên đã cổ vũ ra sao?
- 3 đến 4 học sinh nêu
- Kết quả cuộc thi đấu ra sao?
- Học sinh nêu
* Yêu cầu thảo luận nhóm đối.
- Học sinh làm việc theo cặp.
- 4 đến 5 học sinh nói trước lớp. Nhận xét, chỉnh lỗi cho nhau.
Bài 2:
Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi.
- Gọi đọc các tin thể thao sưu tầm.
- 3 đến 5 học sinh đọc.
- Hướng dẫn: khi viết các tin thể thao em cần viết trung thực ngắn gọn.
- Nghe hướng dẫn và viết vở
- 3 đến 5 học sinh đọc bài trước lớp.
- Học sinh nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực.
- Về chuẩn bị bài sau.
Toán
Đơn vị đo diện tích. Xăng ti mét
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết 1 cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm.
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo cm2.
- Hiểu được số đo diện tích của 1 hình theo cm2 chính là số ô vuông 1 cm2 có trong hình đó.
II. Đồ dùng dạy - học:
Hình vuông có cạnh 1cm cho từng học sinh.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra bài luyện tập thêm của tiết 139.
- Học sinh lên bảng làm bài. Lớp theo dõi nhận xét.
Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài
- Nghe giới thiệu
2. Giới thiệu cm2.
- 1cm2 là diện tích 1 hình vuông có cạnh dài 1cm.
- cm2 viết tắt là cm2
- Phát cho mỗi học sinh 1 hình vuông có cạnh 1cm.
- Học sinh đo cạnh và báo cáo: dài 1cm.
- Vậy diện tích hình vuông này là bao nhiêu.
- Là 1cm2
2. Luyện tập, thực hành.
Bài 1:
- Bài tập 1 yêu cầu gì?
- Viết các số đo diện tích theo cm2
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Học sinh làm bài vào vở. Học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra.
- Gọi 5 học sinh đọc, 5 học sinh viết.
- Học sinh thực hiện
Bài 2:HD hs làm miệng
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-HS nêu.
- Hướng dẫn cách thực hiện
- Học sinh làm bài
- Học sinh nhận xét
- Nhận xét, cho điểm
Bài 4:
- Yêu cầu học sinh làm bài
- 1 học sinh làm bảng, lớp làm nháp.
- Nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Chính tả
Cùng vui chơi
I. Mục tiêu:
- Nhớ và viết lại chính xác ba khổ thơi cuối bài cùng vui chơi.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc dấu hỏi, dấu ngã.
II. Chuẩn bị:
Chép sẵn bài tập chính tả lên bảng.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 1 học sinh đọc, 2 học sinh viết bảng lớp. Lớp viết nháp.
- Học sinh đọc và viết: thiếu niên, nai nịt, khăn lụa, thắt lỏng.
- Nhận xét- cho điểm
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung bài viết.
Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng 3 khổ thơ 2, 3, 4.
- 2 học sinh đọc
- Theo em vì sao “Chơi vui học càng vui” ?
- Vì chơi vui làm cho bớt mệt, nhọc, tăng thêm tình đoàn kết như vậy sẽ học tốt hơn.
b. Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết.
- Học sinh nêu: quả cầu, quanh quanh, lộn xuống, khoẻ người.
- Yêu cầu hs viết các từ vừa tìm
- 2 hs viết bảng, lớp viết bảng con.
- Nhận xét, sửa lỗi.
c. Hướng dẫn cách trình bày.
- Đoạn thơ có mấy khổ thơ trình bày như thế nào cho đẹp?
- 3 khổ thơ. Giữa mỗi khổ thơ để cách 1 dòng.
- Các dòng thơ trình bày ntn?
- HS nêu
d. Viết chính tả
- Học sinh tự nhớ và viết
e. Soát lỗi.
g. Chấm bài
Giáo viên chấm 5-7 bài chấm.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a:
Gọi học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- 1 học sinh làm bảng, lớp làm nháp
- Nhận xét.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
- Học sinh làm vở
D. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của hs.
- Chuẩn bị bài sau.
Thể dục
Ôn bài thể dục với hoa hoặc với cờ
Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức
I. Mục tiêu:
- Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện được các động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu biết tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm- phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ, an toàn.
- Phương tiện: Kẻ sân chơi trò chơi, mỗi học sinh 2 hoa hoặc 2 cờ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Phần
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
Số lần
Tgian
Mở đầu
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
1- 2
- Theo 4 hàng dọc
- Khởi động các khớp
- Theo đội hình vòng tròn
- Chơi trò chơi “ Kết bạn”
2
- Học sinh chơi
- Chạy 1 vòng quanh sân
- Theo 1 hàng dọc
Cơ
bản
* Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ.
10-12’
- Tập theo đội hình đồng diễn thể dục.
- Lần 1: Gv điều khiển lớp tập theo đội hình 2 vòng tròn đồng tâm.
- Các tổ luyện tập ở các khu vực đã quy định.
- Mỗi tổ lên thực hiện 4-5 động tác.
* Chơi trò chơi: Nhảy ô tiếp sức
- Nêu lại cách chơi, luật chơi
* Chơi trò chơi: Hoàng Anh – Hoàng Yến
7- 8
- 1 học sinh nêu lại cách chơi, luật chơi.
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, công bố đội thắng cuộc.
Kết
thúc
- Đi lại, thả lỏng, hít thở sâu.
1-2’
- Học sinh luyện tập theo 4 hàng dọc.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
- Giáo viên nhận xét giờ học
- Giao bài về nhà:
File đính kèm:
- Tuan27.DCS .doc