Giáo án Lớp 3 Tuần 27 - Phan Thị Kiều Hoa

I. Mục tiêu

 - Kiểm tra đọc (lấy điểm): Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu giữa các cụm từ)

 - Kết hợp kiểm tra đọc hiểu: HS trả lời được 2 câu hỏi về nội dung bài.

 - Ôn luyện phép nhân hoá: Sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động.

II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26

III. Các Hoạt động dạy học:

 1. GTB.

 2. Kiểm tra tập đọc(6-7 em)

 - Cho HS lên bảng gắp thăm

 - HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài học.

 - Cho điểm từng học sinh.

 3. Ôn luyện về phép nhân hoá:

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 27 - Phan Thị Kiều Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tra giữa kì II (tiết 7) I. Mục tiêu - Kiểm tra học thuộc lòng - Củng cố và mở rộng vốn từ qua ô chữ II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi sẵn các bài HTL III. Các hoạt động dạy học: 1. GTB( 1’) 2. Kiểm tra học thuộc lòng ( 17’) ( Kiểm tra số HS còn lại) - Từng HS lên bốc thăm, chuẩn bị 1’. - HS đọc thuộc lòng cả bài hoặc khổ thơ theo phiếu chỉ định rồi trả lời câu hỏi. - GV cho điểm . 3. Bài tập 2: Giải ô chữ: - GV chia lớp thành 4 nhóm. Phát mỗi nhóm 1 bảng từ như SGK. Các nhóm thảo luận - Mỗi từ tìm đúng: 10 điểm, sai trừ: 5 điểm - Tìm đúng từ ô chữ in màu: 20 điểm - Nhóm xong đầu được cộng 1 hoặc2 hoặc 3 điểm. - Thời gian thảo luận nhóm là 10 phút. - Hết thời gian các nhóm dán bài lên bảng. - Mỗi nhóm đọc từ trong ô, GV kết hợp hỏi nghĩa của từ Dòng1 : Phá cỗ Dòng2 : Nhạc sĩ Dòng3 : Pháo hoa Dòng4 : Mặt trăng Dòng5 : Tham quan Dòng6 : Chơi đàn Dòng7 : Tiến sĩ Dòng8 : Bé nhỏ Từ mới xuất hiện: Phát minh - HS Đọc từ mới xuất hiện. 4. Củng cố dặn dò: - Hệ thống lại kiến thức đã học. - Giáo viên nhận xét giờ học. ___________________________________ Thủ công Đ27 Làm lọ hoa gắn tường( T3) I. Mục tiêu: - HS biết vận dụng kĩ năng cắt dán để làm lọ hoa gắn tường. - HS làm lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật - Hứng thú với giờ học làm đồ chơi. II. Chuẩn bị: Kéo giấy thủ công, tranh qui trình. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ( 2/): Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. B. Dạy bài mới(33 phút) 1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học. 2. Thực hành làm lọ hoa gắn tường: - GV yêu cầu HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường. - GV nhận xét, sử dụng tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường để hệ thống lại các bước: + Bước 1: Gấp phần giấy để làm đế lọ hoa và gấp các nếp cách đều. + Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa. + Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường. - HS nhắc lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường. - GV tổ chức cho HS thực hành làm lọ hoa gắn tường. - GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. - GV nhắc nhở HS vẽ các cành, lá, bông hoa để trang trí lọ hoa gắn trường. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS, tuyên dương những em có sản phẩm đẹp, có nhiều sáng tạo. 3. Củng cố,dặn dò:(1 phút) - GV hệ thống kiến thức. - Nhận xét giờ. Dặn dò HS. ________________________________ Chính tảĐ54 Kiểm tra đọc ( Đọc hiểu, Luyện từ và câu) I/ Yêu cầu: - Đọc thầm bài: “Suối” và trả lời đúng 5 câu hỏi trong bài. - Rèn luyện cách trả lời câu hỏi, trình bày bài sạch, đẹp. II/ Lên lớp: 1,Tổ chức lớp: ( 1’) 2, Kiểm tra: ( 35’). - Giáo viên phát giấy kiểm tra cho HS làm bài. A. Đọc thầm: Suối. B. Dựa vào nội dung bài thơ, chọn câu trả lời đúng. 1. Suối do đâu mà thành? a) Do sông tạo thành. b) Do biển tạo thành. c) Do mưa và các nguồn nước trên rừng núi tạo thành. 2. Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào? “Suối gặp bạn, hoá thành sông Sông gặp bạn, hoá mênh mông biển ngời”. a, Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển b, Suối và sông là bạn của nhau. c, Suối, sông và biển là bạn của nhau. 3. Trong câu: “Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây” sự vật nào đợc nhân hoá? a. Mây b. Mưa bụi c. Bụi 4. Trong khổ thơ hai, những sự vật nào được nhân hoá? a. Suối, sông. b. Sông, biển. c. Suối, biển. 5. Trong khổ thơ ba, suối được nhân hoá bằng cách nào? a. Tả suối bằng những từ ngữ chỉ người, chỉ hoạt động, đặc điểm của người. b. Nói với suối như nói với người. c. Bằng cả hai cách trên. 3. Củng cố – dăn dò: ( 1’) - Thu bài chấm. - Tiếp tục ôn tập, chuẩn bị kiểm tra chính tả - tập làm văn. *) Biểu điểm: Mỗi câu đúng cho 2 điểm. Câu 1: ý c Câu 2: ý a Câu 3: ý b Câu 4: ý a Câu 5: ý b ______________________________________________________________________- Thứ sáu ngày 21 tháng 3 năm 2008 Toán Đ135 Số 100 000- luyện tập. I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết số 100 000 ( 1 trăm nghìn- 1 chục vạn) - Nêu được số liền trớc, liền sau của 1 số có 5 chữ số. - Củng cố về thứ tự số trong 1 nhóm các số có 5 chữ số. - Nhận biết được số 100 000 là số liền sau 99 999 II. Đồ dùng dạy học: Các thẻ ghi số 10 000 III. Các hoạt động dạy học. A. Bài cũ: (4’) 1 HS lên bảng làm bài tập 4. Nhận xét. B. Bài mới: ( 31’) 1. GTB 2. Giới thiệu số 100 000: - GV yêu cầu HS lấy 8 thẻ 10 000 và hỏi: + Có mấy chục nghìn?(Tám chục nghìn) + Thêm 1 thẻ, có mấy chục nghìn?- có 9 chục nghìn - GV yêu cầu HS thêm 1 thẻ nữa và hỏi: + Chín chục nghìn thêm 1chục nghìn là mấy nghìn (Là mười chục nghìn) + Số mười chục nghìn gồm mấy chữ số? Là những số nào? - GV: Mười chục nghìn gọi là 1 trăm nghìn 3. Luyện tập: Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV yêu cầu HS đọc dãy số a. Hỏi: + Số liền sau hơn số liền trước bao nhiêu đơn vị + Số nào đứng sau số 20 000? - HS tự làm bài vào vở, GV nhận xét, cả lớp đọc - Tương tự như vậy với ý b, c, d Bài 2: - HS đọc bài. GV hỏi: + BT Y/c ta làm gì? + Vạch đầu tiên trên tia số biểu diễn số nào? + Trên tia số có tất cả bao nhiêu vạch? + Vạch cuối cùng biểu diễn số nào? - HS tự làm. - HS đọc các số trên tia số Bài 3: - HS đọc bài. GV hỏi: + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? + Hãy nêu cách tìm số liền trước của 1 số + Hãy nêu cách tìm số liền sau của 1 số - GV yêu cầu HS làm, chữa bài và cho điểm. Bài 4: HS đọc đề, tự tóm tắt và giải vào vở. Tóm tắt: Có : 7000 chỗ Đã ngồi : 5000 chỗ Chưa ngồi :...........chỗ? - GV chữa bài và cho điểm HS. 4, Củng cố dặn dò: - Hệ thống lại kiến thức đã học. - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. _____________________________________ Tự nhiên xã hộiĐ54 Thú I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát. ( HĐ1) - Nêu ích lợi của các loại thú nhà. (HĐ2) - Vẽ và tô màu 1 loài thú nhà mà HS ưa thích.( HĐ3) II. Đồ dùng dạy học: Các hình SGK 104, 105- Su tầm tranh, ảnh loài thú nhà. III. Các hoạt động dạy học: Bài cũ: ( 4’) - Nêu những đặc điểm chung của loài chim? - Chim có ích lợi gì? Nêu những việc làm để bảo vệ loài chim. B. Bài mới: ( 31’) 1. GTB 2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận * Bước 1: Làm việc theo nhóm: - HS quan sát các loài thú nhà SGK trang 104, 105. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luậncác câu hỏi gợi ý trong SGK. - GV nhắc các nhóm trưởng yêu cầu các bạn khi mô tả con vật nào thì chỉ vào hình và nói rõ tên từng bộ phận cơ thể của con vật đó. * B2: Làm việc cả lớp: - Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về 1 con, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV yêu cầu HS liệt kê những đặc điểm chung của thú. * Kết luận: Những động vật có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. 3. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp - GV đặt vấn đề cho cả lớp thảo luận: + Nêu lợi ích của các loài thú nhà như lợn, trâu, bò, chó, mèo, … + Nhà em nào có nuôi 1 vài thú nhà? Em có thích tham gia chăm sóc hay chăn thả chúng không? Em thường cho chúng ăn gì? - GV kết luận. 4. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS lấy giấy và bút màu để vẽ con thú mà em ưa thích. - HS thực hành vẽ. GV quan sát, giúp đỡ HS. - Từng cá nhân dán từng bài trước lớp. 1 số HS lên giới thiệu về bức tranh của mình. - - GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá bức tranh. 5, Củng cố dặn dò: - Hệ thống lại kiến thức đã học. - Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn dò HS. _________________________________ Tập làm vănĐ27 Kiểm tra viết( Chính tả - Tập làm văn) I. Yêu cầu: - Nhớ viết chính xác bài: Em vẽ Bác Hồ.(Từ đầu đến....đỏ thắm). - Viết được một đoạn văn ngắn( từ 7 đến 10 câu) kể về một anh hùng chống ngoại xâm. II. Nội dung kiểm tra: 1, Tổ chức lớp: ( 1’) 2, Kiểm tra: ( 35’). A. Chính tả- Nhớ viết: Em vẽ Bác Hồ.(Từ đầu đến.... Khăn quàng đỏ thắm). - GV đọc bài chính tả. - 2 HS đọc lại - HS nhớ, viết bài vào giấy kiểm tra. B. Tập làm văn: - GV chép đề lên bảng, HS chép vào giấy kiểm tra. - 2 HS đọc lại đề bài. - GV nhắc HS nắm chắc yêu cầu của đề bài. HS làm bài vào giấy kiểm tra. - GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS. Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết. 3, Củng cố – dăn dò: - Thu bài chấm. - Chuẩn bị bài sau: Cuộc chạy đua trong rừng. *) Cách đánh giá và biểu điểm: - Chính tả: 5 điểm. Viết đúng bài chính tả, không sai quá 5 lỗi.(Sai mỗi lỗi trừ 0,5 điểm). - Tập làm văn : 5 điểm. Viết thành đoạn văn, có chấm câu, viết rõ ràng, đủ ý. _______________________________ Thể dục Đ 54 Ôn bài thể dục với hoa hoặc cờ. Trò chơi “Hoàng anh - Hoàng yến”. I. Mục tiêu: - Ôn bài thể dục phát triển chung 8 động tác với hoa hoặc cờ. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện động tác tương đối chính xác. Riêng em Giang thực hiện với yêu cầu thấp hơn. - Chơi trò chơi "Hoàng Anh - Hoàng yến " yêu cầu biết tham gia chơi và chơi tương đối chủ động, nhanh nhẹn. Em Giang chỉ cần biết cách chơi. II. Địa điểm, phương tiện: Sân trường vệ sinh sạch sẽ. Còi, kẻ vạch trò chơi III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1, Phần mở đầu: (5') - Tập hợp báo cáo. - Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. - Tập khởi động các khớp. - Trò chơi “Làm theo hiệu lệnh” 2, Phần cơ bản (20/) - Ôn bài thể dục phát triển chung 8 động tácvới hoa. Cán sự điều khiển. + Ôn chung cả lớp 2 lần x 8 nhịp 8 động tác. + Chia nhóm luyện tập. + Biểu diễn giữa các nhóm 1 lần 2 x 8 nhịp. - Trò chơi "Hoàng anh - Hoàng yến" + GV nêu tên trò chơi và yêu cầu chơi. + HS nhắc lại cách chơi. + HS chơi thử sau đó chơi chính thức. + GV nhắc nhở HS chơi hợp lí, không gây ồn. 3, Phần kết thúc (5/) - Vừa đi vừa hít thở sâu. - Hệ thống bài. Nhận xét giờ học - Dặn: Về nhà ôn bài thể dục phát triển chung. *********************************************************************** Phần kí duyệt của giám hiệu

File đính kèm:

  • docldfahojweopkadihfiouaƯPFJAKSLDA (10).doc
Giáo án liên quan