Giáo án Lớp 3 Tuần 27 - Nguyễn Thị Hạnh

A/ Mục tiêu: - KT lấy điểm tập đọc: HS đọc thông thạo các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - 26 (phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ /phút biết ngừng nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ ). Kết hợp kiểm tra kỉ năng đọc hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

 - Ôn về phép nhân hóa: Tập sử dụng phép nhân hóa để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động.

 B/ Chuẩn bị: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 - 26.

 - 6 bức tranh minh họa truyện kể bài tập 2 SGK.

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 27 - Nguyễn Thị Hạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùm các bài: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử, Rước đèn ông sao kết hợp trả lời các câu hỏi sau mỗi bài đọc. - Theo dõi giúp đỡ những HS yếu. - Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp. + Mời 3 nhóm mỗi nhóm 4 HS thi đọc nối tiếp 4 đoạn trong bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử. + Mời 1 số HS thi đọc bài Rước đèn ông sao và TLCH: ? Nội dung đoạn 1 tả những gì? ? Chiếc đèn ông sao của Tâm có gì đẹp? ? Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui ? - Nhận xét, tuyên dương những cá nhân và nhóm thể hiện tốt nhất. 2. Dặn dò: Về nhà luyện đọc thêm. - HS luyện đọc theo nhóm. - 3 nhóm thi đọc trước lớp. - Thi đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. - Cả lớp theo dõi, bình chọn những bạn và nhóm đọc tốt nhất. ------------------------------------------------------- Rèn chữ A/ Yêu cầu: - HS nghe và viết chính xác đoạn 2 bài Rước đèn ông sao. - Rèn cho HS kĩ năng viết đúng chính tả và trình bày bài viết sạch đẹp. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Hướng dẫn HS nghe - viết: - Đọc đoạn 2 bài Rước đèn ông sao. - Gọi 2HS đọc lại. - Yêu cầu đọc thầm lại đoạn văn và trả lời câu hỏi: + Đoạn văn nói điều gì ? + Những chữ nào trong đoạn viết hoa ? - Yêu cầu HS tập viết trên bảng con những từ dễ lẫn và ghi nhớ chính tả. * Đọc cho HS viết bài vào vở. * Chấm vở một số em, nhận xét chữa lỗi phổ biến. * Dặn dò: Về nhà viết lại cho đúng những chữ đã viết sai, viết mỗi chữ 1 dòng. - Nghe GV đọc bài. - 2 em đọc lại. - Cả lớp đọc thầm và trả lời: + Tả chiếc đèn ông sao của bạn Hà. + Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu và tên riêng. - Tập viết các từ dễ lẫn. - Nghe - viết bài vào vở. - Lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm. ===================================================== Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2007 Ngày soạn: 28/3/2007 Ngày giảng: 30/3/2007 Buổi sáng Anh văn: GV bộ môn dạy ---------------------------------------------- Toán: Số 100 000 - Luyện tập A/ Mục tiêu : - Học sinh nhận biết về số 100 000 (Một trăm nghìn ) - Củng cố về cách đọc, viết các số có 5 chữ số. Củng cố về thứ tự các số có 5 chữ số. Nhận biết được số liền sau số 99 999 là số 100 000. - Giáo dục HS thích học toán. B/ Chuẩn bị : Mười tấm bìa mỗi tấm viết số 10 000 C/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ: - Gọi 2 em lên bảng viết các số : 53 4000 ; 23 000 ; 56 010 ; 90 009. - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * Giới thiệu số 100 000: - Gắn 7 tấm bìa có ghi số 10 000 lên bảng. + Có mấy chục nghìn ? - Lấy thêm một tấm xếp thêm vào nhóm 7 tấm và hỏi tất cả có mấy chục nghìn ? - Thêm một tấm ghi số 10 000 vào nhóm 8 tấm lại hỏi tất cả có mấy chục nghìn ? - Thêm một tấm 10 000 vào nhóm 9 tấm lại hỏi tất cả có mấy chục nghìn nghìn ? - Giới thiệu số 100 000: Mười chục nghìn còn gọi là một trăm nghìn viết là: 100 000. - Gọi vài em chỉ vào số 100 000 và đọc lại + Số 100 000 là số có mấy chữ số. c) Luyện tập: Bài 1: - Gọi một em nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS nêu quy luật của dãy số rồi điền tiếp các số thích hợp vào chỗ chấm. - Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài. - Gọi 3HS lên bảng chữa bài. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - Cho HS quan sát tia số để tìm ra quy luật thứ tự các số trên tia số. - Yêu cầu học sinh làm vào vở. - Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở để KT - Mời 1HS lên bảng chữa bài. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 3: - Gọi học sinh nêu bài tập. - Hướng dẫn HS phân tích bài toán. - Yêu cầu học sinh làm vào vở. - chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. d) Củng cố - dặn dò - Gọi 1HS lên bảng viết số 100 000. - 2 em lên bảng làm bài. - Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn. - Lớp theo dõi giới thiệu bài. - Lớp quan sát lên bảng và trả lời: - Có 7 chục nghìn. - 7 chục nghìn thêm 10 000 bằng 8 chục nghìn. - 8 chục nghìn thêm 10 000 bằng 9 chục nghìn. - 9 chục nghìn thêm 10 000 bằng 10 chục nghìn. - Nhắc lại cách viết và cách đọc số 100 000 - Một em nêu yêu cầu của bài tập. - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - 3HS lên bảng chữa bài, lớp bổ sung. a) 10000 ; 20000 ; 30000 ; ... ; 100000 b) 10000 ; 11000 ; 12000 ; 13000 ;14000 ; ... c) 18000 ; 18100 ; 18200 ; 18300 ;18400 ; ... - Một em nêu yêu cầu của bài tập. - Cả lớp tự làm bài vào vơ.û - Một em lên bảng điền vào tia số, lớp bổ sung 40000 50000 60000 70000 80000 90 000 100000 - Đổi chéo vở chấm bài kết hợp tự sửa bài. - Một em đọc bài toán. - Cùng GV phân tích bài toán. - Cả lớp cùng thực hiện vào vở. - Một em lên bảng chữa bài, lớp bổ sung: Giải: Số chỗ chưa có người ngồi là: 7000 – 5000 = 2000 ( chỗ ) Đ/S: 2000 chỗ ngồi Buổi chiều Âm nhạc: Học hát bài: Tiếng hát bạn bè mình Lê Hoàng Minh A/ Mục tiêu: - HS biết bài hát “Tiếng hát bạn bè mình“, hát có tính chất vui, sinh động dùng để hát tập thể. - Hát đúng giai điệu và lời ca. Hát đồng đều, hòa giọng, nhẹ nhàng. - Giáo dục lòng yêu hòa bình, yêu thương mọi người. B/ Chuẩn bị: - GV: Hát đúng chính xác bài Tiếng hát bạn bè mình. Các nhạc cụ quen dùng. - Học sinh: các đồ dùng liên quan tiết học. C/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài hát “ Chị ong nâu và em bé “ - Nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * Hoạt động 1: Dạy bài hát - Cho học sinh nghe băng nhạc bài hát. - Cho học sinh đọc đồng thanh lời bài hát. - Dạy hát từng câu theo lối móc xích. - Hướng dẫn tập theo nhóm sau đó hát lại cả lớp vài lần. - Tập hát theo hình thức phối hợp đơn ca, tốp ca. - Lắng nghe sửa những chỗ học sinh hát sai. * Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. - Hướng dẫn HS vừa hát vừa vỗ tay theo phách. Trong không gian bay bay một hành tinh thân ái x x xx x x xx - Yêu cầu vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca. Trong không gian bay bay một hành tinh thân ái x x x x x x x x x x - Yêu cầu lớp đứng dậy hát và nhún chân nhẹ nhàng. d) Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát 1 lần kết hợp vỗ tay theo phách. - Về nhà tập hát nhiều lần. - Ba em lên bảng hát bài “ Chị ong nâu và em bé“ - Lớp theo dõi giới thiệu bài. - Lớp lắng nghe bài hát qua băng một lượt. - Cả lớp đọc đồng thanh lời ca. - Hát từng câu theo GV. - Từng bàn hoặc từng nhóm luyện tập. - Cả lớp cùng hát lại bài hát. - Tập hát theo hình thức đơn ca và tốp ca. - Vừa hát vừa vỗ tay theo phách. - Cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca - Lớp cùng đứng lên hát lại bài hát kết hợp nhún chân nhẹ nhàng. - Cả lớp hát lại bài hát. ------------------------------------------------- Tiếng Việt nâng cao A/ Yêu cầu: - Củng cố, nâng cao về biện pháp nhân hóa. - Giáo dục HS chăm học. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động cảu thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn HS làm BT: - Yêu cầu cả lớp làm các BT sau: Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh định nghĩa sau: Nhân hóa là biện pháp gán cho động vật, ... (không phải người) những tình cảm, hoạt động của ..., nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động. Bài 2: Viết một đoạn văn miêu tả cảnh vật (5 - 7 câu), trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa. (Viết xong, gạch dưới các từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa). 2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm, ghi nhớ. - Cả lớp tự làm BT vào vở. - Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung. Nhân hóa là biện pháp gán cho động vật, thực vật, đồ vật ...(không phải người) những tình cảm, hoạt động của người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động. - 5 - 7 em đọc bài viết của mình, cả lớp nhận xét bổ sung. ---------------------------------------------- Hoạt động tập thể A/ Yêu cầu: - HS ôn luyện các động tác về ĐHĐN và các bài hát - múa của Sao nhi đồng. - Chơi trò chơi "Cướp cờ". B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Tổ chức cho HS ôn tập: - Nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu học tập. - Giao nhiệm vụ cho lớp. - Theo dõi, uốn nắn cho các em. * Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Cướp cờ". - Nêu tên trò chơi. - Phổ biến cách chơi và luật chơi. - Cho HS chơi thử 1 - 2 lần rồi cho HS chơi chính thức. - Nhận xét , tuyên dương những em thắng cuộc. * Dặn dò: Về nhà luyện tập thêm. - Lắng nghe, nhận nhiệm vụ. - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn ôn tập các động tác về đội hình đội ngũ: tập hợp hàng ngang, hàng dọc, giãn cách hàng ngang - hàng dọc. Sau đó ôn các bài múa: Bông hồng tặng mẹ và cô ; Hành khúc Đội TNTPHCM : Chúng em là mầm non tương lai ... - Ôn về chủ đề và các ngày lễ trong năm. - Cả lớp tham gia chơi trò chơi. ======================================================

File đính kèm:

  • docTUAÀN 27.doc
Giáo án liên quan