- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút); trả lời được một câu hỏi về nội dung đọc
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (SGK); biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động;
+ HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát (tốc độ trên 65 tiếng/phút); kể được toàn bộ câu chuyện.
26 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3247 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 27 Năm 2013- 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục:
- Kĩ năng tự trọng:
- Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định ra quyết định
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
HS: Vở bài tập đạo đức 3
GV: Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư, … để chơi đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ:
-Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ?
-Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?
- Nhận xét bài cũ.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài ghi tựa.
Hoạt động 1:Nhận xét hành vi
* Mục tiêu: Học sinh rèn kỹ năng nhận xét những hành vi liên quan đến tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
* Cách tiến hành:
Bài tập 4: Yêu cầu HS thảo luận theo các tình huống ở BT4 trang 40.
- Theo từng nội dung, đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luận của mình trước lớp; các học sinh khác có thể bổ sung hoặc nêu ý kiến khác.
- Giáo viên kết luận về từng nội dung:
Tình huống a: Sai
Tình huống b: Đúng
Tình huống c: Sai
Tình huống d: Đúng
Hoạt động 2: Đóng vai
* Mục tiêu: Học sinh có kĩ năng thực hiện một số hành động thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
* Cách tiến hành
- Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thực hiện trò chơi đóng vai theo 2 tình huống, trong đó, một nửasố nhóm theo tình huống 1, nửa còn lại theo tình huống 2 ở BT5 trang41.
- Theo từng tình huống, một số nhóm trình bày trò chơi đóng vai theo cách của mình trước lớp.
Nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Giáo viên kết luận:
Tình huống 1 : Khi bạn quay về lớp thì hỏi mượn chứ không tự ý lấy đọc.
Tình huống 2: Khuyên ngăn các bạn không được làm hỏng mũ của người khác và nhặt mũ trả lại cho Thịnh.
-Khen ngợi các nhóm đã thực hiện tốt trò trơi đóng vai và khuyến khích các em thực hiện việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Kết luận chung: Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ không ai được xâm phạm. Tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là việc không nên làm.
4/ Củng cố, dặn dò:
- Hỏi theo nội dung bài học.
- Thực hiện việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Dặn dị: Sưu tầm những tấm gương, mẩu chuyện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Chuẩn bị bài: tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Nhận xét tiết học.
- Hát
- 2 học sinh lên bảng trả lời. Học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- Hoạt động theo cặp.
Từng cặp học sinh thảo luận để nhận xét xem hành vi nào đúng, hành vi nào sai.
- Đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luận của mình trước lớp; các học sinh khác bổ sung hoặc nêu ý kiến khác.
- Học sinh lắng nghe.
- Hoạt động nhóm. Các nhóm học sinh thảo luận, thực hiện trò chơi đóng vai.
- Một số nhóm trình bày trò chơi đóng vai theo cách của mình trước lớp. Nhóm khác nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
Thứ sáu ngày 21 tháng 03 năm 2014
Tập làm văn
Tiết 27: Kiểm tra môn Tiếng Việt ( Phần viết)
…………………………………………………………………………..
Toán
Tiết 135: SỐ 100 000 – LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Biết số100 000
- Biết cách đọc, viết và thứ tự các số có năm chữ số.
- Biết số liền sau của số 99 999 là số 100 000.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3 (dòng 1, 2, 3), Bài 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV+HS: Các thẻ ghi số 10000 ( đủ dùng cho GV và HS ).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định :
2.Kiểm tra:
-GV kiểm tra bài tập luyện tập thêm của tiết 135.
-GV nhận xét và cho điểm
3.Dạy và học bài mới :
* Giới thiệu bài, GV ghi tựa bài .
Hoạt động 1: Giới thiệu số 10000
-GV yêu cầu HS lấy 8 thẻ ghi số 10000 mỗi thẻ biểu diễn 10000 đồng thời cũng gắn 8 thẻ như thế.
-GV hỏi: có mấy nghìn?
-GV yêu cầu HS lấy tiếp 1 thẻ ghi 10000 nữa đặt bên cạnh 8 thẻ số lúc trước đồng thời cũng gắn 1 thẻ số trên bảng .
-GV hỏi: 8 chục nghìn thêm 1chục nghìn nữa là có mấy nghìn ?
-GV yêu cầu HS lấy tiếp 1 thẻ ghi 10000 nữa đặt bên cạnh 9 thẻ số lúc trước đồng thời cũng gắn 1 thẻ số trên bảng .
-GV hỏi: 9 chục nghìn thêm 1 chục nghìn nữa là có mấy nghìn ?
-Chín chục nghìn thêm một chục nghìn nữa là một trăm nghìn. Để biểu diễn số một trăm nghìn người ta viết 100000 (GV viết bảng)
-GV hỏi: Số một trăm nghìn gồm mấy chữ số ? là những chữ số nào ?
-GV nêu: một trăm nghìn còn gọi là 1chục vạn.
Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành
Bài 1 :
-GV gọi HS đọc yêu cầu của bài .
-GV yêu cầu HS đọc dãy số a.
-Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số trong dãy số này bằng số đứng liền trước thêm bao nhiêu đơn vị ?
-Vậy số nào đứng sau 20000 ?
-Yêu cầu HS điền tiếp vào dãy số sau đó đọc dãy số của mình
-GV nhận xét cho HS cả lớp đồng thanh đọc dãy số trên, sau đó yêu cầu tự làm các phần b, c, d .
-GV chữa bài và cho điểm
Bài 2:
-GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Vạch đầu tiên trên tia số biểu diễn là số nào ?
-Trên tia số có bao nhiêu vạch
-Vạch cuối cùng biểu diễn số nào ?
-Vậy 2 vạch biểu diễn hai số liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
-GV yêu cầu HS tự làm bài .
-GV yêu cầu HS đọc các số ghi trên tia số
Bài 3:
-Gv yêu cầu 1 HS đọc đề bài
-Hãy nêu cách tìm số liền trước của một số ?
-Hãy nêu cách tìm số liền sau của một số ?
-Gv yêu cầu HS tự làm bài .
-GV chữa bài
-Hỏi: số liền sau của 99999 là số nào ?
-GV: số 100000 là số nhỏ nhất có 6 chữ số, nó đứng liền sau số có năm chữ số lớn nhất 99999
Bài 4 :
-GV : yêu cầu HS đọc đề bài .
-Yêu cầu HS tự làm bài .
4
.Củng cố – Dặn dò :
-Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau
-Hát
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 bài.
-Theo dõi GV giới thiệu .
-HS thực hiện thao tác theo yêu cầu.
-Có 8 chục nghìn.
-HS thực hiện thao tác
-Có 9 chục nghìn
-HS thực hiện thao tác
-1trăm nghìn.
-Nhìn bảng đọc 100000
-Số một trăm gồm 6 chữ số, chữ số 1 đứng đầu và 5 chữ số 0 đứng tiếp sau
-Thực hiện yêu cầu.
-HS đọc thầm.
-Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số trong dãy số này bằng số đứng liền trước thêm mười nghìn (1 chục nghìn)
-Số 30000
-1 HS lên bảng viết số, HS cả lớp làm bài vào VBT: 10000, 20000, 30000, 40000, 50000, 60000 , 70000, 80000, 90000,100000.
-HS đọc đồng thanh.
-Trả lời.
-Số 40000
-Có tất cả 7 vạch
-Số 100000
Hơn kém nhau 10000
-1HS lên bảng viết số trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài tập vào VBT
-HS đọc.
-Thực hiện yêu cầu
-Muốn tìm số liền trước của một số ta lấy số đó trư øđi 1 đơn vị
-Muốn tìm số liền sau của một số ta lấy số đó cộng 1 đơn vị
-1HS lên bảng viết số trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài tập vào VBT
-Số 100000 .
- HS đọc yêu cầu.
Bài giải.
Số chỗ chưa có người ngồi là:
7000 – 5000 = 2000 (chỗ ngồi)
Đáp số: 2000 chỗ ngồi.
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 54: THÚ
I-MỤC TIÊU
- Nêu được ích lợi của thú đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.
- HS khá, giỏi:
+ Biết những động vật có lông mao đẻ con,nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.
+ Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng.
*Các KNS cơ bản được giáo dục :
- Kĩ năng kiên định: Xác định giá trị ; xây dựng niềm tin và sự cần thiết trong việc bảo vệ các loại thú rừng.
- Kĩ năng hợp tác : Tìm kiếm các lựa chọn , các cách làm để tuyên truyền, bảo vệ các loại thú rừng ở địa phương.
II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
GV+HS: Các hình trong SGK trang 104, 105.
- Sưu tầm tranh ảnh về các loài thú nhà.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Kiểm tra
- Chỉ và nói tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát?
- Tại sao không nên săn bắt, phá tổ chim?
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
- Nhận xét đánh giá.
2/ Bài mới:
* GTB ghi tựa
Hoạt động 1: QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
* Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phân cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình các loài thú nhà trong SGK trang 104, 105 và các hình sưu tầm được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận. Dưới đây là một số gợi ý:
* Kể tên một số loài thú nhà mà em biết.
* Trong số các con thú nhà đó:
- Con nào có mõm dài, tai vểnh, mắt híp?
- Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm?
- Con nào có thân hình to lớn, có sừng, vai u, chân cao?
- Con nào đẻ con?
- Thú mẹ nuôi thú con bằng gì?
…
- Giáo viên nhắc các nhóm trưởng yêu cầu các bạn khi mô tả các con vật nào thì chỉ vào hình và nói rõ tên từng bộ phận cơ thể của con vật đo.ù
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Tiếp theo, giáo viên yêu cầu học sinh liệt kê những đặc điểm chung của thú.
* Kết luận:
Những động vật có đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.
Hoạt động 2: THẢO LUẬN CẢ LỚP
*Mục tiêu: Nêu được ích lợi của các loài thú nhà.
*Cách tiến hành:
Giáo viên đặt vấn đề cho cả lớp thảo luận:
- Nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà như: Lợn, trâu, bò, chó, mèo, …?
- Ở nhà em nào có nuôi một vài loài thú nhà? Nếu có, em có tham gia chăm sóc hay chăn thả chúng không? Em thường cho chúng ăn gì?
*Kết luận:
- Lợn là vật nuôi chính của nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu dinh dưỡng cho con người. Phân lợn dùng để bón ruộng.
- Trâu, bò được dùng để kéo cày, kéo xe,… Phân trâu, bò được dùng để bón ruộng.
- Bò còn được nuôi để lấy thịt, lấy sữa. Các sản phẩm của sữa bò như : bơ, pho-mát cùng với thịt bò là món ăn ngon và bổ, cung cấp các chất đạm, chất béo cho cơ thể con người.
3/Củng cố, dặn dò
- Hỏi theo nội dung bài học. GDTT
- Về làm bài tập trong VBT. Xem trước bài “Thúù (tiếp theo)”
- Chuẩn bị giấy vẽ A4, chì, màu vẽ.
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh lên bảng trả lời. Học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- Hoạt động nhóm.
Các nhóm quan sát hình các loài thú nhà trong SGK trang 104, 105 và các hình sưu tầm được.
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nêu.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời.
- 1 số học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời.
File đính kèm:
- GIAO AN LOP 3 TUAN 27 2013 2014 THEO CKTKN.doc