I. Mục tiêu:
-biết những k/niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột.
-Biết cách đọc các số liệu của 1 bảng.
-Biết cách phân tích các số liệu của 1 bảng. (BTCL:1, 2)
II. Đồ dùng dạy học
- Các bảng thống kê số liệu trong bài.
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 26 Thứ tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của các gia đình.
- Bảng này có mấy cột và mấy hàng ?
- Hàng thứ nhất của bảng cho biết điều gì ?
- Hàng thứ hai của bảng cho biết điều gì ?
- Giáo viên giới thiệu: Đây là bảng thống kê con số của gia đình. Bảng này gồm có 4 cột và 2 hàng. Hàng thứ nhất nêu tên các gia đình được thống kê, hàng thứ hai nêu số con các gia đình có tên trong hàng thứ nhất.
b. Đọc bảng số liệu
- Bảng thống kê số con của mấy gia đình ?
- Gia đình cô Mai có mấy người con ?
- Gia đình cô Lan có mấy người con ?
- Gia đình cô Hồng có mấy người con?
- Gia đình có ít con nhất ?
- Những gia đình nào có số con bằng nhau.
HĐ 2 (14ph): Luyện tập thực hành
Bài 1: Làm miệng
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bảng số liệu của bài tập.
- Bảng số liệu có mấy cột và mấy hàng?
- Hãy nêu nội dung của từng hàng trong bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu hỏi của bài.
- Cả lớp có bao nhiêu học sinh giỏi
Bài 2: Làm vở
Bài 3:
HĐ 3 (2ph):Củng cố - thực hành
- Giáo viên tổng kết giờ học
Bài sau: Luyện tập
- 3 học sinh lên bảng làm bài
- Nghe giáo viên giới thiệu
- Bảng số liệu đưa ra tên của các gia đình và số con tương ứng của mỗi gia đình.
- Bảng này có 4 cột và 2 hàng.
- Hàng thứ nhất trong bảng ghi tên các gia đình.
- Hàng thứ hai ghi số con của các gia đình có tên trong hàng thứ nhất.
- Bảng thống kê số con của ba gia đình đó là gia đình cô Mai, cô Lan, cô Hồng.
- Gia đình cô Mai có 2 con
- Gia đình cô Lan có 1 con
- Gia đình cô Hồng có 2 con
- Gia đình cô Lan có ít con nhất ?
- Gia đình cô Mai và gia đình cô Hồng có số con bằng nhau ( cùng là 2 con )
- Đọc bảng số liệu
- Bảng số liệu có 5 cột và 2 hàng
- Hàng trên ghi tên các lớp được thống kê, hàng dưới ghi số học sinh giỏi của từng lớp có tên trong hàng trên.
- Học sinh đọc thầm
- Trả lời các caâ hỏi của bài
-Đọc đề, trả lời
**************************************
TẬP ĐỌC:
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I/ Mục tiêu:
-Biết Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày tết trung thu, các em thêm yêu quí, gắn bó với nhau (TL được các câu hỏi trong SGK)
II/Chuẩn bị :
- Tranh minh hoạ bài tập đọc ( phóng to).
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III/Các hoạt động dạy học : :
GV
HS
1.Ổn định (1ph)
2.K/tra b/cũ (5ph)
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1ph)
HĐ 1 (9ph): Luyện đọc
a) Đọc mẫu :
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng vui tươi, thích thú, thể hiện sự háo hức của các bạn nhỏ, nhấn mạnh các từ gợi tả bập bùng trống ếch, thích nhất, đỏ, trong suốt, đủ màu sắc, ba lá cờ con...
b) Hướng dẫn HS đọc từng câu và phát âm từ khó..
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- Treo bảng phụ viết các từ khó đã dự kiến ở mục tiêu, yêu cầu HS đọc các từ trên.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu lần 2.
c) Hướng dẫn HS đọc từng đoạn và giải thích nghĩa, từ..
- HD HS chia bài thành 3 đoạn đọc:
+ Đoạn 1: Tết Trung thu... nom rất vui mắt.
+ Đoạn 2: Chiều rồi đêm xuống... ba lá cờ con.
+ Đ oạn 3: Phần còn lại.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
- Hướng dẫn HS cách ngắt giọng câu thứ 2 đoan một, và 2 câu cuối.
- Yêu cầu 3 HS khác tiếp nối nhau đọc lại bài theo từng phần như trên.
đ ) Luyện đọc theo nhóm.
- Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu mỗi em đọc 1 phần trong nhóm.
d )Đọc cả bài trước lớp.
- GV gọi 3 HS bất kỳ tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.
e) Đọc đồng thanh
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh phần 2, 3 của bài.
HĐ 2 (8ph): Tìm hiểu bài.
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
- Em hãy đọc thần đoạn 1 và tả lại mâm cỗ Trung thu của bạn Tâm.
- Đêm Trung thu có gì vui ?
- Chiếc đèn ông sao cùa Hà có gì đẹp ?
- Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui ?
- Qua bài tập đọc, em thấy tình cảm của các bạn nhỏ đối với tết Trung thu như thế nào ?
- Em thích tết Trung thu không? Vì sao?
HĐ 3(9ph): Luyện đọc lại bài:
- GV đọc mẫu lần 2 phần 2, 3 trong đoạn.
- Đoạn văn này nói lên điều gì ?
+ Vậy để thể hiện niềm vui, sự thích thú đó chúng ta nên đọc với giọng như thế nào?
+ Chúng ta nên nhấn giọng ở các từ nào ? ( GV nghe HS trả lời, sau đó nêu lại các từ cần nhấn giọng đã giới thiệu ở phần đọc mẫu).
- Yêu cầu HS tự luyện đọc đoạn trên.
- Tổ chức cho HS thi đọc hay.
- Nhận xét tuyên dương HS đọc hay
HĐ 4 (2ph): Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
Bài sau: Ôn tập giữa học kỳ 2.
+ 3 HS lên thực hiện yêu cầu của GV.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
HS đọc thần theo GV.
- Các HS cùng tổ, dãy bàn, hoặc nhóm nối tiếp nhau đọc bài, mỗi HS đọc 1 câu.
- Một số HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ mắc lỗi phát âm.
- Dùng bút chì gạch chéo ( / ) vào cuối mỗi phần, nếu cần.
- 3 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Tìm hiểu nghĩa từ chuối ngự.
- HS tập ngắt giọng các câu:
Mẹ Tâm rất bận / nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ nhỏ: // một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, / mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, / để bên cạnh một nải chuối ngự / và bó mía tím.
Hà cũng biết là bạn thích / nên thỉnh thoảng lại đưa cho Tâm cầm một lúc. // Có lúc / cả hai cùng cầm chung cài đèn, / reo : // “ Tùng tùng tùng, / dinh dinh !...”//
- Luyện đọc theo nhóm nhỏ, HS cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mâm cỗ Trung thu của Tâm được tả trông rất vui mắt: Một quả bưởi có khía thàn tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự có bó mía tím. Tâm lại mang cả đồ chơi của mình bày xung quanh mâm cỗ.
- Đêm Trung thu các bạn nhỏ được rước đèn thật vui.
- Chiếc đèn ông sao của bạn Hà làm bằng giấy bóng kính đỏ trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc - trên đỉnh ngôi sao cắm 3 lá cờ con.
- Hai bạn Tâm và Hà luôn đi cạnh nhau mắt không rời khỏi chiếc đèn, hai bạn thay nhau cầm chiếc đèn, có những lúc cả 2 bạn cầm chung chiếc đèn và reo “ Tùng tùng tùng, dinh đinh !”
- Các bạn nhỏ rất thích Trung thu.
- 1 đến 3 HS trả lời trước lớp..
- Theo dõi bài đọc mẫu.
- Đoạn văn cho thấy chiếc đèn của Hà rất đẹp, các bạn thiếu nhi rất thích đêm rước đèn Trung thu.
- Chúng ta đọc với giọng tươi, vui hồ hởi , háo hức.
- HS nêu.
- Tự luyện đọc theo hướng dẫn trên.
- 3 đến 5 HS thi đọc. Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
***************************************
THỦ CÔNG
THỦ CÔNG
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (T1)
I/Mục tiêu:
- Học sinh biết vận dụng kỹ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường.
- Làm được làm lọ hoa gắn tường đúng quy trình kỹ thuật.
- Học sinh hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
II/Chuẩn bị :
- G/viên: Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa.
- Một lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa.
- Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường.
- Học sinh: tờ bìa khổ A4, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán, bút màu...
III/Các hoạt động dạy học :
GV
HS
1.Ổn định
2.K/tra b/cũ – K/tra sự chuẩn bị của hs
- Giáo viên nhận xét
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề
HĐ 1 (10P): Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- G/viên gắn lọ hoa mẫu làm bằng giấy:
- Lọ hoa có hình dạng gì ?
- Màu sắc của nó ra sao ?
- Lọ hoa gồm những bộ phận nào ?
- Để làm được lọ này:
- Tờ giấy gấp lọ hoa có hình gì ?
- Lọ hoa được làm bằng cách nào ?
- Các nếp gấp này giống như gấp vật gì mà các em đã được học ở lớp một ?
- Tờ giấy hình chữ nhật ta gấp bộ phận nào của lọ hoa trước ?
HĐ 2(6P) Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Giáo viên treo bảng qui trình.
- Để có được lọ hoa bằng giấy ta phải làm mấy bước ?
Bước 1: Gấp giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp cách đều:
- Giáo viên vừa làm vừa nói cách làm :
Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
Lưu ý: Miết mạnh lại các nếp gấp.
Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường .
Gv quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
HĐ 3 (15ph):Thực hành
HĐ 3(2P) Nhận xét - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Về nhà tập làm lọ hoa gắn tường (tt)/Tiết 3
- Lớp phó học tập báo cáo.
- Học sinh quan sát .
- Hình chữ nhật.
- Trả lời
- HS quan sát lọ hoa mẫu.
- Học sinh quan sát lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh nh¾c lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường.
- Học sinh thực hành tập gấp lọ hoa gắn tường.
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI:
TÔM, CUA
I.MỤC TIÊU:
-Nêu được ích lợi của tôm, cua đối với đời sống con người.
-Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật.
(HS K, G:Biết tôm, cua là những động vật không xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt)
II.CHUẨN BỊ:
-Các hình trong SGK trang 98, 99
-Động vật thật (nếu có điều kiện)
III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
GV
GV
1.Ổn định: (1ph)
2.K/tra b/cũ : (5ph) YC hs nêu ích lợi của 1 số côn trùng
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1ph)
HĐ 1: (13ph) QS & T/luận
Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm và cua.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
-YC hs qs hình các con tôm và cua trong sgk trang 98,99 và sưu tầm được.
Bước 2: Làm việc cả lớp
-Kết luận: Tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
HĐ 2 (13ph): Thảo luận cả lớp
Mục tiêu: Nêu được ích lợi của tôm và cua.
-Gợi ý thảo luận:
+Tôm, cua sống ở đâu?
+Nêu ích lợi của tôm và cua
-Kết luận:Tôm, cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
HĐ 3 (2ph): Củng cố, dặn dò
Nhận xét
CB: Cá
-2 em
-Thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý: (nhận xét về kích thước.Bên ngoài cơ thể của chúng có gì bảo vệ? Bên trong có xương sống không? Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân, chân của chúng có gì đặc biệt?...
-Đại diện các nhóm lên trình bày.(mỗi nhóm g/thiệu về 1 con)
-Lớp bổ sung, rút ra đặc điểm chung của tôm, cua.
-Thảo luận
-đ/diện nhóm t/bày
-Lớp bổ sung
-Nhắc lại yc bài học
File đính kèm:
- Thứ tư.doc