- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu được nội dung và bước đầu hiểu ý nghĩa của bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đem hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung thu các em thêm yêu quý gắn bó với nhau. (trả lời các câu hỏi trong SGK).
30 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Năm học: 2013 - 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và câu tục ngữ
I. Mục tiêu:
- Viết tên riêng: Tân Trào cỡ chữ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng: Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
- Rèn luyện cho HS viết đúng, đều, đẹp và nhanh. Ngồi viết đúng tư thế.
II. Hoạt động dạy - học:
Giới thiệu bài: (1p)
Hướng dẫn viết: (32p)
Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Gọi 1 em đọc từ ứng dụng Tân Trào.
- GV viết mẫu. HS theo dõi.
Tân Trào
- Hướng dẫn HS viết.
- HS viết bảng con từ ứng dụng.
- Tân Trào là tên riêng ta phải viết như thế nào? (viết hoa).
- Những chữ nào ta phải viết hoa?
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
Gọi 1 em đọc câu ứng dụng, GV viết mẫu lên bảng.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
HS theo dõi. Tập viết nháp một số tiếng khó. (giỗ Tổ, mồng mười, ....).
GV sửa sai cho HS.
Hướng dẫn viết vào vở.
- GV nêu yêu cầu bài viết.
- HS viết, GV theo dõi và giúp đỡ thêm. Nhắc nhở HS viết liền nét giữa các tiếng, độ cao của chữ .....
- GV chấm một số vở. Nhận xét chữ viết của HS.
Củng cố, dặn dò: (2p) - Tuyên dương những HS tiến bộ.
- GV nhận xét tiết học.
_______________________________
Luyện tiếng việt
Luyện đọc: Rước đèn ông sao
I. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng đọc cho HS thông qua việc ôn lại bài: Rước đèn ông sao.
HS yếu luyện đọc lưu loát bài.
Củng cố, khắc sâu nội dung bài học cho HS.
II. Họat động dạy - học:
Giới thiệu bài: (1p)
Ôn đọc bài: (32p) Rước đèn ông sao.
- GV gọi 4 HS đọc lại toàn bài.
- GV hướng dẫn một số học sinh yếu đọc đúng những từ ngữ còn đọc sai.
- HS khá, giỏi nhắc lại giọng đọc câu chuyện. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- GV hướng dẫn, điều chỉnh cho HS luyện đọc cá nhân.
- Cho HS luyện đọc theo nhóm, đọc diễn cảm bài văn.
- GV gọi từng nhóm đọc bài trước lớp.
- Lớp nhận xét, GV chỉnh sửa lỗi phát âm giọng đọc cho HS. Lưu ý HS đọc đúng giọng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Nêu nội dung của bài văn.
(Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đem hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung thu các em thêm yêu quý gắn bó với nhau).
Củng cố, dặn dò: (2p) 2HS nêu lại nội dung bài. GV nhận xét tiết học. Tuyên dương sự cố gắng của học sinh.
____________________________
Tự học
Luyện toán, luyện chữ và Đặt câu
I. Mục tiêu:
Ôn tập một số kiến thức của toán, đặt câu và luyện chữ.
HS xác định được mình cần bổ sung kiến thức gì? Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.
II. Hoạt động dạy - học:
ổn định lớp: (1p) GV chia lớp thành 3 nhóm.
Luyện tập: (32p)
* GV nêu yêu cầu tiết học.
- Nhóm 1: Luyện chữ.
- Nhóm 2: Luyện tính giá trị của biểu thức và giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Nhóm 3: Tập đặt câu.
- HS tự ghép vào các nhóm.
- GV hỗ trợ nội dung cần luyện.
+ Nhóm luyện chữ cần sửa chữ ngay ngắn, viết đúng nét khuyết, đúng khoảng cách giữa các con chữ.
+ Nhóm luyện giải toán; GV ra lại các bài toán ở SGK chỉ thay đổi số. GV hướng giải mẫu cho 1 bài.
+ Nhóm tập đặt câu.
Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
HS tự đặt câu, chữa bài. GV nhận xét, bổ sung.
Củng cố, dặn dò: (2p)
GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm việc có hiệu quả.
________________________________
Hoạt động tập thể
vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường
bài 6: phòng bệnh mắt hột
I. Mục tiêu:
- Nêu được các biểu hiện và tác hại cảu bệnh mắt hột.
- Biết cách phòng bệnh mắt hột.
- Thường xuyên rửa tay, rửa mặt sạch sẽ, dùng khăn mặt riêng, nước sạch.
- Luôn gương mẫu thực hiện các hành vi vệ sinh.
II. Đồ dùng dạy học:
Bộ tranh VSCN số 8 và các loại dụng cụ khác
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: (13p) Bệnh mắt hột
Bước 1: GV phát tranh cho HS các nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát và trả lời các câu hỏi:
+ Mắt bị bệnh khác mắt thường ở điểm nào ?
+ Nêu các dấu hiệu của bệnh mắt hột
Bước 2: Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát tranh và trả lời các câu hỏi.
Bước 3: Đại diện các nhóm trả lời về dấu hiệu của bệnh đau mắt hột.
GV theo dõi và nhận xét, bổ sung.
+ Hãy tưởng tượng các em bị bệnh mắt hột, các em sẽ có cảm giác thế nào ? Có ảnh ưởng đến việc học tập của các em không ?
+ Bệnh mắt hột có hại gì ?
+ GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: (13p) Phòng bệnh mắt hột
Bước 1: GV nêu vấn đề Bệnh mắt hột nguy hiểm như vậy, theo các em, theo các em chúng ta cần phải làm gì để phòng bệnh mắt hột ?
Bước 2: GV phát phiếu cho các nhóm và y/c các nhóm thảo luận
Bước 3: HS quan sát từng tranh và nêu việc thể hiện trong mỗi bức tranh và giải thích với các bạn trong nhóm.
Bước 4: Đại diện mỗi nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung, góp ý. GV nhận xét chung.
Hoạt động 3: Thực hành KNS (7p)
GV nêu nội dung BT2 trang 16 ở sách BT thực hành KNS.
HS quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi: những bức tranh nào vẽ hành động có thể gây tai nạn, thương tích cho bản thân và người khác?
HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung.
4) Củng cố, dặn dò: (2p) - GV tổng kết bài.
- Nhận xét tiết học.
________________________________
Thể dục
(Thầy Dũng dạy).
______________________________
Tiếng Anh
(Cô Nhung dạy).
______________________________
Âm nhạc
(Cô Hòa dạy).
__________________________________
Tiết 3: Luyện toán
luyện toán
luyện tập
A. Mục tiêu
- Củng cố về nhận biết và sử dụng các loại giấy bạc đã học.
- Củng cố về phép tính cộng ,trừ trên các số có đơn vị là đồng và giải toán có liên quan.
B. Nội dung ôn luyện.
1. Giới thiêu bài
2. Hoạt động 1: Thực hành nhận biết các tờ giấy bạc
- GV sử dụng các tờ bạc cho hs quan sát và nêu đặc điểm các tờ bạc về số và chữ ghi trên đó
- Gọi hs lên bảng trình bày kết quả
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập vào vở ô li
Bài tập 1: GV nêu yêu cầu bài tập và cho HS tự giải: Để mua 1 cuốn sách em có thể lấy 1 tờ 2000…tờ 5000…tờ 1000đ. Cộng các tờ giấy bạc lại để được giá 8000)
Bài tập 2: Một cuốn tập giá 2400 đ. Mẹ mua 3 cuốn tập, mẹ đưa cô bán hàng 10000đ Hỏi cô bán hàng phải trả lại bao nhiêu tiền ?
Bài tập 3: Tâm mua truyện hết 5000đ và mua thước kẻ hết 2500đ. Tâm đưa cô bán hàng 1 tờ giấy bạc loại 5000 đ và 2 tờ loại 2000đ Hỏi cô bán hàng phải trả lại Tâm bao nhiêu tiền ?
- GV cho HS hoàn thành bài vào vở BT
4. Hoạt động 3: Chấm chữa bài
- Nhận xét bài làm của hs
Bài tập 2. GV nêu y/c và cho HS làm sau đó gọi lên bảng chữa bài
Ngày
Gạo
Thứ nhất
Thứ hai
Thứ ba
Tẻ
3800kg
2500kg
4800kg
Nếp
1200kg
1800kg
1500kg
Bài tập 3: Gọi HS nêu y/c; GV hướng dẫn HS hoàn thành bài, gọi lên bảng hoàn thành vào bảng thống kê số liệu
Tháng
9
11
Số điểm 10
203
170
C. Củng cố, dặn dò
Nhắc hs làm sai về nhà làm lại bài
tiết 2: luyện tiếng việt
đọc bài: đi hội chùa hương
A. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng đọc đúng một số từ, tiếng khó trong bài: nườm nượp, xúng xính, bổi hổi, gặp gỡ
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dòng, câu, cụm từ.
B. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc:
a. GV đọc mẫu 1 lần - gọi hs đọc lại
b. Hướng dẫn luyên đọc.
- GV hướng dẫn đọc từng câu, từng đoạn.
- Chia 4 em một nhóm, đọc trong nhóm
- Gọi một số nhóm đọc, nhóm khác nhận xét
- Hướng dẫn luyện đọc từng câu và luyện đọc từ khó. Mỗi HS đọc 2 dòng thơ nối tiếp
nhau cho đến hết bài.
- GV rút ra từ khó và hướng dẫn HS đọc.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau đọc theo khổ thơ trong nhóm 4.
- Yêu cầu HS luyện đọc bài theo nhóm. Mỗi nhóm 2 HS
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh toàn bài. HS đọc đồng thanh
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ.
- Yêu cầu HS đọc bài theo nhóm
- Gọi một số HS lên đọc bài. Mỗi HS đọc bài 1 lần
- Goi 3 HS lên đọc toàn bài trước lớp. Mỗi HS đọc bài 1 lần.
- GV cùng HS nhận xét
C. Dặn dò
+ Qua bài học trên giúp các em hiểu thêm được những điều gì ?
- GV nhận xét tiết học.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 3: Hoạt động tập thể
atgt. bài 6: an toàn khi đi ô tô, xe buýt
A. Mục tiêu
Sau bài học giúp HS biết:
- HS biết nơi đứng chờ xe buýt, xe đò.
- HS biết và diễn tả lại cách lên xe, xuống xe buýt được an toàn.
- HS nhớ những qui định và thể hiện được những hành vi an toàn khi ngồi trên xe buýt, xe đò.
B. Hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: An toàn lên, xuống xe buýt
+ Em nào đã được đi xe buýt ? ( xe khách hoặc xe đò)
+ Xe buýt đỗ ở đâu để đón khách ? ( bến đỗ xe buýt)
- GV cho HS quan sát hình vẽ minh hoạ. HS quan sát
+ ở đó có gì đặc biệt để ta nhận ra ? Nơi có mái che, chỗ ngồi chờ …
- GV giới thiệu biển số 434 ( bến xe buýt)
+ Xe buýt có chạy qua các phố không ? Các tuyến nhất định,….
+ Khi lên, xuống xe phải như thế nào ?
- GV mô tả cách lên, xuống xe buýt an toàn.
- GV gọi 3 HS lên thực hành lại trước lớp.
2. Hoạt động 2: Hành vi khi ngồi trên xe buýt.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm nhận 1 bức tranh thảo luận và ghi lại những điều nên và điều không nên.
- Gọi các nhóm mô tả hình vẽ trong bức tranh.
- GV ghi tên những hành vi nguy hiểm lên bảng và giải thích sự nguy hiểm để HS hiểu.
GV nêu kết luận:
- Ngồi ngay ngắn vào ghế, không thò đầu, thò tay ra ngoài cửa sổ.
- Phải bám vịn vào ghế hoặc tay vịn khi xe chuyển bánh.
- Không để hành lí gần cửa lên xuống hay trên lối đi, không đi lại khi xe đang chạy.
- Khi xuống xe không được xô đẩy nhau,..
3. Hoạt động 3: Xử lí tình huống
GV chia lớp thành 4 tổ và thảo luận các tình huống, mỗi tổ thảo luận 1 tình huống
Tình huống 1: Một nhóm HS chen nhau lên xe sau đó chen nhau ghế ngồi, một bạn HS
nhắc các bạn giữ trật tự. Bạn đó sẽ nói như thế nào ?
Tình huống 2: Một cụ già tay mang túi mãi chưa lên được xe, hai bạn HS vừa đến để chuẩn bị lên xe. Hai bạn sẽ làm gì ?
Tình huống 3: Hai HS đùa nghịch trên xe buýt, một bạn HS khác đã nhắc nhở bạn HS ấy nhắc như thế nào ?
4. Tình huống 4: Một hành khách xách đồ nặng để ngay lối đi, một HS nhắc nhở và giúp người đó để vào đúng nơi qui định. Bạn đó nói thế nào ?
GV cho HS thảo luận sau đó gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
GV cùng các nhóm khác bổ sung.
C. Dặn dò
- Cần đón xe đúng nơi qui định.
- Khi đi xe phải thực hiện đúng các qui định và các hành vi đã nêu.
________________________________
>
=
File đính kèm:
- GA 3 Tuan 26.doc