Giáo án Lớp 3 Tuần 25 Thứ sáu

I. Mục đích yêu cầu

 - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa S (1 dòng), C, T (1 dòng); viết đúng ten riêng Sầm Sơn (1 dòng) và câu ứng dụng: Côn Sơn suối chảy bên tai (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.(HS K,G:Viết đúng và đủ các dòng trong vở t/viết)

II. Đồ dùng dạy học

- Mẫu chữ viết hoa S

- Tên riêng Sầm Sơn và câu thơ trên dòng kẻ ô li.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 25 Thứ sáu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2012 TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA S I. Mục đích yêu cầu - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa S (1 dòng), C, T (1 dòng); viết đúng ten riêng Sầm Sơn (1 dòng) và câu ứng dụng: Côn Sơn suối chảy…bên tai (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.(HS K,G:Viết đúng và đủ các dòng trong vở t/viết) II. Đồ dùng dạy học Mẫu chữ viết hoa S Tên riêng Sầm Sơn và câu thơ trên dòng kẻ ô li. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định (1ph) 2.K/tra b/cũ (5ph) - Giáo viên kiểm tra học sinh viết bài ở nhà. - Cho học sinh viết các từ: Phan Rang, Rủ. 3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1ph) HĐ 1(10ph): H dẫn học sinh viết trên bảng con. a. Luyện viết chữ viết hoa - Tìm các chữ hoa có trong bài - Giáo viên viết mẫu từng chữ, kết hợp nhắc lại cách viết cho học sinh. b. Hướng dẫn học sinh viết từ ứng dụng: Sầm Sơn. Giáo viên giới thiệu: Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng của nước ta. - Cho học sinh xem chữ mẫu - Cho học sinh viết trên bảng con c. Hướng dẫn học sinh viết từ ứng dụng. Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như có tiếng đàn cầm bên tai - Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu thơ trên của Nguyễn Trãi: Ca ngợi cảnh đẹp yên tĩnh thơ mộng của Côn Sơn thắng cảnh gồm: Núi, Khe, suối, chùa ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương - Cho học sinh viết chữ: Côn Sơn Ta HĐ 2(13ph): H dẫn học sinh viết vở tập viết - Giáo viên nêu yêu cầu + Viết chữ S: 1 dòng cỡ nhỏ + Viết các chữ C và T: 1 dòng cỡ nhỏ + Viết tên riêng Sầm Sơn: 2 dòng cỡ nhỏ. + Viết câu thơ: 2 lần HĐ 3(5ph): Chấm chữa bài - Giáo viên chấm 5 em Nhận xét HĐ 4(2ph): Củng cố - dặn dò Nhận xét tiết học CB: Ôn chữu hoa T - Học sinh chuẩn bị vở tập viết - 1 học sinh nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước. - HS lắng nghe GV giới thiệu bài. - S, C, T - Học sinh theo dõi - Học sinh tập viết chữ S trên bảng con - 2 học sinh đọc từ: Sầm Sơn - Học sinh viết bảng con: Sầm Sơn - 2 học sinh đọc câu ứng dụng. - Học sinh viết trên bảng con: Côn Sơn - Học sinh viết vào vở - Ôn chữ hoa S. - Viết tên riêng Sầm Sơn. - Viết câu ứng dụng : Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai ************************************* TOÁN TIỀN VIỆT NAM I/Mục tiêu: -Nhận biết tiền Việt Nam loại: 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng. -Bước đầ biết chuyển đổi tiền. -Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. (BTCL:1a,b; 2a,b,c; 3) II/Hoạt động: GV HS 1.Ổn định (1ph) 2.K/tra b/cũ (5ph) 3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1ph) HĐ 1(12ph): Giới thiệu các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng. - Giáo viên giới thiệu: Khi mua, bán hàng ta thường sử dụng “ tiền “ và hỏi: + Trước đây, chúng ta đã làm quen với những loại giấy bạc nào ? Hôm nay cô sẽ giới thiệu tiếp 1 số tờ giấy bạc khác là: 2000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng - Giáo viên cho học sinh quan sát kĩ cả hai mặt của tờ giấy bạc nói trên và nhận xét những đặc điểm như: + Màu sắc tờ giấy bạc + Dòng chữ “ hai nghìn đồng “ và số 2000 + Dòng chữ “ năm nghìn đồng “ và số 5000 + Dòng chữ “ mười nghìn đồng “ và số 10.000 HĐ 2 (14ph):Thực hành Bài 1(a,b)Cho học sinh tự làm bài và chữa bài 5000 + 1000 + 200 = 6200. Bài 2(a,b,c) - Giáo viên cho học sinh quan sát câu mẫu hướng dẫn học sinh cách làm bài. Giáo viên chữa bài ( Phải lấy 2 tờ giấy bạc loại 1000 đồng để được 2000 đồng ) - Một tờ giấy bạc 2000 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc 1000 đồng ? - Cho học sinh thực hành đổi tiền Bài 3: a. Hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ, so sánh giá tiền của các đồ vật có giá tiền ít nhất là quả bóng bay, vật có giá tiền nhiều nhất là lọ hoa b. Hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng ( nhẩm ): 1000 + 1500 = 2500 rồi trả lời câu hỏi. c. Trước hết phải thực hiện phép trừ ( nhẩm ) - Trả lời câu hỏi HĐ 3(ph): Củng cố - dặn dò: - Cho học sinh dọc lại một số tờ giấy bạc. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập Nhận xét tiết học - 2 học sinh làm bài 4 - HS lắng nghe GV giới thiệu bài - Vài HS đọc lại đề bài - 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng - HS quan sát hai mặt của tờ giấy bạc và nhận xét về màu sắc, dòng chữ. - Học sinh làm bài tập và chữa bài - Học sinh làm bài - Học sinh thực hành đổi tiền theo nhóm. - Học sinh quan sát tranh vẽ - Mua 1 quả bóng bay và một chiếc bút chì hết 2500 đồng. 8700 – 4000 = 4700 - Giá trị một lọ hoa nhiều hơn giá tiền một chiếc lược là 4700 đồng. - HS đọc lại một số tờ giấy bạc : 1000 đồng , 2000 đồng , 5000 đồng, 10000 đồng do GV giơ lên *************************************** TẬP LÀM VĂN: KỂ VỀ LỄ HỘI I/Mục tiêu: -Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh II/Chuẩn bị : - 2 bức ảnh lễ hội trong SGK III/Các hoạt động dạy học : GV HS 1.Ổn định (1ph) 2.K/tra b/cũ (5ph) - Kiểm tra vài học sinh 3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1phj) HĐ 1 (26ph);H dẫn học sinh làm bài tập - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài - Giáo viên viết lên bảng 2 câu hỏi + Quang cảnh từng bức tranh như thế nào ? + Những người tham gia lễ hội đang làm gì ? - Giáo viên nêu lại quang cảnh và hoạt động của lễ hội. Ảnh 1: Đây là cảnh một sân đình ở làng quê. Nhiều người tấp nấp trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm. Khẩu hiệu đỏ: Chúc mừng năm mới treo trước cửa đình. Ảnh 2: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bóng bay to, nhiều màu được nêu bên bờ. Trên mặt sông là hàng chục chiếc thuyền đua. HĐ 2 (2ph):Củng cố - dặn dò - Yêu cầu học sinh về nhà viết lại vào vở những điều mình vừa kể. -CB: Kể về một ngày hội mà em biết - Vài học sinh kể lại câu chuyện: “ Người bán quạt may mắn “ - HS lắng nghe GV giới thiệu bài - Vài HS đọc lại đề bài. - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài - cả lớp theo dõi trong SGK - Học sinh quan sát hai tấm ảnh - Từng cặp học sinh quan sát hai tấm ảnh trao đổi, bổ sung cho nhau. - Học sinh tiếp nối nhau thi giới thiệu quanh cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội. - Cả lớp nhận xét, bình chọn người quan sát tinh, giới thiệu hấp dẫn nhất. - Học sinh về nhà viết lại vào vở bài tập tiếng việt những điều mình vừa kể

File đính kèm:

  • docThứ sáu.doc
Giáo án liên quan