I. Mục đích yêu cầu:
A.Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc đúng các từ ngữ: sới vật, Quắm Đen, loay hoay,
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố.
- Hiểu nội dung truyện: Cuộc đua tài hấp dẫn giữa 2 đô vật( 1 già 1 trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói:Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể được từng đoạn truyên “ Hội vật”. Lời kể tự nhiên, kết hợp cử chỉ điệu bộ, bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của chuỵên.
2. Rèn kĩ năng nghe:
14 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 25 - Phan Thị Kiều Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B. Bài mới(31/')
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn bài tập:
Bài 1:
- HS đọc bài, nêu yêu cầu của BT.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn thơ, làm bài cá nhân rồi trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Tìm những sự vật và con vật được tả trong đoạn thơ.
+ Các sự vật, con vật được tả bằng những từ ngữ nào?
+ Cách tả và gọi sự vật, con vật như vậy có gì hay?
- GV dán 3 tờ phiếu khổ to lên bảng, mời 3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức. Mỗi nhóm 5 em tiếp nối nhau điền câu trả lời vào bảng. HS thứ 5 trình bày toàn bộ bảng kết quả, trả lời câu hỏi: Cách tả và gọi sự vật, con vật như vậy có gì hay?
Bài 2:
- HS đọc bài, nêu yêu cầu bài. HS làm bài cá nhân.
- 1 HS lên bảng làm bài( gạch dưới bộ phận câu TLCH “ Vì sao?” trong từng câu văn viết trên bảng)
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3:
- 1 HS đọc bài, nêu yêu cầu của BT.
- 1 HS đọc bài “ Hội vật”.
- HS trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò(1/)
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. Dặn dò HS
___________________________________
Thủ công Đ 25
Làm lọ hoa gắn tường( T1).
I. Mục tiêu:
- HS biết vận dụng kĩ năng cắt dán để làm lọ hoa gắn tường.
- HS làm lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật
- Hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
II. Chuẩn bị: Kéo giấy thủ công, tranh qui trình.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ( 2/): Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
B. Dạy bài mới(33 phút)
1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học.
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy và đặt câu hỏi định hướng quan sát để HS rút ra nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa mẫu.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ, tìm ra cách làmlọ hoa bằng cách gợi ý cho HS mở dần lọ hoa gắn tườngđể thấy được:
+ Tờ giấy gấp lọ hoa hình chữ nhật.
+ Lọ hoa được làm bằng cách gấp các nếp đều giống như gấp quạt ở lớp 1.
+ 1 phần của tờ giấy được gấp lên làm đế và đáy lọ hoa trước khi gấp các nếp cách đều.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu:
- GV hướng dẫn cách làm lọ hoa gắn tường.
+ Bước 1: Gấp phần giấy để làm đế lọ hoa và gấp các nếp cách đều.
+ Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
+ Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường.
- HS nhắc lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường.
- GV tổ chức cho HS tập gấp lọ hoa gắn tường.
3. Củng cố,dặn dò:(1 phút)
- GV hệ thống kiến thức.
- Nhận xét giờ. Dặn dò HS.
____________________________________
Chính tả Đ 50
Nghe- viết: Hội đua voi ở Tây Nguyên.
I. Mụcđích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe, viết đúng 1 đoạn trong bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên ”
2. Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm dễ lẫn: tr/ ch.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết 3 lần nội dung BT 2a
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ:(4/) 1 HS đọc cho 2 HS viết bảng, lớp viết nháp các từ ngữ: trong trẻo, chông chênh, chênh chếch, trầm trồ. Nhận xét.
B. Bài mới(31/)
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đíchyêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài 1 lần - 1 HS đọc.
- GV hỏi:
+ Nêu nội dung đoạn vừa đọc ?
+ Đoạn viết có mấy câu ?
+ Trong đoạn có những chữ nào viết hoa ? Vì sao phải viết hoa ?
- HS đọc thầm đoạn chính tả, tập viết những tiếng các em dễ viết sai.
b) GV đọc HS viết bài vào vở. Soát bài.
c) Chấm, chữa bài: GV chấm1 số bài, nhận xét từng bài.
3. Hướng dẫn bài tập:
Bài 2:
- GV lựa chọn BT2a, HS đọc bài, nêu yêu cầu của BT.
- HS làm bài cá nhân
- GV mời 3 HS lên bảng thi làm bài đúng và nhanh, sau đó đọc kết quả.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Nhiều HS đọc lại các câu thơ đã hoàn chỉnh
- Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng.
Lời giải :
… Chiều chiều em đứng nơi này em trông.
…Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh thầy.
4. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh.
______________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 7 tháng 3 năm 2008
Toán Đ 125
Tiền Việt Nam.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng.
- Bước đầu biết đổi, biết thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị đo là đồng.
II. Đồ dùng dạy học: Các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng hoặc tiền kim loại.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(4 ')2 HS lên bảng làm bài tập 2, 4. Nhận xét.
B. Bài mới:(29')
1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học.
2. Giới thiêu các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng:
- GV: “Khi mua, bán hàng ta thường sử dụng tiền” và hỏi “ Trước đây chúng ta đã làm quenvới những loại bạc nào?”
- GV cho HS quan sát kĩ cả 2 mặt của tờ giấy bạc nói trên và nhận xét những đặc điểm:
+ Màu sắc của tờ giấy bạc
+ Dòng chữ và số trên mỗi tờ giấy bạc.
3. Thực hành:
Bài1:
- 1 HS đọc bài, nêu yêu cầu của BT.
- HS tự làm bài và chữa bài.
- GV lưu ý HS, trước hết là cần cộng nhẩm: 5000 + 1000 + 200 = 6200 rồi trả lời câu hỏi của bài: Chú lợn A có 6200 đồng.
Bài 2:
- Cho HS quan sát câu mẫu, hương dẫn HS cách làm bài.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV nêu tên câu hỏi: 1 tờ giấy bạc 2000 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc 1000 đồng?
Bài 3:
a, HS quan sát kĩ tranh vẽ, so sánh giá tiền của các đồ vật để xác định vật có giá trị ít tiền nhất là quả bóng bay, vật có giá trị nhiều tiền nhất là lọ hoa.
b, HS phải thực hiện cộng ( nhẩm) 1000 + 1500 = 2500, rồi trả lời câu hỏi.
c, Trước hết phải thực hiện trừ nhẩm 8700 – 4000 = 4700, rồi trả lời câu hỏi.
3. Củng cố dặn dò (2')
- Nêu đơn vị kiến thức của tiết học.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS.
__________________________________
Tự nhiên xã hội Đ 50
Côn trùng.
I. Mục tiêu : Sau bài học HS biết:
- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.( HĐ1)
- Kể tên 1 số côn trùng có lợi và 1 số côn trùng có hại đối với con người. ( HĐ2)
- Nêu 1 số cảnh tiêu diệt côn trùng có hại.
II. Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK trang 96, 97.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(4/) Cơ thể động vật gồm mấy phần, là những phần nào? nhận xét.
B. Bài mới:(31/)
1. GTB: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hoạt động 1:Quan sát và thảo luận:
*) Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh các côn trùng trong SGK trang 96, 97.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các câu hỏi:
+ Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh( nếu có) của côn trùng trong SGK. Chúng có mấy chân? Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì?
+ Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
*) Bước 2: Làm việc cả lớp:
- đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, mồi nhóm giới thiệu về 1 con. Các nhóm khác bổ sung.
- Cả lớp nhận xét, rút ra đặc điểm chung của côn trùng.
*) kết luận:Côn trùng( sâu bọ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh.
3. Hoạt động 2: Làm việc với SGK:
*) Bước1: Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những côn trùng trong SGK thành 3 nhóm: có ích, có hại và không ảnh hưởng gì đến con người.
*) Bước 2: Làm việc cả lớp:
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- Cả lớp và GV nhận xét, khen các nhóm làm việc tốt.
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu nội dung kiến thức của tiết học.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS.
___________________________________
Tập làm văn Đ 25
Kể về lễ hội.
I. Mục đích, yêu cầu
Rèn kĩ năng nói: Dựa vào kết quả quan sát 2 bức ảnh lễ hội( chơi đu và đua thuyền) trong SGK, HS chọn, kể lại được tự nhiên, dựnglại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong 1 bức ảnh.
II. Đồ dùng dạy học: 2 bức ảnh lễ hội trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ:(4/)2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện “ Người bán quạt may mắn”. Nhận xét.
B. Bài mới:(31/)
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.
2. Hướng dẫn bài tập:
Bài 1:
- HS đọc bài, nêu yêu cầu bài.
- GV viết 2 câu hỏi lên bảng lớp, yêu cầu HS quan sát kĩ để trả lời câu hỏi:
+ Quang cảnh trong từng bưc ảnh như thế nào?
+ Những người tham gia lễ hội đang làm gì?
- Từng cặp HS quan sát 2 tấm ảnh, trao đổi, bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt độngcủa những người tham gia lễ hội.
- Cả lớp và GV nhận xét về lời kể, diễn đạt, bình chọn người quan sát tinh, giới thiệu tự nhiên, hấp dẫn nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu nội dung chính của tiết học.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh.
________________________________
Thể dục Đ50
Ôn bài thể dục phát triển chung. Nhảy dây.
Trò chơi “ Ném trúng đích”
I. Mục tiêu :
- Ôn bài thể dục phát triển chung( tập với hoa hoặc cờ). Yêu cầu biết cách thực hiện được động tác với hoa hoặc cờ ở mức cơ bản đúng. Riêng em Giang thực hiện với yêu cầu thấp hơn.
- Chơi trò chơi “ Ném trúng đích” Yêu cầu chơi 1 cách chủ động. Em Giang chỉ cần biết cách chơi.
II. Địa điểm phương tiện : Sân trường VS sạch sẽ, còi, kẻ sẵn vạch cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu(5')
- Tập hợp báo cáo.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học.
- Chạy chậm 1 vòng xung quanh sân tập.
- Trò chơi: Tìm những quả ăn được.
2. Phần cơ bản (25') ( Bỏ phần nhảy dây)
a, Ôn bài thể dục phát triển chung:
- GV yêu cầu lớp dàn hàng triển khai đội hình đồng diễn thể dục. HS tay cầm cờ để thực hiện bài thể dục
- GV cho lớp tập cả 8 động tác1-2 lần, mỗi lần 2- 8 nhịp.
b, Ôn trò chơi “ Ném trúng đích”
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- GV tổ chức và làm trọng tài cho các em chơi, lần lượt từng tổ thi đua ném trúng vào 3 vòng có đánh số 8, 9, 10 điểm; mỗi em được ném 1-3 lần, tổ nào được nhiều điểm nhất, tổ đó thắng.
3. Phần kết thúc(5/)
- Đi thường theo nhịp và hát sau đó hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. Dặn dò HS về nhà ôn bài thể dục phát triển chung.
**********************************************************************
Phần kí duyệt của giám hiệu.
File đính kèm:
- ldfahojweopkadihfiouaƯPFJAKSLDA (12).doc