Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Phan Thị Kiều Hoa

I. Mục đích yêu cầu:

 A.Tập đọc:

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ ngữ: ngự giá, xa giá, truyền lệnh,

 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

 B. Kể chuyện:

 1. Rèn kĩ năng nói: Biết sắp xếp tranhtheo đúng trình tự câu chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.

 2. Rèn kĩ năng nghe.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Phan Thị Kiều Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoàn chỉnh bảng kết quả. - Cả lớp viết các từ đó vào vở. Bài 2: - HS đọc bài, nêu yêu cầu bài. - HS làm bài cá nhân,viết lời giải vào vở bài tập. - GV dán 3 tờ phiếu, mời 3 HS lên bảng thi làm bài. cả lớp và GV nhận xét, phân tích từng dấu phẩy, chốt lại lời giải đúng. - GV hỏi về nội dung đoạn văn đã hoàn chỉnh. 3. Củng cố, dặn dò(1/) - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ. Dặn dò HS _______________________________ Thủ công Đ 24 Đan nong đôi( tiết 2) I. Mục tiêu: - HS biết cách đan nong đôi. - Đan đúng quy trình kĩ thuật. - HS yêu thích đan nan. II. Chuẩn bị: Kéo giấy thủ công, tranh qui trình III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ( 2 phút): Kiểm tra đồ dùng học tập. B. Dạy bài mới(33 phút) 1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học. 2. Thực hành đan nong đôi: - GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình đan nong đôi. - GV nhận xét và lưu ý HS 1 số thao tác khó HS hay nhầm lẫn khi đan nong đôi, rồi hệ thống lại các bước đan nong đôi. + Bước 1: Kẻ, cắt cac nan đan. + Bước 2: Đan nong đôi. + Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. - HS thực hành đan nong đôi. GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng. - GV tổ chức cho Hs trưng bày sản phẩm. - Nhận xét đánh giá sản phẩm của HS. GV khen ngợi những HS có sản phẩm làm đúng quy trình kĩ thuật. 3. Củng cố,dặn dò:(1 phút) - GV hệ thống kiến thức. - Nhận xét giờ. Dặn dò HS. Chính tả Đ 48 Nghe- viết: Tiếng đàn. I. Mụcđích, yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài “ Tiếng đàn”. 2. Làm đúng các bài tập: Tìm và viết đúng các từ gồm 2 tiếng trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng s/x. II. Đồ dùng dạy học: 3 tờ phiếu khổ to kẻ bảng ghi nội dung BT 2a. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ:(4/) GV đọc cho 2-3 HS viết bảng, lớp viết nháp 4 từ chỉ hoạt động chứa tiếng bắt đầu bằng s/x. B. Bài mới(31/) 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn viết chính tả: a) Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc bài 1 lần - 1 HS đọc. - GV hỏi: + Nêu nội dung đoạn vừa đọc ? + Đoạn viết có mấy câu ? + Trong đoạn có những chữ nào viết hoa ? Vì sao phải viết hoa ? - HS đọc thầm đoạn văn, tập viết những chữ mình dễ mắc lỗi khi viết bài. - Nêu cách trình bày đoạn viết ? b) GV đọc HS viết bài vào vở. Soát bài. c) Chấm, chữa bài: GV chấm1 số bài, nhận xét từng bài.. 3. Hướng dẫn bài tập Bài 2: - GV lựa chọn BT 2a. - HS đọc thầm yêu cầu của BT rồi làm bài cá nhân - GV dán 3 tờ phiếu, mời 3 nhóm HS lên bảng thi làm nhanh bằng hình thức tiếp sức. Sau thời gian quy định, HS đọc kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng và bình chọn nhóm thắng cuộc. - Nhiều HS đọc lại kết qủa đúng. - Lớp làm vào vở theo lời giải đúng( mỗi em viết ít nhất 8 từ ngữ) Lời giải : + Bắt đầu bằng s: sung sướng, sục sạo, sạch sẽ, sẵn sàng, sóng sánh, so sánh, song song, sòng sọc, … + Bắt đầu bằng x: xôn xao, xào xạc, xốn xang, xộc xệch, xao xuyến, xinh xắn, xanh xao, xông xênh, xúng xính, … 4. Củng cố, dặn dò: - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh. ______________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 29 tháng 2 năm 2008 Toán Đ120 Thực hành xem đồng hồ. I. Mục tiêu: Giúp HS: - Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian( chủ yếu là về thời điểm) - Biết xem đồng hồ( trường hợp chính xá đến từng phút). II. Đồ dùng dạy học: Đồng hồ thật loại 2 kim, mặt đồng hồ bằng nhựa. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ:(4 ') 2 HS lên bảng làm BT 2, 3. Nhận xét. B. Bàì mới:(29') 1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học. 2. Hướng dẫn HS cách xem đồng hồ( trường hợp chính xác đến từng phút). - GV giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ( đặc biệt giới thiệu các vạch chia kim phút) - GV yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất trong phần bài học rồi hỏi HS “Đồng hồ chỉ mấy giờ?” - GV hướng dẫn HS quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ hai để xác định vị trí kim ngắn trước, kim dài sau: + Kim ngắn ở vị trí quá số 6 một ít, như vậy là hơn 6 giờ. + Kim dài ở vạch thứ 3 sau số 2 được 13 phút. Do đó đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút. - Tương tự GV hướng dẫn HS quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ ba để HS nêu đượcthời điểm theo 2 cách( 6 giờ 56 phút hoặc 7 giờ kém 4 phút). Với cách đọc thứ 2, GV hướng dẫn HS xác định xem còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ? - GV cho HS xem thêm đồng hồ và đọc giờ theo 2 cách. 3, Thực hành: Bài1: - GV hướng dẫn HS làm phần đầu xác định vị trí kim ngắn, kim dài từ đó nêu được đồng hồ A chỉ 2 giờ 9 phút. - HS tự làm lần lượt các phần còn lại rồi chữa bài. - GV lưu ý HS 3 trường hợp cuối( D, E, G) nêu giờ theo 2 cách. Bài 2: GV cho HS tự làm rồi chữa bài. Bài 3: - GV hướng dẫn HS làm phần 1, chẳng hạn: Chọn thời gian 3 giờ 27 phút, Quan sát đồng hồ, thấy đồng hồ B chỉ3 giờ 27 phút. Do đó kết luận: Đồng hồ B ứng vớithời gian 3 giờ 27 phút. - HS tự làm lần lượt các phần còn lại rồi chữa bài. 3. Củng cố dặn dò (2') - Nêu đơn vị kiến thức của tiết học. - Nhận xét giờ học. Dặn dò HS. ____________________________ Tự nhiên xã hội Đ 48 Quả. I. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết: - Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của 1 số loại quả. - Kể tên các bộ phận thường có của 1 quả. - Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả. II. Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK trang 92, 93. II. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ:(4/) Hoa có chức năng gì? Hoa thường dùng để làm gì: nêu ví dụ. Nhận xét. B. Bài mới:(31/) 1. GTB: GV nêu mục tiêu bài học. 2. Hoạt động1:Quan sát và thảo luận: *) Bước1: Quan sát các hình trong SGK theo nhóm 4 Và thảo luận theo gợi ý sau: - Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả. - Trong số các quả đó, bạn đã ăn loại quả nào? Nói về mùi vị của quả đó. - Chỉ vào các hình của bài, nói tên từng bộ phận của 1 quả. Người ta trường ăn bộ phận nào của quả đó? *) Bước 2: Làm việc cả lớp: Đại diện các nhómtrình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. *) Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt. 3. Hoạt động 2: Thảo luận: *) Bước1: Làm việc theo nhóm: GV nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận: - Quả thường dùng để làm gì? Nêu ví dụ. - Quan sát các hình trang 92, 93 SGK, hãy cho biết những quả nào được dùng để ăn tươi, quả nào dùng để chế biến làm thức ăn? - Hạt có chức năng gì? *) Bước 2: Làm việc cả lớp: - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nhận xét. - GV tổ chức cho các nhóm thi đua viết tên các loại quả hoặc hạt được dùng vào các việc: ăn tươi, làm rau dùng trong bữa ăn, Làm mứt hoặc đóng hộp, ép dầu. *) Kết luận: - Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa cơm, ép dầu, …Ngoài ra, muốn bảo quản các loại quả được lâu người ta có thể chế biến thành mứt hoặc đóng hộp. - Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ mọc thành cây mới. 3.Củng cố, dặn dò - Nêu nội dung kiến thức của tiết học. - Nhận xét giờ học. Dặn dò HS. ________________________________ Tập làm văn Đ24 Nghe- kể: Người bán quạt may mắn. I. Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng nói: Nghe- kể câu chuyện “ Người bán quạt may mắn”, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên. II. Đồ dùng dạy học: - -Tranh minh hoạ truyện trong SGK. - Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ:(4/)2 HS đọc bài làm của tuần trước. B. Bài mới:(31/) 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học. 2. Hướng dẫn HS nghe kể chuyện: a, Hướng dẫn chuẩn bị: - HS đọc yêu cầu bài và các câu hỏi gợi ý. - HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK. b, GV kể chuyện: - GV kể chuyện, vừa kể vừa kết hợp giải nghĩa các từ ngữ: lem luốc, cảnh ngộ. - Kể xong lần 1, GV hỏi: + Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì? + Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì? + Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt? - GV kể lần 2, 3. c, HS thực hành kể chuyện: - HS tập kể chuyện theo nhóm đôi. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. - Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét cách kể của mỗi bạn, bình chọn người kể chuyện hay nhất. - Cuối cùng Gv hỏi: + Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi? +Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này? 3.Củng cố, dặn dò: - Nêu nội dung chính của tiết học. - Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh. ___________________________________ Thể dục Đ 48 Ôn nhảy dây. Trò chơi “ Ném trúng đích”. I. Mục tiêu : - Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. Riêng em Giang chỉ cần biết cách nhảy. - Chơi trò chơi “ Ném trúng đích”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động. Em Giang thực hiện với yêu cầu thấp hơn. II. Địa điểm phương tiện : Sân trường VS sạch sẽ, còi, kẻ sẵn vạch cho trò chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu:(5') -Tập hợp báo cáo. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học. - Chạy chậm thành 1 hàng dọc xung quanh sân tập. - Tập bài thể dục phát triển chung. 2. Phần cơ bản (25') a, Nhảy dây kiểu chụm 2 chân: - Các tổ tập luỵên theo khu vực đã quy định, từng đôi thay nhau nhảy và đếm số lần. GV quan sát bao quát chung và nhắc HS giữ gìn trật tự kỉ luật. - Các tổ cử 2- 3 bạn thi với các tổ khác, tổ nào nhảy được nhiều lần nhất trong 1 lượt thì tổ đó thắng. b, Chơi trò chơi “ Ném trúng đích”: - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và làm mẫu động tác. - GV cho HS khởi động các khớp cổ tay, cánh tay. Tập trước động tác ngắm đích,ném và phối hợp với thân người, tập động tác ném vào đích. Chơi thử 1 lần. - GV chia số HS trong lớp thành các đội rồi cho các em chơi. - GV quan sát, nhắc nhở HS. 3. Phần kết thúc(5/) - Đi thường theo vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu. - GV cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét giờ. Dặn dò HS. _____________________________________________________________________ Phần kí duyệt của giám hiệu

File đính kèm:

  • docldfahojweopkadihfiouaƯPFJAKSLDA (13).doc
Giáo án liên quan