I.Mục tiêu: Sau bài học, hs biết:
- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của 1 số loài hoa.
- Kể tên 1 số bộ phận thường có của 1 bông hoa.
- Phân loại các bông hoa sưu tầm được.
- Nêu được chức năng và ích lợi của hoa.
II. Đồ dùng
- Các hình trong SGK trang 90, 91.
- Gv và hs sưu tầm các bông hoa mang đến lớp.
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 24-30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu hỏi gợi ý.
- Y/c đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
KL: Nhờ có mặt trời mà cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh.
- Gv lưu ý hs 1 số tác hại cuả ánh sáng và nhiệt của mặt trời. Đối với sức khỏe và đời sống con người như cảm nắng, cháy rừng tự nhiên vào mùa khô…
c. Hoạt động 3: Làm việc với SGK.
- HD hs quan sát các hình 2, 3, 4 trang 111 SGK và kể với bạn những VD về việc con người, ánh sáng và nhiệt của mặt trời.
- Gọi 1 số hs trả lời câu hỏi trước lớp.
- GV y/c hs liên hệ đến thực tế hàng ngày: Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời để làm gì?
- GV mở rộng cho hs biết về những thành tựu KH ngày nay trong việc sử dụng năng lượng của mặt trời ( pin mặt trời ).
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 đến 3 hs trả lời:
- Thực vật và động vật đều là những cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật
- Hs thảo luận nhóm theo gợi ý sau:
+ Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật.
+ Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy như thế nào? Tại sao?
- Nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- HS quan sát và thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý sau:
+ Nêu ví dụ về vai trò của mặt trời đối với con người, động vật và thực vật.
+ Nếu không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên trái đất?
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs quan sát hình và kể cho nhau nghe.
- 1 số hs trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- Hs nêu:
Phơi quần áo, phơi 1 số đồ dụng, làm nóng nước…
-HS lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: (Lớp 3B- tiết 3- chiều)
Tập hát dân ca tới học sinh
Bài hát: Mời bạn về thăm trường tôi
I. Mục tiêu:
-Rèn thói quen mạnh dạn cho học sinh.
-HS thuộc bài hát và để HS yêu thích những làn điệu dân ca quê hương mình.
II. Tập hát:
GV hát mẫu cho HS nghe.
Đọc cho HS nghe bài hát 1 lần.
Tập cho HS hát từng câu.
HS luyện hát từng câu.
Các tổ thi hát với nhau.
Từng bàn thi hát
Cả lớp hát vài lần.
III. Củng cố, dặn dò: Giáo dục các em thêm yêu dân ca của quê hương mình,tìm thêm các bài dân ca khác nữa.
----------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 10 tháng 4 năm 2014.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: (Lớp 3D,3A- tiết 2,3- sáng
Lớp 3B,3C- tiết 1,3- chiều)
Bài : ÔN TẬP
I. Mục tiêu: HS ôn lại kiến thức đã học về mặt trời,động vật và thực vật.
II. Hoạt động dạy học: Ôn tập.
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của thực vật, động vật?
Câu 2: Nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt?
Câu 3: Nếu không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên trái đất?
Câu 4: Nêu ví dụ về vai trò của mặt trời đối với con người, động vật, thực vật?
Câu 5: Con người đã sử dụng nhiệt và ánh sáng của mặt trời vào việc gì?
- HS ôn tập theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận ý đúng.
III. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------
TUẦN 30
Thứ 2 ngày 14 tháng 4 năm 2014.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: (Lớp 3B,3A,3C- tiết 1,2,3- chiều
Thứ 3: Lớp 3D- tiết 1- sáng)
Bài 59: TRÁI ĐẤT: QUẢ ĐỊA CẦU
I. Mục tiêu: Sau bài học, hs có khả năng:
- Nhận biết được hình dạng của trái đất trong không gian.
- Biết cấu tạo của quả địa cầu gồm: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
- Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
II. Đồ dùng: - Quả địa cầu.
- 2 hình phóng to như hình 2 SGK trang 112 nhưng không có phần chữ trong hình.
- 2 bộ bìa, mỗi bộ gồm 5 tấm ghi: cực bắc, cực nam, bắc bán cầu, nam bán cầu, xích đạo.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: + Nêu vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên trái đất?
+ Nêu ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
- Y/c hs quan sát hình 1 SGK trang 112.
Quan sát hình 1 ( ảnh chụp trái đất từ vũ trụ ) em thấy trái đất có hình gì?
- GV: Trái đất có hình cầu hơi dẹt ở 2 đầu.
- Cho hs quan sát quả địa cầu và giới thiệu: Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của trái đất và phân biệt cho các em các bộ phận quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
- GV chỉ cho hs biết vị trí nước VN trên quả địa cầu để hs hình dung trái đất chúng ta đang ở rất lớn.
KL: Trái đất rất lớn và có dạng hình cầu.
b. Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm.
- GV chia nhóm.
- Y/c hs trong nhóm chỉ cho nhau nghe.
- GV gọi đại diện lên chỉ quả địa cầu theo y/c của gv.
- GV cho hs nhận xét về màu sắc trên bề mặt quả địa cầu và giới thiệu sơ lược về sự thể hiện màu sắc.
KL:Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt trái đất.
c. Hoạt động 3: Chơi trò chơi gắn chữ vào sơ đồ câm.
GV tổ chức và hướng dẫn.
- GV treo 2 hình phóng to như H2 trang 112 ( không có chú giải ) lên bảng.
- Chia lớp thành nhiều nhóm ( 5 hs ) lần lượt hs trong nhóm lên gắn tấm bìa.
- Gọi 2 nhóm lên bảng xếp thành 2 hàng dọc.
- Phát cho mỗi nhóm 5 tấm bìa.
- GV hướng dẫn luật chơi.
- Hai nhóm hs chơi trò chơi theo hướng
- Tổ chức đánh giá 2 nhóm. Nhóm nào gắn đúng trong thời gian ngắn là thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
.
- Nhờ có ánh sáng và nhiệt của mặt trời mà cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh.
- HS nêu.
- HS nhận xét.
- HS quan sát hình 1 trang 112.
- HS trả lời: Hình cầu ( hình tròn, quả bóng)
- HS quan sát quả địa cầu.
- HS biết được các bộ phận của quả địa cầu gồm: giá đỡ và trục quay.
-HS theo dõi quả địa cầu.
- HS trong nhóm quan sát hình 2 trong SGK và chỉ trên hình: Cực bắc, cực nam, xích đạo, bắc bán cầu, nam bán cầu.
- Đại diện các nhóm lên chỉ quả địa cầu
- HS đặt quả địa cầu trên bàn và nhận xét trục của nó đứng thẳng hay nghiêng so với mặt bàn.
- Đại diện các nhóm lên chỉ quả địa cầu.
- HS lắng nghe và quan sát để thấy rằng bề mặt trái đất không bằng phẳng.
- HS nghe gv phổ biến luật chơi:
+ Khi gv hoặc trọng tài hô " bắt đầu " lần lượt hs trong nhóm lên gắn tấm bìa của mình vào hình trên bảng.
+ HS trong nhóm không được nhắc nhau.
+ Khi hs thứ nhất về chỗ thì hs thứ hai mới được lên gắn, cứ như thế đến hs thứ năm.
- Các hs khác quan sát và theo dõi.
THỦ CÔNG: (Lớp 3C-tiết 4- chiều.Thứ 3: Lớp 3D- tiết 4- sáng
Thứ 5: Lớp 3A- tiết 4- sáng. Lớp 3B- tiết 2- chiều)
Bài 17: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
- HS tiếp tục vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm đồng hồ để bàn. HS làm được đồng hồ để bàn đúng qui trình kĩ thuật.
- Rèn đôi tay khéo léo.
- - HS có ý thức tiết kiệm thời gian.
II. Đồ dùng: - Mẫu đồng hồ để bàn đã làm sẵn.
- Giấy màu, giấy trắng, kéo, bút màu, hồ dán.
III. Hoạt động dạy- học:
*Hoạt động 1: Học sinh thực hành:
- Nêu cách làm đồng hồ để bàn.
- GV nhận xét, nhắc lại qui trình làm đồng hồ để bàn:
+ Bước 1: Cắt giấy.
+ Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ.
+ Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- GV tổ chức cho HS thực hành làm đồng hồ để bàn
- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
*Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá:
- GV cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV tổ chức nhận xét, đánh giá.
*Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò: Gọi hs nhắc lại các bước làm đồng hồ.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho giờ sau: kéo, keo dán, giấy màu, giấy trắng, màu vẽ.
-----------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 15 tháng 4 năm 2014
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: (Lớp 3A,3B- tiết 1,2- sáng. Lớp 3C- tiết 4- chiều
Thứ 5: Lớp 3D- tiết 1- sáng)
Bài 60: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
I- Mục tiêu:
-HS biết vẽ sự chuyển động của trái đất quanh mình nó và quanh mặt trời
- Biết quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của trái đất .
- Rèn kỹ năng quan sát.
II- Đồ dùng: - Các hình trong SGK, quả địa cầu
III- Hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Thực hành theo nhóm
GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 quả địa cầu và thảo luận: trái đất quay quanh mình nó theo hướng nào. Sau đó thực hành quay trong nhóm.
- Yc đại diện các nhóm lên trình bày và thực hành
-GV nhận xét.
* Hoạt động 2 : Quan sát tranh theo cặp
GV điều khiển hs thảo luận theo cặp
- Trái đất tham gía đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?
- Gọi 1 số cặp trình bày.
- Gọi hs khác bổ sung.
+ GV kết luận: Trái Đất đồng thời tham gia 2 chuyển động …
* Hoạt động 3: Trò chơi: Trái đất quay.
- GV chia nhóm, hướng dẫn cách chơi :Gọi 2 bạn: 1 bạn đóng vai Mặt Trời,1 bạn đóng vai Trái Đất: Bạn đóng vai Mặt Trời đứng ở giữa vòng tròn,bạn đóng vai Trái Đất sẽ vừa quay quanh mình,vừa quay quanh Mặt Trời.
- HS thực hành chơi theo nhóm.
- GV theo dõi nhắc nhở.
*Củng cố,dặn dò: - Nhận xét giờ học, dặn hs ôn lại các kiến thức về Trái Đất .
- HS trong nhóm thảo luận và thực hành.
- Trái đất quay quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ .
HS thảo luận theo nhóm và thực hành quay quả địa cầu.
Các nhóm khác theo dõi bổ sung
-HS làm việc theo cặp
-Từng cặp quan sát hình 3(SGK) trang 115 chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của Trái Đất quay quanh mình nó và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- HS lắng nghe.
- 2 bạn lên chơi thử.
-Học sinh chơi theo nhóm.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: (Lớp 3B- tiết 3- chiều)
(Đã soạn ở tuần 29)
-----------------------------------------------
Thứ 5 ngày 17 tháng 4 năm 2014.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: (Lớp 3D,3A- tiết 2,3- sáng
Lớp 3B,3C- tiết 1,3- chiều)
Bài: ÔN TẬP
I.Mục tiêu: Ôn tập các kiến thức đã học về Trái Đất và Sự chuyển động của Trái Đất.
II.Hoạt động dạy học: Ôn tập.
Hoạt động 1: Quan sát quả địa cầu.
- GV chia nhóm, HS quan sát quả địa cầu và nói cho nhau nghe những điều mình quan sát được trên quả địa cầu.
Hoạt động 2: GV ghi câu hỏi lên bảng.
Câu 1: Trái Đất có hình gì? Quả địa cầu gồm có những bộ phận nào?
Câu 2: Quả địa cầu giúp ta hình dung được gì?
Câu 3: Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều của kim đồng hồ?
Câu 4: Trái Đất đồng thời tham gia mấy chuyển động? Là những chuyển động nào?
- HS ôn theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV và HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận ý đúng.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- GA lop 3 GV2 tuan 2430.doc