1 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Chú ý đọc đúng tên nước ngoài : Ê-đi-xơn ; các từ ngữ : nổi tiếng, khắp nơi, may mắn, loé lên, nảy ra,
- Biết phân biệt lời người kể vá các nhân vật (Ê-đi-xơn, bà cụ)
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu
- Hiểu các từ ngữ mới được chú giải cuối bài (nhà bác học, cười móm mém, )
- Hiểu nội dung truyện : Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn mang khoa học phục vụ cho mọi người.
34 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 Tuần 22 - Nguyễn Thị Thu Hằng - Trường Tiểu Học Gio Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thể dục
Bài43 : ÔN NHẢY DÂY- TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I . MỤC TIÊU
Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu HS thực hiện được động tác tương đối chính xác.
Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”. HS biết cách chơi – Tham gia trò chơi chủ động đúng luật.
II . ĐỊA ĐIỂM VÀPHƯƠNG TIỆN
1) Địa điểm :sân trường, vệ sinh sạch, thoáng mát, bảo đảm an toàn .
2) Phương tiện : còi, kẻ sẵn các vạch chuẩn bị cho tập nhảy dây, kẻ sân chơi cho trò chơi
III . NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Định lượng
Nội dung và phương pháp
Đội hình tập luyện .
2-3phút
3phút
2phút
1lần
10-12phút
6-8phút
2 phút
2phút
1.Phần mở đầu :
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học..
-Yêu cầu HS tích cực học tập ..
-Tập lại bài thể dục phát triển chung một lần: 2x8 nhịp
-Chạy chậm thành một hàng dọc xung quanh sân tập.
Khởi động các khớp
Chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ” ,
2. Phần cơ bản
*Ôân nhảy dây kiểu chụm 2 chân
- GV yêu cầu HS thực hiện theo các yêu cầu sau:
+ HS đứng tại chổ tập so dây, trao dây, quay sây và tập chụm hai chân bật nhảy nhẹ nhàng.
+ Chia tổ tập luyện theo khu vực đã phân công. Các tổ trưởng đều khiển cho các bạn tập
GV hướng dẫn thi các tổ xem tổ nào có bạn nào nhảy được nhiều nhất
Cả lớp cùng thực hiện dưới sự điều khiển của GV
GV quan sát NX sửa sai
Sử dụng nhiều hình thức khác nhau dưới dạng thi đua, trình diễn cho thêm phần sinh động. nhóm nào tập thuộc nhất được biểu dương, nhóm nàokém nhất hoặc chưa đạt yêu cầu sẽ phải chạy một vòng xung quanh sân.
*Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức ”
- GV nêu lại cách chơi và những trường hợp phạm quy, sau đó cho HS cho chơi chính thức, có phân thắng bại Có thể cho cán bộ lớp làm trọng tài để giám sát cuộc chơi.
GV quan sát nhận xét, sửa sai. Hướng dẫn cách kĩ cách bật nhảy để tránh chấn động mạnh
Nhắc nhở HS chơi chủ động đúng luật và đảm bảo an toàn.
3. Phần kết thúc
- Tập một số động tác hồi tĩnh hít thở sâu.
-GV hệ thống bài học, nhận xét tiết học
Dăn dò : Về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân.
GV hô “giải tán”,HS hô: “khoẻ”.
Thứ tư
Thứ năm
TẬP ĐỌC
CHIẾC MÁY BƠM
I. MỤC TIÊU
1 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
Đọc đúng các từ ngữ : Aùc-si-mét; các từ ngữ : múc nước, ruộng nương, chảy ngược lên, trục xoắn, …
Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, biểu lộ thái độ cảm phục nhà bác học Ác-si-mét
2 . Rèn kĩ năng đọc -hiểu :
Hiểu các từ ngữ trong bài (tính tới tính lui, đinh vít).
Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Aùc- si-mét – nhà bác học biết cảm thông với lao động vất vả của người nông dân. Bằng óc sáng tạo và lao động cần cù, ông đã phát minh ra chiếc máy bơm đầu tiên của loài người.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc SGK (phóng to)
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Ổn định
2 . Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét – Ghi điểm
3 .Bài mới :
GIỚI THIỆU BÀI: Hôm nay các em sẽ học bài Chiếc máy bơm. Với bài đọc này các em sẽ biết : Chiếc máy bơm đầu tiên của loài người đã ra đời như thế nào ? Ai là người đã phát minh ra chiếc máy bơm đó.
- Ghi tựa
Hoạt động 1:Luyện đọc
a. GV đọc bài : giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ thái độ cảm phục, kính trọng. Sau đó nói về Ác-si-mét, một nhà bác học nổi tiếng của người Hi Lạp cổ đại, sống cách đây 2000 năm.
b.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
GV viết bảng : Ác-si-mét
- Đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa từ :
GV chốt kết luận bài văn có thể chia thành 3 đoạn.
+ GV nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng, đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, biểu lộ thái độ cảm phục, kính trọng Ác-si-mét.
+ Giúp các em hiểu một số từ ngữ chưa hiểu
+ Đặt câu với từ tính tới tính lui ?
- Đọc từng đoạn trong nhóm .
GV theo dõi, hướng dẫn HS đọc cho đúng .
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
*Yêu cầu HS đọc đoạn 1
+ Nông dân tưới nước cho ruộng vất vả như thế nào ?
+ Ác-si-mét nghĩ gì khi thấy cảnh tượng đó ?
GV tóm ý
*Yêu cầu HS đọc đoạn 2
+ Hãy tả chiếc máy bơm của Ác-si-mét ?
GV tóm ý
*Yêu cầu HS đọc đoạn 3
+ Đến nay chiếc máy bơm cổ xưa của Ác-si-mét còn được sử dung như thế nào ?
*Yêu cầu đọc lại cả bài
+ Nhờ đâu chiếc máy bơm đầu tiên của loài người ra đời ?
+ Em tấy có điểm giống nhau giữa hai nhà khoa học Ác-si-mét vá Ê-đi-xơn ?
GV tổng kết bài, giáo dục tư tưởng.
Hoạt động 3:Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn văn. Hướng dẫn HS đọc
- GV và lớp nhận xét .
Củng cố - Dặn dò :
GV hỏi lại bài
GV nhận xét tiết học .
Về đọc trước bài “Nhà ảo thuật”
- 3 HS đọc bài Cái cầu và trả lời các câu hỏi.
- 3 HS nhắc lại
Lớp lắng nghe
- 2 HS đọc Ác-si-mét
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài
- 3 HS đọc chú giải cuối bài
… Mẹ em tính tới tính lui mãi mới quyết định mua thêm một con búp bê.
- HS đọc nối tiếp 4 đoạn trong nhóm .
- 2 HS thi đọc cả bài
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
-1 HS đọc. Cả lớp thầm đoạn 1
… Họphải múc nước sông vào ống, rồi vác lên tưới cho ruộng nương ở tận trên dốc cao.
… anh nghĩ phải làm cách nào cho nước chảy ngược lên ruộng nương để người lao động đỡ vất vả.
- 1HS đọc. Cả lớp đọc thầm đoạn 2
HS quan sát tranh minh hoạ, đọc bài, trao đổi nhóm đôi:
… Đó là một đường ống có hai cửa – một cửa dẫn nước sông vào, cửa kia dẫn nước ra ruộng. Bên trong đường ống có một trục xoắn. Bằng cách làm quay trục xoắn, nước dưới sông sẽ được dẫn lên cao.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc đoạn cuối bài.
… đến nay loài người vẫn sử dung nguyên lí chiếc máy bơm của Ác-si-mét chế tạo. Những cánh xoắn của máy bay, tàu thuỷ và cả những chiếc đinh vít chúng ta thường dùng chính là con cháu của chiếc máy bơm cổ xưa.
- 1 HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm.
…nhờ óc sáng tạo và tình thương yêu của Ác-si-mét với những người nông dân. Ông muốn làm gì đó giúp họ lao động đỡ vất vả.
… cả hai cùng giàu óc sáng tạo và có lòng thương yêu con người, mong muốn làm ra cái gì đó để giúp con người sống tốt hơn, lao động đỡ vất vả hơn./ Cả hai đều thấy được khó khăn, vất vả của con người ; tìm cách chế tạo những máy móc nhằm giúp đỡ mọi người.
4 HS đọc thi đoạn văn
2 HS đọc cả bài
- Lớp theo dõi nhận xét – bình chọn cá nhân đọc hay nhất.
THỦ CÔNG
BÀI 22 : ĐAN NONG ĐÔI (TIẾT 1)
I . MỤC TIÊU :
HS biết cách đan nong đôi.
Đan nong đôi đúng quy trình kỹ thuật. Hứng thú với giờ học đan có ý thức giữ gìn vở sạch, đẹp .
II . CHUẨN BỊ
Đồ dùng tiết học.
Mẫu Đan nong đôi bằng bìa có kích thước đủ lớn để HS quan sát.
Tranh quy trình bằng gấy Đan nong đôi.
Tấm đan nong mốt để so sánh.
Gấy màu hoặc giấy trắng, kéo bút màu, hồ dán.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét .
-GV giới thiệu tấm Đan nong mốt (H1)
- Đan nong đôi được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan làn, rổ, rá, thúng…
-Để Đan nong đôi người ta sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu khác nhau như mây, tre, giang, nứa, lá dừa…
Bài học hôm nay chúng ta làm quen với cách đan nong đôi bằng giấy, bìa với cách đan đơn giản nhất
* Hoạt động 2 hướng dẫn mẫu :
Bước 1 : Kẻ cắt các nan đan
- HS kẻ dọc và ngang có các nan có chiều rộng 1ô
Cắt các nan dọc : Cắt 1 hình vuông có cạnh 9ô. Sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy bìa đến hết ô thứ 8 (H2)để làm các nan dọc
Cắt 7 nan ngang và 4 nan dọc để làm nẹp xung quanh tấm đan (H3)
Bước 2 : Đan nong đôi.
- Cách đan nhấc 2 nan,đè 2 nan và lệch nhau .
+ Đan nan ngang thứ nhất : đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó nhấc nan dọc 2, 3, 6, 7 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc .
+ Đan nan ngang thứ 2: Nhấc nan dọc 3, 4, 7, 8 và luồn nan ngang thứ 2 vào. Dồn nan ngang thứ 2 ch khít với nan ngang thứ nhất .
+ Đan nan ngang thứ 3 ngược với nan 1 ta nhấc các nan dọc 1, 4, 5, 8, 9 và luồn nan ngang thứ 3 vào, dồn nan ngang thứ 3 vào khít với nan ngang thứ 2
+ Đan nan ngang thứ 4 ngược với nan 2. Ta nhấc nan dọc 1, 2, 5, 6, 9 và luồn nan ngang thứ tư vào. Dồn nan ngang thứ tư vào khít với nan ngang thứ ba
-Đan nan ngang 5, 6, 7 giống như nan 1, 2, 3.
- Cứ như thế cho hết nan ngang thứ 7
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan .
-Dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột
- Yêu cầu HS nêu lại quy trình Đan nong đôi.
- GV cho HS thực hành
- GV khen những em có cố gắng
4 . Củng cố :
- GV Nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
Dặn HS giờ sau mang giấy thủ côn, giấy bìa để hoc bài “Đan nong đôi (T2)”.
- HS quan sát
HS chú ý theo dõi
HS thực hành
Lớp theo dõi
Lớp thực hành .
- 1 HS HS thực hiện thao tác Đan nong đôi
THỨ SÁU
File đính kèm:
- giaoanlop3dhgsaukhfwioe (23).doc