A/ Mục tiêu: - SGV trang
- Rèn đọc đúng các từ: Ê - đi - xơn, đèn điện , lóe lên , miệt mài , móm mém ,
- Hiểu nghĩa các từ khó (SGK), nội dung ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học Ê - đi - xơn giàu trí sáng tạo luôn mong muốn đưa khoa học phục vụ cho mọi người .
B / Đồ dùng dạy - học: - Tranh ảnh minh họa câu chuyện sách giáo khoa.
- Bảng phụ viết đoạn 3 để hướng dẫn HS luyện đọc.
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 968 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Nguyễn Thị Hạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phụ họa.
C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- KT bài hát “Cùng nhau vui múa dưới trăng“
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 1 : Ôn bài hát
- Cho học sinh hát lại bài hát.
- Lưu ý học sinh hát đúng những tiếng có luyến trong bài .
- Chia lớp thành 3 nhóm .
- Yêu cầu mỗi nhóm hát hai câu tiếp nối nhau, câu cuối cùng cả 3 nhóm cùng hát.
* Hoạt động 2 : Tập biểu diễn kết hợp động tác.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện theo 4 động tác: GV làm mẫu, HS làm theo sau đó HS vừa hát vừa kết hợp phụ họa.
- Mời từng tốp biểu diễn trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm biểu diễn hay.
* Hoạt động 3: Giới thiệu khuông nhạc và khóa son .
- Cho HS quan sát khuông nhạc và giới thiệu:
+ Khuông nhạc gồm 5 dòng kẻ song song cách đều nhau. Các dòng kẻ và các khe giữa hai dòng kẻ được tính từ dướiù lên trên.
+ Khóa Son : - Khóa son đặt ở đầu khuông nhạc
- Nốt Son đặt trên dòng kẻ thứ hai.
- Cho HS nhận biết các nốt trên khuông nhạc.
d) Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát 1 lần.
- Về nhà tập hát cho thuộc lời bài hát.
- Ba học sinh lên bảng hát bài hát “ Cùng nhau vui múa dưới trăng “ và kết hợp đu đưa theo nhịp 3/8.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài.
- Lớp cùng ôn lại lời bài hát .
- Hát đúng các tiếng luyến ở các câu mà giáo viên lưu ý.
- Từng nhóm lần lượt hát nối tiếp mỗi nhóm hai câu . Cả lớp cùng hát điệp khúc 4 câu cuối bài hát .
- Lớp vừa hát vừa biểu diễn động tác theo giai điệu của bài hát .
+ ĐT1: Hai tay đưa thành vòng tròn nhún chân vào phách mạnh.
+ ĐT2: Tay phải chỉ vào khoảng không.
+ ĐT3: Vẫy tay trái .
+ ĐT4 . Vỗ tay theo tiết tấu .
- Lắng nghe giáo viên để nắm về cấu tạo khóa Son và nốt Son trên khuông nhạc.
- HS đọc các nốt trên khuông nhạc.
- Cả lớp hát lại bài hát kết hợp vỗ tay theo phách.
-------------------------------------------------
Tiếng Việt nâng cao
A/ Yêu cầu: - HS làm đúng BT phân biệt vần dễ lẫn, mở rộng vốn từ "Sáng tạo", ...
- Giáo dục HS chăm học.
B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động cảu thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu cả lớp làm các BT sau:
Bài 1: Điền vào chỗ trống ướt hay ước:
- Cầu đ... ước thấy - Nói tr... b... không qua
- Quần là áo l... - N... chảy đá mòn
- Hỏi sư mượn l... - V... núi băng rừng
Bài 2: Nối từ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B:
A B
Trí thức Khả năng hiểu biết, suy xét
bằng bộ óc
ýù chí Người làm việc trí óc,
hiểu biết nhiều
trí tuệ Ý thức tự giác, mạnh mẽ, quyết tâm
dồn sức lực, trí tuệ để đạt được mục đích.
Bài 3: Trong các câu dưới đây, người viết đặt dấu phẩy không đúng chỗ. Em hãy sửa lại rồi chép các câu này vào vở.
Đất nước ta, đã có nhiều nhà khoa học nghệ sĩ danh thủ nhờ gian khổ học tập nghiên cứu đã làm vẻ vang, cho đất nước. Đại kiện tướng, môn cờ vua Đào Thiện Hải là một trong số đó.
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm, ghi nhớ.
- Cả lớp tự làm BT vào vở.
- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
- Cầu được ước thấy - Nói trước bước không qua
- Quần là áo lượt - Nước chảy đá mòn
- Hỏi sư mượn lược - Vượt núi băng rừng
A B
Trí thức Khả năng hiểu biết, suy xét
bằng bộ óc
ýù chí Người làm việc trí óc,
hiểu biết nhiều
trí tuệ Ý thức tự giác, mạnh mẽ, quyết tâm
dồn sức lực, trí tuệ để đạt được mục đích.
Đất nước ta đã có nhiều nhà khoa học, nghệ sĩ , danh thủ nhờ gian khổ học tập, nghiên cứu đã làm vẻ vang cho đất nước. Đại kiện tướng môn cờ vua Đào Thiện Hải là một trong số đó.
-----------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
A/ Yêu cầu: - HS ôn luyện các động tác về ĐHĐN và các bài hát - múa của Sao nhi đồng.
- Chơi trò chơi "Chim về tổ".
B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Tổ chức cho HS ôn tập:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu học tập.
- Giao nhiệm vụ cho lớp.
- Theo dõi, uốn nắn cho các em.
* Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Chim về tổ":
- Nêu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cho HS chơi thử 1 - 2 lần rồi cho HS chơi chính thức.
- Nhận xét , tuyên dương những em thắng cuộc.
* Dặn dò: Về nhà luyện tập thêm.
- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn ôn tập các động tác về đội hình đội ngũ: tập hợp hàng ngang, hàng dọc, giãn cách hàng ngang - hàng dọc. Sau đó ôn các bài múa: Bông hồng tặng mẹ và cô ; Hành khúc Đội TNTPHCM : Chúng em là mầm non tương lai ...
- Cả lớp tham gia chơi trò chơi.
======================================================
Tập đọc : Chiếc máy bơm .
A/ Mục tiêu: - Rèn kỉ năng đọc thành tiếng :-Đọc trôi chảy cả bài .Chú ý đọc đúng danh từ riêng Ác – si – mét và các từ dễ phát âm sai do ảnh hướng của phương ngữ như : múc nước , ruộng nương , cách xoắn , tàu thủy , cổ xưa ... Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng , tình cảm , biểu lộ , thái độ cảm phục nhà bác học Ác – si – mét . Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
- Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ mới như :(tính tới tính lui , đinh vít ) .
- Ca ngợi nhà bác học Ác – si – mét biết cảm thông với sự vất vả của người dân lao động , bằng óc sáng tạo và lao động cần cù ông đã phát minh ra chiếc máy bơm đầu tiên của loài người .
B/ Chuẩn bị : - Tranh minh họa trong sách .
C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Giáo viên kiểm tra bài : “ Cái cầu “
- Gọi 3 học sinh lên đọc bài .
-Trả lời câu hỏi về nội dung bài
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ.
2.Bài mới
a) Giới thiệu bài:
-Hôm nay chúng ta tìm hiểu về nội dung của bài :“ Chiếc máy bơm “
b) Luyện đọc :
-Đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ nhàng , rõ ràng , biểu lộ thái độ cảm phục và kính trọng
-Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
-Yêu cầu đọc từng câu trước lớp .
-Viết bảng các từ : Ác – si – mét hướng dẫn học sinh luyện đọc .
-Yêu cầu luyện đọc nối tiếp từng câu trong bài .
-Kết hợp hướng dẫn học sinh đọc đúng các câu và kết hợp giải nghĩa thêm các từ khó .
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trước lớp
-Mời nối tiếp đọc 3 đoạn trong bài
-Yêu cầu tìm hiểu nghĩa các từ khó rồi đặt câu với mỗi từ .
c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
-Yêu cầu đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi
-Nông dân tưới nước cho ruộng nương vất vả như thế nào?
-Ác – si – mét nghĩ gì khi thấy cảnh tượng đó ?
-Cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi
- Ác – si mét đã nghĩ ra cách gì để giúp nông dân ?
-Hãy tả chiếc máy bơm của Ác – si – mét
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn cuối bài văn .
- Cho tới nay chiếc máy bơm cổ xưa của Ác – si – mét còn được sử dụng như thế nào?
-Nhờ đâu mà chiếc máy bơm đầu tiên của loài người được ra đời ?
-Tổng kết nội dung bài như sách giáo viên .
d) Luyện đọc lại :
-Giáo viên đọc mẫu một đoạn trong bài .
-Yêu cầu 3 – 4 em thi đọc từng đoạn và cả bài .
-Mời một học sinh đọc lại cả bài
-Nhận xét đánh giá bình chọn em đọc hay .
d) Củng cố - Dặn dò:
-Gọi 2 -4 học sinh nêu nội dung bài
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
-Dặn dò học sinh về nhà học bài
-Ba học sinh lên bảng đọc bài “ Cái cầu “
-Trả lời câu hỏi theo yêu cầu giáo viên .
-Lớp theo dõi giới thiệu bài .
-Hai học sinh nhắc lại .
-Lớp theo dõi lắng nghe đọc mẫu để nắm được cách đọc đúng của bài văn miêu tả
- Đọc từng câu và từng đoạn văn trước lớp .
-Rèn đọc lưu loát các từ do giáo viên yêu cầu .
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu của bài
-Đọc từng đoạn trước lớp
- Ba em nối tiếp đọc 3 đoạn của bài văn .
- Trả lời giải nghĩa một số từ khó trong sách giáo khoa phần chú giải ( tính tới tính lui , đinh vít ) rồi đặt câu với mỗi từ
- Lớp đọc thầm đoạn 1 của bài văn và trả lời câu hỏi
- Họ phải múc nước vào ống rồi vác lên tưới cho cây ở những ruộng trên dốc cao
-Anh nghĩ phải làm cách nào cho nước chảy ngược lên ruộng nương để nông dân đỡ vất vả .
-Cả lớp đọc thầm đoạn 2 của bài văn .
- Ông đã làm một cái máy bơm dẫn nước từ dưới sông lên vùng cao .
- Có một đường ống với hai cửa một cửa để lấy nước sông vào cửa kia để nước ra ruộng trong ống có một trục xoắn .
- Học sinh đọc thầm đoạn cuối bài
- Ngày nay các máy bơm vẫn dùng nguyên lí của máy bơm do Ác – si – mét chế tạo ngoài ra còn dùng trong tàu thủy …
-Nhờ óc sáng tạo của Ác – si – mét và tình thương yêu con người lao động vất vả nên ông đã làm ra chiếc máy bơm giúp người dân .
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu
-Lần lượt từng em thi đọc từng đoạn văn rồi đọc cả bài văn .
- Một bạn thi đọc lại cả bài
- Lớp lắng nghe để bình chọn bạn đọc hay nhất
-Học sinh nêu tên tựa bài học
- 2 đến 4 em nêu nội dung vừa học
-Về nhà học và xem trước bài mới
“ Nhà ảo thuật “
File đính kèm:
- GA lop 3 tuan 22.doc