A. Mục tiêu:
- HS biết: chăm sóc và bảo vệ cây xanh bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.
- HS hiểu: cây cối đem lại rất nhiều lợi ích cho con người vì vậy chăm sóc và bảo vệ cây xanh là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người.
- HS có tình cảm với thiên nhiên và biết yêu quý thiên nhiên.
B. Tài liệu và phương tiện:
- Truyện kể: Bác sĩ cây
9 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 21 Trường Tiểu học Yên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i.
- HS nhẩm và báo cáo kết quả :
6000 + 500 = 6500.
- HS trả lời.
- HS theo dõi.
- Tự làm bài, sau đó 2 HS chữa bài miệng trước lớp.
- HS đọc đề bài
HĐNGLL
CÂY KẾT NGHĨA
4.1. Mục tiêu hoạt động:
- HS hiểu ý nghĩa của việc trồng cây.
- HS biết chăm sóc, bảo vệ cây cối trong trường qua hoạt động "Cây kết nghĩa".
4.2. Quy mô hoạt động:
- Tổ chức theo quy mô lớp.
4.3. Tài liệu và phương tiện:
- Tranh ảnh phong cảnh đẹp của đất nước (có nhiều cây xanh).
- Ảnh chụp quang cảnh trường.
- Cây cối tròng trong trường.
4.4. Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị:
- Trước 1 tuần, GV phổ biến cho HS:
- Các tố sưu tầm những hình ảnh về phong cảnh đẹp của đất nước.
- Cả lớp quan sát, tìm hiểu tất cả các cây cối trong trường để biết : Đó là cây gì ? Nó được trồng từ bao giờ?
- Buổi sinh hoạt tới, cả lớp sẽ tố chức nhận "Cây kết nghĩa".
- Chọn người điều khiển chương trình.
Bước 2: HS sưu tầm tranh ảnh:- HS sưu tầm tranh ảnh, tập trung về tổ trước 1-2 ngày để dán vào tờ giấy khổ to.
- Tiến hành thảo luận nhóm để hiểu rõ tác dụng của cây cối đã tô điểm cho phong cảnh đẹp của đất nước.
- Cử đại diện lên giới thiệu trang sưu tầm của tổ.
- Tổ trưởng cùng các thành viên trong tổ tham quan cây cối trong trường. Hỏi các bác lao công, bảo vệ, các thầy cô giáo về: Tên cây đó ? Nó được trồng từ bao giờ ?
Bước 3: Nhận và thực hành chăm sóc "Cây kết nghĩa".
- Người dẫn chương trình lên giới thiệu chương trình của buổi nhận "Cây kết nghĩa".
- Mở đầu chương trình, lần lượt các tổ giới thiệu trang sưu tầm của tổ về : Cây cối tô điểm đẹp của đất nước.
- GV hướng dẫn hs thảo luận:
Ngoài ý nghĩa tô đẹp cho đất nước, cây cối còn có tác dụng gì khác ? Hãy chọn ý trả lời đúng:
a, Che nắng
b, Che mưa
c, Làm sạch không khí
d, Trang trí nhà cửa
e, Chống xói mòn đất nhờ có lá cây đỡ khi bị nước mưa rơi thẳng xuống mặt đất.
g, Làm ra đất màu để trồng trọt
h, Làm giàu cho đất
(Đáp án: a,c,d,e,h)
- GV nêu ý nghĩa và việc làm phù hợp với sức của mình để chăm sóc, bảo vệ cây cối trong trường.
- GV phát động cả lớp thi đua nhận "Cây kết nghĩa".
- Người dẫn chương trình đọc danh sách phân công chăm sóc, bảo vệ "Cây kết nghĩa" của từng tổ.
- 1 đại diện của một tổ lên hứa chăm sóc tốt "Cây kết nghĩa".
- Cả lớp hát bài : Ai trồng cây.
- Tổ trưởng đưa các thành viên ra thực hành chăm sóc "Cây kết nghĩa" của tổ.
Bước 4: Nhận xét - Đánh giá:
- GV nhận xét ý thức, thái độ của HS.
Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2013
Toán
Các số có 4 chữ số
A. Mục tiêu
- Nâng cao kiến thức về đọc , viết các số có 4 chữ số cho HS.
B. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Gv nêu mục đích, yc của tiết học:
2. Hướng dẫn HS làm BT:
* HD hs làm BT trong VBT
* HD một số bàt tập: ( Trang 29 - Toán nâng cao lớp 3)
HS tự làm BT
Chữa BT:
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
- Viết các số có 4 chữ số giống nhau
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học:
- Nghe
- Làm BT
- Một số HS đọc số.
- 1 em viết số: 5745; 9999; 1978; 1485; 2004.
- 2 HS chữa bài ở bảng:
1945= 1000+ 900 + 40 + 5
1954 = 1000 + 900 + 50 + 4
1975 = 1000 + 900 + 70 + 5
2003 = 2000 + 0 + 0 + 3
- 1 HS vb:1111;2222;3333;4444;5555…9999.
Thủ công
ĐAN NONG MỐT (tiết 1)
A. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách đan nong mốt.
- Kẻ, cắt được các nan đan tương đối đều
- Đan được nong mốt đúng qui trình kĩ thuật,dồn được nan đan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan
B. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa. Tranh quy trình đan nong mốt . Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau. Bìa màu, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công, hồ dán .
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
II.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn qsvà nhận xét.
- Cho HS quan sát vật mẫu.
- Đan nong mốt được ứng dụng làm những đồ dùng gì trong gia đình ?
-Những đồ vật đó được làm bằng vật liệu gì ?
3. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Treo tranh quy trình và hướng dẫn.
Bước 1 : Kẻ cắt các nan .
- Cắt nan dọc: Cắt 1 hình vuông cạnh 9 ô. Sau đó cắt theo các đường kẻ đến hết ô thứ 8.
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan để làm nẹp: rộng 1 ô, dài 9 ô.
Bước 2 : Đan nong mốt bằng giấy bìa.
- Hướng dẫn đan lần lượt từ nan ngang thứ nhất , nan ngang thứ hai, cho đến hết: Cách đan nong mốt là nhấc 1 nan, đè 1 nan, 2 nan liền nhau đan so le.
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm nan.
- Hướng dẫn bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại rồi dán vào tấm đan để không bị tuột.
+ Gọi HS nhắc lại cách đan.
- Cho HS cắt các nan đan và tập đan nong mốt.
- Theo dõi giúp đỡ các em.
III. Củng cố, dặn dò:
- Yc nhắc lại các bước kẻ, cắt và đan nong mốt.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
-Lớp theo dõi giới thiệu bài .
- Cả lớp quan sát vật mẫu.
- Nêu các vật ứng dụng như : đan rổ , rá , làn , giỏ ...
- Hầu hết các vật liệu này là mây, tre, nứa lá dừa …
- Lớp theo dõi GV hướng dẫn.
- 2 em nhắc lại cách cắt các nan.
- 2 em nhắc lại cách đan.
- Cả lớp thực hành cắt các nan và tập đan.
- Nêu các bước kẻ, cắt, đan nong mốt.
Luyện từ và câu
NHÂN HOÁ. ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO?
A. Mục tiêu:
- Tiếp tục nhận biết phép nhân hoá
- Tiếp tục ôn tập cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi: Khi nào?
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi nội dung BT 1, 2, 3
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GV nêu mục đích, yc của tiết học:
2. HD làm bài tập: * Nhận biết phép nhân hoá
Bài 1: Bé ơi gió đến
Từ biển từ rừng
Gió đi vội vã
Núi đồi khom lưng.
Vườn ngô phấn rực
Tay gió điểm hoa
Lòng gió thơm phức
Mối tình bao la
(Gió- Huy Cận)
a. Hình ảnh nào trong đoạn thơ được nhân hoá?
b. Hãy nêu những chi tiết nhân hoá trong bài thơ
*Luyện đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi: Khi nào?
Bài 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi: Khi nào?
a. Em thức dậy lúc 5 giờ sáng.
b. Em mặc áo ấm khi gió mùa đông bắc tràn về
c. Khi thầy giáo giảng bài, cả lớp im lặng lắng nghe.
Bài 3: Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Khi nào em được cùng gia đình đi nghỉ mát?
b. Em đi ngủ lúc nào?
c. Gia đình em thường sum họp lúc nào?
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc và nêu yêu cầu
- Cả lớp làm bài vào vở Buổi 2
- Nhiều HS đọc kết quả.
- Tổ chức nhận xét, sửa sai.
- Cả lớp chữa bài vào vở.
- HS đọc và nêu yêu cầu
- Cả lớp làm bài vào vở Buổi 2
- GV gọi một số HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai
- Chữa bài vào vở
Thứ năm ngày 24 tháng 01 năm 2013
Toán
LUYỆN TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
A. Mục tiêu:
- Biết thực hiện đúng phép trừ các số có 4 chữ số có nhớ không quá hai lần.
- Vận dụng để thực hiện trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm.
- Vận dụng để giải toán có lời văn.
B. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GV nêu yc tiết học:
2. HD luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm
- Gv viết đề bài lên bảng và y/c HS nêu miệng cách nhẩm
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Y/c HS làm vào bảng con
- Gv nhận xét chung
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau
- Y/c HS đọc đề toán theo tóm tắt rồi giải.
- Gv nhận xét .
Bài 4: Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 2530 m vải, như vậy đã bán được nhiều hơn ngày thứ hai 470m vải. Hỏi cả hai ngày bán được bao nhiêu mét vải?
- Gv cùng cả lớp nhận xét
3. Củng cố dặn dò
- Gv nhận xét tiết học
- HS nêu miệng cách nhẩm
2000+6000-5000; 7000+3000-8000
9000-4000+3000; 5000-1000+6000
- HS cả lớp nhận xét
- HS làm vào bảng con
8623 - 319 7934 - 569
10 000 - 4445 8672-5948
- HS đặt đề toán rồi giải
- HS đọc đề bài và nêu cách giả
- Y/c 1 HS lên bảng giải, dưới lớp làm vào vở.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP
Đề bài: Hãy kể cho bạn em hoặc người thân nghe một câu chuyện về tinh thần yêu nước, dũng cảm của thiếu nhi Việt Nam mà em đã được nghe, được đọc.
I. Mục tiêu
Rèn kĩ năng kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc cho HS
II. Các hoạt động:
1. Giới thiệu bài:
VB đề bài
2. Tìm hiểu đề
- Nhiều HS đọc đề
- GV nêu câu hỏi tìm hiểu đề, gạch chân các từ quan trọng( như trên)
3. Hướng dẫn HS viết bài:
- Xác định câu chuyện mình sẽ kể.
- Xác định câu chuyện này mình sẽ kể cho bạn hay người thân nghe.
- Lời giới thiệu câu chuyện.
- Nội dung chuyện
- Lời kết thúc truyện.
HS viết bài . GV quan sát , giúp đỡ HS làm bài.
Cuối tiết thu một số bài, đọc , Hướng dẫn HS nhận thấy ưu, khuyết điểm.
Luyện viết
Bài 28( kiểu chữ nghiêng)
A. Mục tiêu:
- Giúp HS viết đúng, đẹp nội dung bài, viết đều nét, đúng khoảng cách, độ cao từng con chữ: l, L, C…
- Rèn kĩ năng viết đẹp, cẩn thận, chu đáo.
B. Đồ dùng dạy học:
- Vở luyện viết của HS, bảng lớp viết sẵn nội dung bài
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét chung
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện viết
+ Hướng dẫn HS viết chữ hoa trong bài
- Trong bài có những chữ hoa nào?
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình viết.
+ L: * Từ điểm Db trên Đk6, viết một nét cong lượn dưới như viết phần đầu của chữ c hoặc chữ g. Sau đó, đổi hướng rẽ bút viết nét lượn dọc(lượn hai đầu) đến ĐK1thì đổi hướng để tiếp tục viết nét lượn ngang, tạo một nét xoắn nhỏ ở chân chữ.
- Yêu cầu HS viết vào vở nháp
- GV nhận xét chung
3. Hướng dẫn HS viết bài
- Các chữ cái trong bài có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
- GV nhận xét, bổ sung.
- Y/c HS viết bài
- GV bao quát chung, nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách trình bày
4. Chấm bài, chữa lỗi
- Chấm 7 - 10 bài, nêu lỗi cơ bản
- Nhận xét chung, HD chữa lỗi
III. Củng cố, dặn dò:
- HS mở vở, kiểm tra chéo, nhận xét
- HS nêu: G, Đ
- HS nhắc lại quy trình viết:
+ C: * Từ điểm Db ở trên ĐK6, viết nét cong dưới, rồi chuyển hướng xuống dưới viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong này lượn vàm trong. DB trên Đk2.
- HS trả lời
- HS viết vào vở nháp
- Lớp nhận xét
- HS trả lời:
+ g, , h, l: cao 2 li rưỡi
+ a, i, o, n,…: cao 1 li
+ d: cao 2 li
- HS trả lời
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc lại bài viết
- HS viết bài
File đính kèm:
- Tuan 21.doc