Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Phan Thị Kiều Hoa

I. Mục đích yêu cầu:

 A.Tập đọc:

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ ngữ: Trần Quốc Khái, đọc sách, tiến sĩ, triều đình.

 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ mới: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự.

 - Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo, chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy cho dân ta.

 B. Kể chuyện:

 1.Rèn kĩ năng nói: Biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện, kể lại được 1 đoạn chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung chuyện.

 2.Rèn kĩ năng nghe.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Phan Thị Kiều Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thơ, Tìm sự vật được nhân hoá. - HS đọc thầm lại các gợi ý, trả lời ý 2 của câu hỏi( Các sự vật được nhân hoá bằng cách nào?) - GV dán 3 tờ phiếu khổ to đã kẻ sẵn bảng trả lời. HS trao đổi bài làm theo cặp trên giấy nháp. - GV mời 3 nhóm lên bảng tiếp sức điền vào bảng câu trả lời cho câu hỏi a, b, c. HS thứ 6 của mỗi nhóm trình bày toàn bộ bảng kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lởi giải đúng, bình chọn bài làm tốt nhất. - Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng. - GV chỉ vào kết quả, hỏi: Qua bài tập trên, các em thấy có mấy cách nhân hoá sự vật? Bài 3 : - HS đọc bài, nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: ở đâu? - GV mở bảng phụ. Nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Sau đó 1 HS chốt lại lời giải đúng. - Cả lớp làm vào vở theo lời giải đúng. Bài 4: - HS đọc yêu cầu của bài tập( Dựa vào bài “ở lại với chiến khu” trả lời câu hỏi trong SGK) - HS lần lượt trả lời từng câu hỏi, GV chép nhanh lên bảng câu trả lời đúng. - Cả lớp làm vào vở. 3. Củng cố, dặn dò:(1/) - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ. Dặn dò HS Thủ công Đ 21 Đan nong mốt. I. Mục tiêu: - HS biết đan nong mốt. Đan nong mốt đúng quy trình kĩ thuật. - HS yêu thích sản phẩm đan nan. II. Chuẩn bị: Kéo giấy thủ công, tranh quy trình. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ( 2 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Dạy bài mới(33 phút) 1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học. 2. HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét: - GV giới thiêu tấm đan nong mốt, hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. - GV liên hệ thực tế: ứng dụng để đan làn, đan rổ rá, … 3, HĐ2: Hướng dẫn mẫu: * Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan: - Cắt nan dọc: Cắt thành hình vuông có cạnh 9 ô, cắt theo đường kẻ trên giấy, đến ô thứ 8 dừng lại. - Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan dài 9 ô, rộng 1 ô. * Bước 2: đan nong mốt bằng giấy, bìa. * Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. - GV gọi HS nhắc lại cách đan nong mốt. Nhận xét. - GV tổ chức cho HS tập kẻ, cắt các nan bằng bìa, giấy và tập đan nong mốt. 3. Củng cố,dặn dò:(1 phút) - GV hệ thống kiến thức. - Nhận xét giờ. Dặn dò HS. Chính tả Đ 42 Nhớ- viết: Bàn tay cô giáo. I. Mụcđích, yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng viết chính tả: Nhớ và viết lại chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ “Bàn tay cô giáo”. 2. Làm đúng các bài tập: điền âm đầu dễ lẫn: tr/ch. II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết(2 lần) 8 từ ngữ cần điền tr/ch của bài tập 2a. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ:(4/) 1 HS đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vở nháp các từ ngữ: trí thức, nhìn trăng, trêu chọc. Nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: (31/) 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích , yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn viết chính tả: a) Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc bài 1 lần, cả lớp theo dõi trong SGK, ghi nhớ. - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ. - GV hỏi: + Mỗi dòng thơ có mấy chữ? + Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào? - HS đọc lại bài trong SGK, tự viết những chữ các em dễ viết sai. b) HS nhớ và tự viết bài thơ vào vở. Soát bài. c) Chấm, chữa bài: GV chấm1 số bài, nhận xét từng bài. 3. Hướng dẫn bài tập: Bài 2 : - GV chọn cho lớp làm bài tập 2a, nói rõ: 2 đoạn văn của bài tập là những đoạn giải nghĩa cho các em hiểu thế nào là trí thức, người trí thức làm những công việc gì. - HS đọc thầm đoạn văn a, làm bài cá nhân. - GV mời 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức( mỗi nhóm 8 em). Sau thời gian quy định, các nhóm ngừng viết, đại diện nhóm đọc KQ. - Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, tốc độ làm bài và kết luận nhóm thắng cuộc. - Vài HS đọc lại cả đoạn văn sau khi đã điền đầy đủ các âm đầu, GV sửa lỗi phát âm cho HS. - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. 4. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh. Thứ sáu ngày tháng năm 2007 Toán Đ105 Tháng- năm. I. Mục tiêu: Giúp HS: - Làm quen với các đơn vị đo thời gian: tháng, năm. Biết được 1 năm có 12 tháng. - Biết tên gọi các tháng trong 1 năm. Biết số ngày trong từng tháng. - Biết xem lịch. II. Đồ dùng dạy học: Tờ lịch năm 2008. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ:(4 ') 2 HS lên bảng làm bài tập 3, 4. Nhận xét, cho điểm. B. Bàì mới:(29') 1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học. 2. Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng: a) Giới thiệu các tháng trong năm: - GV treo tờ lịch năm 2008 lên bảng và giới thiệu về tờ lịch. - GV yêu cầu HS quan sát tờ lịch năm 2008 rồi nêu câu hỏi: 1 năm có bao nhiêu tháng? - GV ghi tên các thánglên bảng; gọi HS nhắc lại. b) Giới thiệu số ngày trong từng tháng: - GV hướng dẫn HS quan sát phần lịch của tháng 1 trong tờ lịch năm 2008 rồi hỏi: Tháng 1 có bao nhiêu ngày? - GV ghi bảng, gọi HS đọc. Cứ tiếp tục như vậy HS nêu được số ngày trong từng tháng( từ tháng 1 đến tháng 12). - Riêng đối với tháng 2, sau khi xem lịch HS nêu được tháng 2 có 29 ngày. GV lưu ý HS tháng 2 năm 2008 có 29 ngày, nhưng có năm tháng 2 có 28 ngày như năm 2007. Vậy tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. - HS nhắc lại số ngày trong từng tháng. GV lưu ý HS: Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày, các tháng khác có 30 hoặc 31 ngày. - Cho HS nắm bàn tay trái hoặc tay phải thành nắm đấm để trước mặt rồi tính từ trái qua phải. 3, Thực hành: Bài1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS tự làm bài rồi chữa bài. GV hỏi thêm: + tháng 2 có bao nhiêu ngày? + Tháng tư năm nay có bao nhiêu ngày? Bài 2: - HS quan sát tháng 8 năm 2005 trong SGK. - GV hướng dẫn HS làm chung câu 1: Ngày 10 tháng 8 là thứ mấy? - HS tự trả lời lần lượt các câu hỏi trong bài. 4, Củng cố dặn dò (2') - Nêu đơn vị kiến thức của tiết học. - Nhận xét giờ học. Dặn dò HS. Tự nhiên xã hội Đ 42 Thân cây( tiếp theo) I. Mục tiêu : Sau bài học HS biết: - Nêu được chức năng của thân cây. ( HĐ1) - Kể được ích lợi của 1 số thân cây( HĐ2). II. Đồ dùng dạy học: Các tranh trong SGK trang 80, 81. II. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ:(4/) Trong các cây sau những cây nào có thân gỗ, thân thảo: nhãn, bí ngô, dưa chuột, cây lúa, cây rau ngót, bưởi,… B. Bài mới:(31/) 1. GTB: GV nêu mục tiêu bài học. 2. HĐ1: Thảo luận cả lớp: - GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình1, 2, 3 trang 80 SGK và trả lời câu hỏi: + Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhiều nhựa? + Để biết được tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì? - GV giúp HS hiểu( SGV) - GV yêu cầu HS nêu các chức năng khác của thân cây. (VD: nâng đỡ, mang lá, hoa, quả) 3, HĐ2: Làm viêc theo nhóm: *)Bước 1: GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 4, 5, 6, 7, 8 trang 81 SGK. Dựa vào những hiểu biết thực tế, HS nói về ích lợi của thân cây đối với cuộc sống con người và động vật dựa vào các gợi ý sau: + Kể tên 1 số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật. + Kể tên 1 số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, bàn ghế, … + Kể tên 1 số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn. *) Bước 2: Làm việc cả lớp: - GV cho HS chơi trò chơi đố nhau( SGV) *) Kết luận: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng, … 3.Củng cố, dặn dò - Nêu nội dung kiến thức của tiết học. - Nhận xét giờ học. Dặn dò HS. Tập làm văn Đ 21 Nói về trí thức. Nghe- kể: Nâng niu từng hạt giống. I. Mục đích, yêu cầu: Rèn kĩ năng nói: 1, Quan sát tranh, nói về trí thức đã được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm. 2, Nghe- kể câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK. - Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý HS kể chuyện “Nâng niu từng hạt giống”. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ:(4/) 3 HS đại diện cho 3 tổ đọc báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. Nhận xét, cho điểm. B. Bài mới:(31/) 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học. 2. Hướng dẫn bài tập : Bài 1: - HS đọc bài, nêu yêu cầu bài. - 1 HS làm mẫu( nói nội dung tranh 1). - HS quan sát 4 tranh, trao đổi theo cặp. - Dại diện các cặp lên trình bày trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm thi đua theo các yêu cầu. Bài 2: - HS đọc bài và các gợi ý. Quan sát ảnh ông Lương Định Của, tranh minh hoạ truyện trong SGK - GV kể lần 1, kể xong, hỏi HS: + Viện nghiên cứu nhận được quà gì? + Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo cả 10 hạt giống? + Ông Lương Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa? - GV kể lần 2, 3. - HS tập kể: + Từng cặp HS tập kể chuyện. + 3- 4 HS thi kể lại nội dung câu chuyện. + Cuối cùng GV hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của? + GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn những HS kể chuyện hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò - Nêu nội dung chính của tiết học. - Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh. Thể dục Đ 42 Nhảy dây. Trò chơi “Lò cò tiếp sức”. I. Mục tiêu : - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiên động tác tương đối chính xác. Riêng em Giang chỉ cần biết cách nhảy. - Chơi trò chơi “ Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động. Em Giang chỉ cần biết cách chơi. II. Địa điểm phương tiện : Sân trường VS sạch sẽ, còi, kẻ sẵn vạch cho trò chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu(5') -Tập hợp báo cáo. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học. - Chạy chậm 1 vòng xung quanh sân tập. 2. Phần cơ bản (25') a, Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân: - HS đứng tại chỗ mô phỏng và tập các động tác so dây, trao dây, quay dây, sau đó cho HS tập chụm 2 chân, bật nhảy không có dây, rồi có dây. - Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. GV quan sát, chỉ dẫn và sửa chữa động tác cho HS. b, Chơi trò chơi “ Lò cò tiếp sức”: - GV chia HS trong lớp thành các đội đều nhau về số lượng người và giới tính để tổ chức trò chơi. - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, cho HS chơi thử rồi chơi chính thức. Khi chơi chính thức, đội nào thực hiện nhanh nhất, ít lần phạm quy nhất, đội đó thắng và được cả lớp biểu dương. 3. Phần kết thúc(5/) - Đi thường theo nhịp và hát. - GV cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét giờ. Dặn dò HS.

File đính kèm:

  • docldfahojweopkadihfiouaƯPFJAKSLDA (8).doc
Giáo án liên quan