Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Nguyễn Thị Huệ

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 Đọc trôi chảy toàn bài.

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài

- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo: chỉ bằng quan sát ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của Trung Quốc và dạy lại cho nhân dân ta

3. Rèn kĩ năng nói - kỹ năng nghe.

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Nguyễn Thị Huệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bàn tay cô giáo 2. Làm đúng các bài tập điền âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn (tr/ch; hỏi/ ngã) II. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - GV kiểm tra 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vở nháp: trí thức, nhìn trăng, tia chớp, trêu chọc... 2. Bài mới. * HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu tiết học. * HĐ2: Hướng dẫn viết chính tả. - Một HS nhắc lại yêu cầu của bài tập - GV đọc một lần bài thơ, một HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK. - Hai HS đọc thuộc lòng bài thơ ? Mỗi dòng thơ có mấy chữ. ? Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào. ? Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở. - Cho HS đọc thầm lại bài thơ, tự viết ra nháp những chữ các em dễ viết sai chính tả. - HS nhớ và tự viết lại bài thơ. - Chấm chữa bài. * HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập. - HS làm bài tập 1, bài tập 2 ở vở bài tập Tiếng Việt. - GV theo dõi, chấm chữa bài. Bài tập 1: a, trí thức - chuyên - trí óc - chữa bệnh - chế tạo - chân tay - trí thức - trí tuệ. b, ở đâu - cũng - những - kĩ sư - kĩ thuật - kĩ sư - sản xuất - xã hội - bác sĩ - chữa bệnh. III. Củng cố, dặn dò GV nhận xét. Yêu cầu về nhà đọc lại đoạn văn ở bài tập 2. TOÁN T104: Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về cộng trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 10000 - Củng cố về giải toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học 1. Bài cũ: Hai HS làm lại bài tập 4 (SGK trang 105) Cả lớp nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: * HĐ1: GV giới thiệu bài. * HĐ2: Thực hành. - GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở BT toán rồi chấm và chữa bài. Bài tập 1: HS đặt tính rồi tính Bài tập 2:Một HS lên bảng giải Bài tập 3: 3 HS lên bảng làm IV. Củng cố, dặn dò: Tuyên dương những HS làm bài tốt. Buổi 2 LUYỆN TOÁN Hoàn thành bài tập I. Mục tiêu: - Giúp HS hoàn thành một số bài tập ở VBT toán II. Các hoạt động dạy học: * HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. * HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập. - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu yêu cầu từng bài tập - Cả lớp suy nghĩ cách làm từng bài HS làm bài. GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS yếu. - Chấm, chữa bài. III. Củng cố, dặn dò Biểu dương những HS làm bài tốt TỰ HỌC TV: Ôn luyện từ và câu tuần 20, 21 I. Mục tiêu: - HS ôn tập củng cố các nội dung đã học ở phân môn LT- câu trong tuần 20,21 - Củng cố về phép nhân hoá, từ ngữ về Tổ quốc, câu theo mẫu: Ở đâu? II. Hoạt động dạy học * HĐ1: Củng cố lý thuyết. ? Nêu tên 2 bài luyện từ và câu đã học ở tuần 20, 21. ? Nhân hoá có nghĩa là gì. ? Nêu một số từ ngữ nói về Tổ quốc. ? Kể tên một vị anh hùng dân tộc mà em biết. * HĐ2: Luyện tập. - HS làm các bài tập sau. Bài 1. Gạch dưới những từ nói về họat động bảo vệ Tổ quốc. Giữ gìn, sữa chữa, tôn tạo, đánh trả, kiến thiết, chiến đấu, đấu tranh. Bài 2. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: ở đâu? a. Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở bãi cỏ sau đình. b. Ngoài vườn hoa hồng và hoa loa kèn nở rộ. c. Bầy chim sẻ đang ríu rít trò chuyện trong vòm lá. Bài 3. Đặt 3 câu văn có sử dụng nhân hoá. VD: Chị gà mái đang dẫn đàn con đi kiếm mồi. - GV theo dõi chung, chấm chữa bài. III. .Tổng kết giờ học - Dặn dò HS LUYỆN VIẾT Bài viết: Bàn tay cô giáo I. Mục tiêu: - Rèn kỹ năng viết chính tả. - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ: Bàn tay cô giáo - Biết trình bày bài thơ 4 chữ ngay ngắn cân đối giữa trang vở. II. Các hoạt động dạy học: * HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. * HĐ2: Hướng dẫn viết chính tả. - GV đọc bài thơ, một HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK ? Bài thơ có mấy khổ thơ? Mỗi khổ thơ có mấy chữ. - Cả lớp đọc thầm lại, tìm những chữ dễ viết sai viết vào vở nháp để ghi nhớ: cô giáo, dập dềnh, sóng vỗ - GV đọc cho HS viết bài. Lưu ý đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải. HS ngồi viết ngay ngắn, viết xong khảo lại bài. - Chấm, chữa bài. III. Củng cố, dặn dò Biểu dương những HS viết chữ đẹp, làm đúng bài tập chính tả. Thứ sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2007 Buổi 1 TIẾNG ANH GV chuyên dạy TẬP LÀM VĂN Nói về trí thức. Nghe kể : Nâng niu từng hạt giống I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nói: Quan sát tranh nói đúng về những trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm. 2. Nghe kể câu chuyện Nâng niu từng hạt giống, nhớ nội dung, kể lại đúng câu chuyện. II. Đồ dùg dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK III Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Hai HS đọc báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua (tiết TLV tuần 20). - GV nhận xét, chấm điểm. 2. Bài mới. * HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. * HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của bài (Quan sát tranh và nói rõ những người tri thức trong các bức tranh ấy là ai? Họ đang làm việc gì?) - Một HS làm mẫu. - HS quan sát 4 tranh trao đổi theo nhóm - Đại diện các nhóm trình bày. - GV cùng cả lớp nhận xét, chấm điểm thi đua giữa các nhóm. Bài tập 2: HS nghe kể chuyện. - HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. Quan sát ảnh ông Lương Đình Của - GV kể chuyện 3 lần. - GV kể xong, hỏi: ? Viện nhiên cứu nhận được quà gì. ? Vì sao ông Lương Đình Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống. ? Ông Lương Đình Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa. - Từng HS tập kể lại nội dung câu chuyện. - GV hỏi : Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Đình Của? - Cả lớp bình chọn những HS kể chuyện hay nhất. IV. Củng cố, dặn dò: - Cho một, hai HS nói về nghề lao động trí óc mà em mới biết qua bài học. - Về nhà tìm đọc những mẫu chuyện về Ê-đi-xơn THỦ CÔNG Đan nong mốt(T1) I. Mục tiêu: - HS biết cách đan nong mốt, đan được nong mốt đúng quy trình kỷ thuật. - Yêu thích các sản phẩm đan II. Phương tiện: - Mẫu đan cỡ to bằng bìa - Tranh quy trình đan III. Hoạt động dạy học: * HĐ1: Quan sát mẫu, nhận xét. - GV giới thiệu tấm đan nong mốt. ? Đan nong mốt được ứng dụng để làm đồ dùng gì trong gia đình. ? Các dụng cụ đó thường được đan bằng những chất liệu gì. - GV kết luận. * HĐ2: Hướng dẫn mẫu. - Bước 1: Kẻ cắt các nan. Mỗi nan rộng 1 ô, dài 9 ô. - Bước 2: Đan nong mốt. Cách đan: Nhấc 1 nan, đè một nan và lệch nhau 1 nan dọc giữa 2 hàng nan ngang liền kề. GV làm mẫu, kết hợp giảng. - Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. * HĐ3: Thực hành. - HS thực hành đan nong mốt theo các bước. - GV theo dõi chung, lưu ý các em đan nan phải đều, thẳng khi đan nhớ dồn nan cho kín. Nẹp xung quanh phải phẳng, thẳng. IV. Đánh giá kết quả, Dặn dò HS TOÁN T105: Tháng, năm I. Mục tiêu: Giúp HS : - Làm quen với các đơn vị đo thời gian: tháng, năm. Biết được một năm có 12 tháng. - Biết tên gọi các tháng trong một năm. - Biết số ngày trong từng tháng. - Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm...) II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Một HS làm lại bài tập 2 (SGK trang 106) - Nhận xét, đánh giá 2. Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng. a. Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm. - GV treo tờ lịch năm 2007 lên bảng và giới thiệu: "Đây là tờ lịch năm 2007. Lịch ghi các tháng trong năm 2007; ghi các ngày trong từng tháng". - GV nêu câu hỏi: Một năm có mấy tháng? (12 tháng) GV nói và ghi tên các tháng trên bảng: Một năm có 12 tháng là: tháng Một, tháng Hai, tháng Ba, tháng Tư, tháng Năm, tháng Sáu, tháng Bảy ...tháng Mười hai" - Gọi hai HS nhắc lại. - Chú ý: + Trên tờ lịch các tháng thường được ghi bằng số, chẳng hạn " tháng Một " thì viết là "tháng 1"... + Không nên gọi tên khác với tên gọi đã nêu trong SGK b. Giới thiệu số ngày trong từng tháng. - GV cho HS quan sát tờ lịch và lần lượt hỏi các tháng có bao nhiêu ngày? - Chú ý: + Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. + Các tháng khác mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày. - GV hướng dẫn HS tính ngày trong tháng bằng cách "nắm bàn tay". 3. Hướng dẫn HS làm bài tập - HS làm vào vở bài tập các bài 1, 2. - GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. - Tổ chức cho HS chữa bài: Đổi vở cho nhau kiểm tra bài bạn IV. Tổng kết, dặn dò: Tuyên dương những HS làm bài tốt. Buổi 2 TIẾNG ANH GV chuyên dạy LUYỆN TIẾNG VIỆT Luyện thêm: Tập làm văn I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói: Nói đúng về những người trí thức được vẽ trong tranh. Rèn kĩ năng kể: HS nhớ và kể lại được câu chuyện Nâng niu từng hạt giống. II. Các hoạt động dạy học * HĐ1. GV nêu mục tiêu giờ học * HĐ2. Luyện tập HS quan sát tranh minh họa và nói về những người trí thức trong tranh Một số HS kể câu chuyện Nâng niu từng hạt giống. GV theo dõi hướng dẫn thêm HS làm vào vở BT III.Nhận xét chung tiết học LUYỆN TOÁN Luyện cộng, trừ, giải toán trong phạm vi 10 000 I. Mục tiêu: - Luyện tập cộng, trừ các số trong phạm vi 10000 - Giải toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. II. Các hoạt động dạy học: * HĐ1: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. * HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập. ? Trong tuần 21 các em đã học những nội dung toán nào. (GV ghi bảng) ? Có những bài tập nào chưa hoàn thành. - GV hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập trong SGK - Bài tập ra thêm: Bài 1: Tìm x: x + 1909 = 2050 x - 586 = 3705 8462 - x = 762 Bài 2: Một cửa hàng buổi sáng bán được 4578 lít dầu, buổi chiều bán được số dầu bằng số hàng đã bán buổi sáng. Hỏi cả ngày cửa hàng đó đã bán được bao nhiêu lít dầu? - GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS - Chấm một số bài - Chữa bài. III. Tổng kết, dặn dò: GV nhận xét chung tiết học. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện trong tuần và những tồn tại cần khắc phục. II. Các hoạt động dạy học 1. GV nêu tiêu chí đánh giá: - Đảm bảo sỉ số - Chậm, vắng - Tổng số điểm 10 trong tuần - Vệ sinh trực nhật. - Các hoạt động Đội Sao...- Trang phục HS - Các tổ dựa vào tiêu chí bình xét thi đua giữa các tổ, giữa các cá nhân. - GV cùng tập thể lớp tuyên dương những HS có nhiều thành tích và tổ xuất sắc. 2. GV triển khai kế hoạch trong tuần 22: - Các tổ kèm cặp giúp đỡ HS yếu trong tổ cùng nhau tiến bộ. - Vệ sinh nhặt rác ở sân trường.

File đính kèm:

  • docTuan 21.doc
Giáo án liên quan