Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Ô ( 1 dòng ), L, Q ( 1 dòng); viết đúng tên riêng Lãn Ông (1 dòng) và câu ứng dụng.
Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây
Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người.
* GDBVMT: Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước qua câu ca dao trên. Bằng phương thức khai thác trực tiếp nội dung bài học.
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Năm học: 2013 - 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đâu, làm gì ?
+ Người nằm trên gường là ai ? Lớn hay nhỏ tuổi ?
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm chọn 1 tranh và nói cho các bạn nghe.
Tranh 2: Ba người trong tranh làm nghề gì ? Họ đang quan sát gì ? Theo em, họ đang thảo luận với nhau về điều gì ?
Tranh 3: Tranh minh họa công việc của ai ?
Tranh 4: Tranh minh họa phòng làm việc của ai ? Phòng làm việc này có nét gì tiêu biểu ?
- Gọi đại diện các nhóm nói về ba bức tranh
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Nghe - kể câu chuyện Nâng niu từng hạt giống. (13’)
Bài 2: GV kể chuyện lần 1, yêu cầu trả lời từng câu hỏi gợi ý của bài.
+ Viện nghiên cứu nhận được quà gì ? Viện nghiên cứu nhận được mười hạt thóc giống quí.
+ Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống ấy ? Vì lúc trời rét, nếu đem gieo những hạt giống nảy mầm rồi chết rét.
+ Ông Lương Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa ? Ông chia mười hạt thóc thành hai phần, mỗi phần năm hạt. Năm hạt ông đem giao còn năm hạt còn lại ông ngâm vào nước ấm đêm về ông ủ vào người để lấy hơi ấm ….
- GV kể lại câu chuyện lần 2.
- GV yêu cầu HS kể với nhau nghe.
+ Hãy nói suy nghĩ của em về nhà bác học Lương Định Của.
- GV nhận xét phần kể của HS..
Củng cố, dặn dò: (2') - GV chấm một số vở.
- Nhận xét tiết học.
_________________________________
Thủ công
Đan nong mốt bằng bìa (Tiết1)
I. Mục tiêu:
- Biết cách đan nong mốt.
- Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.
- Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
* Đối với HS khéo tay đan được các nan khít nhau.
II. Phương tiện dạy học:
GV chuẩn bị: Mẫu tấm đan nong mốt
Tranh quy trình đan nong mốt.
Bìa, giấy, kéo.
III. Hoạt động dạy - học:
Kiểm tra: (2’)
GV kiểm tra đồ dùng của HS và sự chuẩn bị.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: (5p) Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- GV giới thiệu tấm đan nông mốt và hướng dẫn HS quan sát, nhận xét..
- GV liên hệ thực tế qua các sản phẩm được dùng trong gia đình.
Hoạt động 2: (12p) Giáo viên hướng dẫn mẫu
Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan
- GV hướng dẫn HS cách kẻ các nan bằng nhau, chiều rộng các nan là 1ô.
- GV hướng dẫn các thao tác.
Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa.
GV hướng dẫn HS đan nong mốt theo qui trình.
Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
GV hướng dẫn HS cách dán nẹp sao cho đúng và dán đẹp.
Hoạt động 3: (14p) HS thực hành bằng giấy nháp.
- GV gọi HS nêu các bước.
- GV cho HS thực hành bằng giấy nháp, GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
C. Củng cố, dặn dò: (2p)
GV nhận xét tiết học.
______________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt cuối tuần
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận xét đánh giá những việc làm trong tuần.
- Chỉnh đốn nề nếp học tập.
- Biết được kế hoạch tuần sau.
II. Hoạt động trên lớp:
Đánh giá tình hình của lớp trong tuần qua.
- Lớp trưởng đánh giá tình hình của lớp trong tuần qua. Cả lớp lắng nghe:
+ Về mặt học tập :
- Nêu những mặt tốt đã đạt được và cả những mặt còn hạn chế, cần khắc phục.
+ Về nền nếp thể dục:
- Sinh hoạt Sao: Nêu những việc đã làm được và những việc chưa làm được, cần tiến hành vào thời gian tiếp theo.
+ Về vệ sinh, trực nhật:
- Nhận xét về vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp: Tuyên dương những cá nhân điển hình, xuất sắc trong phong trào vệ sinh, trực nhật.
+ Về phong trào “Giữ vở sạch-viết chữ đẹp”: Đánh giá chung.
Thảo luận.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, GV bao quát lớp.
- Đại diện tổ phát biểu ý kiến.
GV phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại những ưu điểm, hạn chế của lớp trong tuần qua.
- Giải đáp thắc mắc của học sinh ( nếu có ).
- Nhắc nhở tập thể, cá nhân thực hiện tốt kế hoạch của lớp.
- GV phổ biến kế hoạch tuần tới.
+ Thực hiện tốt chương trình thời khoá biểu tuần 22.
+ Duy trì nền nếp sinh hoạt Sao và sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
+ Tăng cường công tác vệ sinh, trực nhật.
+ Thực hiện tốt việc giữ gìn sách vở, viết chữ đẹp.
________________________________
Buổi chiều
Thể dục
(Thầy Dũng dạy).
______________________________
Tiếng Anh
(Cô Nhung dạy).
______________________________
Âm nhạc
(Cô Hòa dạy).
__________________________________
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 2: Luyện tiếng việt
Ôn câu hỏi ở đâu ? – viết về tri thức
A. Mục tiêu.
- Củng cố về cách đặt câu hỏi ở đâu ?
- củng cố Viết về tri thức
B. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Ôn về mẫu câu ở đâu ?(10’)
Bài tập 1: GV nêu y/c và ghi nội dung bài tập lên bảng, y/c HS đọc kĩ nội dung BT.
Gạch chân dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi ở đâu ?
Mạc Đĩnh Chi quê ở Nam Sách, Hải Dương.
Câu chuyện Mạc Đĩnh Chi thắng”trạng Cờ” diễn ra ở Yên Kinh, trung Quốc.
Ngô Quyền đánh tan đội quân Nam Hán cả trăm vạn tên trên sông Bạch Đằng.
- GV cho HS làm việc cá nhân sau đó gọi lên bảng chữa bài.
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
3. Hoạt động 2: Viết về tri thức(23’)
Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn khoảng (8 – 10 câu) nói về một người tri thức.
GV nêu gợi ý:
- Người đó tên là gì ? Nam hay nữ ?
- Năm nay bao nhiêu tuổi ? Làm nghề gì ?
- Công việc của người đó vất vả như thế nào ?
- Em có cảm nhận với người đó như thế nào ?
GV cho HS kể miệng theo cặp sau đó gọi kể trước lớp.
GV cho HS hoàn thành bài vào vở.
Gọi HS đọc bài làm trước lớp. Cả lớp cùng GV nhận xét, bổ sung.
GV chấm một số bài và tuyên dương trước lớp.
C. dặn dò.(2’)
GV nhận xét tiết học.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 3: Luyện toán
Ôn tập cộng, trừ trong phạm vi 10 000
A. Mục tiêu
- Củng cố về phép tính cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000.
- Củng cố giải toán có lời văn bằng hai phép tính.
B. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Ôn phép tính cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000.
Bài tập 1: GV nêu y/c và chép đề bài lên bảng.
Đặt tính rồi tính.
3465 + 1825 ; 8291 – 3574 ; 5959 + 728 ; 8080 – 242
GV cho HS hoàn thành bài sau đó gọi lên bảng chữa bài.
Gọi HS nhận xét, bổ sung ( nếu kết quả tính sai )
Bài tập 2: GV chép đề bài lên bảng.
Tìm x:
a) x + 2002 = 2010 ; b) x – 725 = 2015
Bài tập y/c làm gì ?
GV cho HS làm bài, gọi 2HS lên làm bài vào bảng phụ
3. Hoạt động 2: Ôn giải toán có lời văn.
Bài tập 3: GV chép bài toán lên bảng.
Theo kế hoạch, một đội công nhân phải sửa đoạn đường dài 864m, hiện nay họ đã sửa xong đoạn đường đó. Hỏi đội công nhân còn phải sửa tiếp bao nhiêu mét đường ?
GV cho HS đọc kĩ y/c.
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán y/c tìm gì ?
Muốn biết đội công nhân đó còn phải sửa bao nhiêu mét đường nữa thì ta phải làm như thế nào ?
GV cho HS làm bài, gọi 1 em lên làm vào bảng phụ.
Bài giải
Đội công nhân đã sửa được số m đường là:
864: 4 = 216 (m)
Số m đường mà đội công nhân còn phải sửa là:
864 – 216 = 648(m)
ĐS: 648 mét đường.
Bài tập 4: (dành cho HS K,G hoàn thành thêm)
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Cho biết:
6 2 6
?
8
4
7 9 ; 18 12 ; 24 10
Số thích hợp để viết vào dấu (?) là:.................
GV cho HS hoàn thành sau đó gọi lên bnagr chữa bài.
C. Dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 3: Tự học
tham quan di tích lịch sử, văn hóa ở đại phương
A. Mục tiêu
- Giúp HS biết được những di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương.
B. Hình thức tổ chức
Tổ chức theo lớp
C. Tại liệu và phương tiện
Các tư liệu di tích lịch sử, di tích văn hóa ở địa phương.
D. Cách tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
* Đối với GV: Xây dựng kế hoạch buổi tham quan.
- Thành lập Ban tổ chức buổi tham quan.
- Chuẩn bị phương tiện tham quan.
- Chuẩn bị nội dung câu hỏi, câu đố ...có liên quan đến di tích lịch sử....
* Đối với HS:
- Chuẩn bị một số tiết mục múa, hát, trò chơi, câu đố.
Bước 2: Tiến hành tham quan.
- GV giới thiệu lí do, mục đích của buổi tham quan.
- Giới thiệu hướng dẫn viên.
- Hướng dẫn viên hướng dẫn HS tham quan.
- Kể chuyện về quá trình hình thành, phát triển của danh lam thắng cảnh.
- Các sự kiện lịch sử, danh nhân văn hóa có liên quan.
Bước 3: Giao lưu văn nghệ.
- Kết thúc buổi tham quan, GV chủ nhiệm đưa ra một số trò chơi, câu đố, bài thơ để tạo ra sự thoải mái, thư giản cho các em.
- Biểu diễn một số tiết mục văn nghệ do tổ, nhóm, cá nhân chuẩn bị.
Bước 4: Tổng kết, đánh giá.
- GV nhận xét ý thức, thái độ của HS trong buổi tham quan.
- Các con cần có ý thức bảo vệ, xây dựng nền văn hóa cho quê hương mình ngày càng đẹp hơn.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 2: Luyện tiếng việt
Luyện về nhân hoá - từ chỉ đặc điểm
A. Mục tiêu:
- Củng cố về từ chỉ nhân hoá.
- Ôn về từ chỉ đặc điểm.
B. Nội dung ôn luyện.
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Ôn về nhân hóa.
a. Bài tập 1: Đọc khổ thơ sau và gạch chân dưới từ chỉ nhân hóa.
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
GV cho HS làm việc cá nhân, sau đó gọi lên bảng chữa bài.
3. Hoạt động 2: Ôn luyện từ chỉ đặc điểm:
b. Bài tập 2: GV nêu y/c
Gạch dưới những từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau:
Gần trưa mây mù tan. Bầu trời sáng ra và cao hơn. Phong cảnh hiện ra rõ rệt. Trước bản rặng đào đã trút hết lá. Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm đầu mùa.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm.
- GV và HS nhận xét - Chữa bài
c. Bài tập 3: ( Dành cho HS K,G hoàn thành )
Đọc khổ thơ sau
Trận bóng trên không
Ông trời ngoi lên mặt biẻn
Tròn như quả bóng em chơi
Bóng được thủ môn sóng sút
Lên sân vận động-bầu trời.
Hậu vệ gió thường thận trọng
ý đồ trong mỗi đường chuyền
Ngay phút đầu đã chủ động
Kèm người thật chặt trên sân.
Trương Nam Hương
Trong khổ thơ trên những sự vật nào được nhân hóa ?
GV cho HS hoàn thành vào vở sau đó gọi nêu kết quả.
GV nhận xét kết quả bài làm.
C. Dặn dò
+ GV nhận xét tiết học.
______________________________
File đính kèm:
- GA 3 Tuan 21.doc