Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Đặng Thị Thu Thanh

* Tập đọc

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Chú ý các từ ngữ : lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn,.

+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài: đi sứ, lọng, nhập tâm,.

 - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát ông đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy lại cho dân ta.

* Kể chuyện

 - Rèn kĩ năng nói : Biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện. Kể được 1 đoạn của câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với ND câu chuyện.

 - Rèn kĩ năng nghe.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 986 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Đặng Thị Thu Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vì thiếu nhi VN và thiếu nhi quốc tế có khác nhau về màu da và ngôn ngữ nhưng đều là anh em bạn bè nên phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. *Mục tiêu: HS biết được 1 số biểu hiện tôn trọng đối với khách nước ngoài *Cách tiến hành: - GV chia HS thành các nhóm y/c hs quan sát tranh và thảo luận, nhận xét về cử chỉ, thái độ, nét mặt của các bạn nhỏ trong các tranh khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài. - Các nhóm quan sát & thảo luận - Đại diện trình bày kết quả - Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến. *GVKL: Các bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang gặp gỡ, trò chuyện với khách nước ngoài. thái độ cử chỉ của các bạn rất vui vẻ, tự nhiên, tự tin. Điều đó biểu lộ lòng tự trọng, mến khách của người VN chúng ta cần tôn trọng khách nước ngoài. b. Hoạt động 2: Phân tích truyện. *Mục tiêu: - HS biết các hành vi thể hiện t/c thân thiện, mến khách của thiếu nhi VN với khách nước ngoài. - HS biết thêm 1 số biểu hiện của lòng tôn trọng, mến khách & ý nghĩa của việc làm đó. *Tiến hành: - GV đọc truyện Cậu bé tốt bụng - GV chia hs thành các nhóm và cho thảo luận các câu hỏi. - Bạn nhỏ đang làm gì ? - Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì với người khách nước ngoài ? - Theo em, người khách nước ngoài sẽ nghĩ gì về cậu bé VN? - Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn nhỏ trong truyện ? - Em nên làm gì để thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài ? - HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi. - Bạn nhỏ đang dẫn người khách nước ngoài đến nhà nghỉ. - Việc làm của bạn nhỏ là thể hiện tôn trọng và lòng mến khách nước ngoài. - Người khách nước ngoài sẽ rất yêu mến cậu bé và yêu mến đất nước, con người VN. - Việc làm của bạn nhỏ thể hiện sự tôn trọng đối với khách nước ngoài ..... - Gặp họ em phải lễ phép chào hỏi và sẵn sàng giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn. *GVKL: Khi gặp khách nước ngoài em có thể chào , cười thân thiện, chỉ đường nếu họ nhờ giúp đỡ. + Các em nên giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp khi cần thiết. + Việc đó thể hiện sự tôn trọng, lòng mến khách, giúp khách có thêm hiểu biết và có cảm đ/v đất nước VN. c. Hoạt động 3: Nhận xét hành vi *Mục tiêu: HS biết nhận xét các hành vi nên làm khi tiếp xúc với khách nước ngoài và hiểu quyền được giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. *Tiến hành: - GV chia nhóm, phát phiếu HT cho các nhóm và y/c hs thảo luận nhận xét việc làm của bạn trong những tình huống và giải thích lý do (mỗi nhóm 1 tình huống) Tình huống (SGV T79) - Hs các nhóm thảo luận theo các tình huống (1, 2) - Đại diện từng nhóm trình bày. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. *GVKL: Chốt lại nhận xét của các bạn trong 2 tình huống trên. - Chê bai trang phục, ngôn ngữ của dân tộc khác là không nên..... - Trẻ em VN cần cởi mở, tự tin khi tiếp xúc với khách nước ngoài....... 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - VN thực hành tốt theo bài học. Thứ năm ngày 12 tháng 2 năm 2009 Thể dục, Toán, TNXH: Đ/c Liên dạy Tiếng Anh: Đ/c Hằng dạy Thứ sáu ngày 13 tháng 2 năm 2009 Toán Tiết 105: Tháng - Năm A- Mục tiêu - HS làm quen với các đơn vị đo thời gian: tháng, năm. Biết 1 năm có 12 tháng, tên gọi các tháng, biết số ngày trong tháng. Biết xem lịch. B- Đồ dùng GV : Tờ lịch năm 2005, năm 2009 HS : SGK C- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Tổ chức: 2/ Bài mới: a) HĐ 1: GT các tháng trong năm và số ngày trong các tháng - Treo tờ lịch năm 2005 - Một năm có bao nhiêu tháng? Đó là những tháng nào? - Tháng Một có bao nhiêu ngày? - Những tháng còn lại có bao nhiêu ngày? - Những tháng nào có 31 ngày? - Những tháng nào có 30 ngày? - Tháng 2 có bao nhiêu ngày? + Năm thường thì tháng Hai có 28 ngày, còn năm nhuận thì tháng Hai có 29 ngày. b) HĐ 2: Thực hành * Bài 1(108): Cho HS quan sát lịch 2009 - Cho HS thảo luận cặp đôi để trả lời các câu hỏi - Gọi 2- 3 cặp trả lới trước lớp. - Tháng này là tháng mấy? Tháng sau là tháng mấy? - Tháng 1 có bao nhiêu ngày? - Tháng 3 có bao nhiêu ngày? - Tháng 6 có bao nhiêu ngày? - Tháng 7 có bao nhiêu ngày? - Tháng 10 có bao nhiêu ngày? - Tháng 11 có bao nhiêu ngày? * Bài 2: - Treo tờ lịch tháng 8 năm 2005 - Ngày 19 tháng 8 là thứ mấy? - Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ mấy? - Tháng 8 có mấy ngày chủ nhật? - Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày nào? - Nhận xét, cho điểm. 3/ Củng cố, dặn dò: - HD HS sử dụng nắm của bàn tay để tính số ngày trong tháng. - Dặn dò: Thực hành xem lịch ở nhà. - Hát - HS quan sát - 12 tháng. đó là tháng 1, tháng 2, tháng 3......., tháng 12. - 31 ngày - HS nhìn vào tờ lịch và nêu. - Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. - Tháng 4, 6, 9, 11. - Có 28 ngày + HS 1: Hỏi + HS 2: Trả lời ( Sau đó đổi vị trí) - Tháng này là tháng 2, tháng sau là tháng 3. - Tháng 1 có 31 ngày - Tháng 3 có 31 ngày - Tháng 6 có 30 ngày - Tháng 7 có 31 ngày - Tháng 10 có 31 ngày - Tháng 11 có 30 ngày - Quan sát và nêu - Là thứ sáu - Là thứ tư - Bốn ngày chủ nhật - Ngày 28 - Thực hành xem số ngày trong tháng trên nắm tay. Tập làm văn Nói về tri thức. Nghe kể : Nâng niu từng hạt giống I. Mục tiêu + Rèn kĩ năng nói : - QS tranh, nói đúng về những tri thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm. - Nghe kể câu chuyện Nâng niu từng hạt giống, nhớ nội dung, kể lại đúng, tự nhiên câu chuyện. II. Đồ dùng GV : Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK, mấy hạt thóc, bảng phụ viết câu hỏi gợi ý HS : SGK III. Các hoạt động dạy họ chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Đọc báo cáo về hoạt động của tổ trong tuần vừa qua. - T. nhận xét, cho điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu ) 2. HD HS làm BT * Bài tập 1/30 - QS tranh và cho biết những người trí thức trong tranh là ai ? Họ đang làm việc gì ? - Cho HS thảo luận nhóm 2 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng * Bài tập 2 / 30 - Nêu yêu cầu BT - GV kể chuyện lần 1 - Cho HS đọc câu hỏi gợi ý và quan sát ảnh - Viện nghiên cứu nhận được quà gì ? - Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả 10 hạt giống ? - Ông Lương Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa ? - GV kể chuyện lần 2 - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của ? - Cả lớp & GV bình chọn HS kể chuyện hay nhất. - 2, 3 HS đọc - Nêu yêu cầu BT - 1 HS làm mẫu nói ND tranh 1 - HS quan sát 4 tranh, trao đổi ý kiến theo nhóm 2 - Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét - Tranh 1 : Người tri thức là 1 bác sĩ. Đang khám bệnh cho 1 cậu bé.... - Tranh 2 : Người tri thức là kĩ sư cầu đường, họ đang đứng trước mô hình 1 chiếc cầu hiện đại sắp được xây dựng..... - Tranh 3 : Người tri thức là 1 cô giáo, cô đang dạy bài tập đọc ...... - Tranh 4 : Người tri thức là nhà nghiên cứu, họ đang chăm chú làm việc trong phòng thí nghiệm........ + Nghe và kể lại câu chuyện : Nâng niu từng hạt giống. - HS nghe. - Đọc câu hỏi gợi ý và quan sát ảnh ông Lương Định Của - Mười hạt giống quý - Vì lúc ấy trời rất rét. Nếu đem gieo hạt, những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết rét. - Ông chia 10 hạt thóc giống làm 2 phần. Năm hạt đem gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt kia ông ngâm nước ấm, gói vào khăn..... - HS nghe - HS tập kể chuyện - Lương Định Của rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống. Ông đã ủ chúng trong người, bảo vệ chúng khỏi chết vì giá rét. C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Âm nhạc: Đ/c Điệp dạy Tự nhiên xã hội: Thân cây (T2) I-Mục tiêu + Sau bài học , học sinh biết: - Nêu được chức năng của thân cây. - Kể ra được ích lợi của 1 số cây. II- Đồ dùng dạy học GV : Hình trong sách trang 80, 81. HS : SGK III- Hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò. 1-Tổ chức 2-Kiểm tra: - Kể tên một số cây thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo? 3-Bài mới: Hoạt động1: Thảo luận cả lớp *Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây. *Cách tiến hành: QS hình trang 1, 2, 3 trang 80 SGK và trả lời câu hỏi: - Việc làm nào chứng tỏ thân cây có chứa nhựa? - Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì? *KL: Khi 1 ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Nhựa cây chứa các chất dinh dưỡng để nuôi cây, chức năng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá, từ lá đi khắp các bộ phận để nuôi cây. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. *Mục tiêu: Kể ra được những ích lợi của 1 số thân cây đối với đời sống của người và động vật. *Cách tiến hành: - Quan sát hình trang 4, 5, 6, 7, 8 trang 81 SGK và trả lời câu hỏi: - ích lợi của thân cây đối với đời sống của con người, của động vật? * Kết luận: Thân cây dùng làm thức ăn cho động vật, cho người hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng... 4.Hoạt động nối tiếp: - Nêu ích lợi của một số thân cây? - VN: học bài. - Hát - Học sinh nêu - Nhận xét, bổ sung - HS nêu - HS nêu - HS thảo luận nhóm rồi trả lời - Làm nhà. - Đóng tàu, thuyền, nhựa làm cao su, làm sơn....... - Thức ăn cho động vật... Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 21 - Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều làm tốt - Giáo dục HS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động. II Nội dung sinh hoạt 1. GV nhận xét chung: *Ưu điểm : - Giữ gìn vệ sinh chung, lao động vệ sinh sạch sẽ - Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè - Trong lớp chú ý nghe giảng : Hồng, Lê Hà, Ngọc Hà, Phong - Có nhiều tiến bộ về chữ viết : Anh, Hạnh, Linh - Các hoạt động tập thể như múa hát, thể dục: Tham gia đầy đủ, tích cực, nhiều em có tinh thần trách nhiệm cao. * Nhược điểm : - Còn hiện tượng không xếp hàng : Hiếu - Chưa chú ý nghe giảng : Nam, Sơn, Long, Tuấn - Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lỗi chính tả : Thu, Hiếu 2. HS theo dõi , bổ sung ý kiến 3.Vui văn nghệ: - HS hát múa, kể chuyện, đọc thơ..... về chủ đề tự chọn. 4. Đề ra phương hướng tuần sau: - Duy trì, phát huy những ưu điểm - Khắc phục tồn tại để tuần sau thực hiện tốt hơn.

File đính kèm:

  • docTuan 21.doc
Giáo án liên quan