Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Nguyễn Thị Huệ

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữ các cụm từ.

 - Biết đọc phân biết giọng kể chuyện, người chỉ huy và các chiến sỹ nhỏ tuổi.

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài

- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tình yêu nước, không quản ngại khókhăn gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống pháp trước đây.

3. Rèn kĩ năng nói:

 Dựa vào các câu hỏi gợi ý, HS kể lại được câu chuyện tự nhiên biếtthay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.

4. Rèn kỹ năng nghe.

 - Tập trung theo dõi bạn kể.

 - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp lời bạn.

 

doc26 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Nguyễn Thị Huệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
; 6547 Khuyến khích HS nêu : 6574 > 6547 hay 6547 < 6574 Bài tập 2: Hai HS đọc kết quả. Bài tập 3: Một HS nêu: Bài tập 4: Đổi vở cho nhau kiểm tra. III. Củng cố, dặn dò: Tuyên dương những HS làm bài tốt. Buổi 2 LUYỆN TOÁN Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng, giải toán I. Mục tiêu: - Nhận biết điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng . - Giải bài toán bằng hai phép tính. II. Các hoạt động dạy học * HĐ1: Giới thiệu: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học. * HĐ2: GV hướng dẫn HS làm các bài tập: Bài 1. GV hướng dẫn HS làm lại bài tập 3 (SGK) - I là trung điểm của đoạn thẳng nào? Vì sao? - O là điểm giữa của những đoạn thẳng nào? - O là trung điểm của những đoạn thẳng nào? - K là trung điểm của đoạn thẳng nào? Bài 2. Đoạn thẳng AB dài 84 dm, đoạn thẳng CD dài bằng đoạn thẳng AB. Tính độ dài cả hai đoạn thẳng? - Trong lúc HS làm bài GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS cón lúng túng, chấm một số bài. III. Tổng kết, dặn dò: Nhận xét chung tiết học, tuyên dương những HS làm bài tốt. TỰ HỌC ( TV ) Từ ngữ về Tổ quốc. Dấu phẩy I. Mục tiêu: - Tiếp tục ôn tập mở rộng vốn từ về Tổ quốc. - Luyện tập về dấu phẩy (ngăn cách bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian với phần còn lại của câu - điều này GV không cần nói với HS. II. Các hoạt động dạy học 1. Bài cũ: - Hai HS nhắc lại: Nhân hoá là gì? Nêu ví dụ về những con vật được nhân hoá trong bài "Anh Đom Đóm" - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: - GV hỏi HS đã chuẩn bị trước ở nhà nội dung để kể được một vị anh hùng như thế nào; GV cho HS kể tự do thoải mái và ngắn gọn những gì em biết về một vị anh hùng, chú ý nói về công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước... - HS thi kể. Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn hiểu biết nhiều về các vị anh hùng, kể ngắn gọn, rõ ràng. Làm bài tập; Bài 1. Khoanh tròn chữ cái trước tên những đội quân đã sang xâm lược nước ta và bị quân ta đánh bại. a.Quân Anh c. Quân Minh e. Quân Pháp b. Quân Thanh d. Quân Mỹ g. Quân Nguyên Bài 2. Gạch dưới những từ ngữ nói về các hoạt động bảo vệ Tổ Quốc: bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, đấu tranh, kháng chiến, kiến thiết, chống trả, đánh. HS đọc kết quả, cả lớp nhận xét, sửa sai. GV chốt lại lời giải đúng. III. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học và biểu dương những HS làm bài tốt. LUYỆN VIẾT Bài viết: Chú ở bên Bác Hồ I. Mục tiêu: - Rèn kỹ năng viết HS viết đúng, đẹp bài thơ: Chú ở bên Bác Hồ. - Viết đúng mẫu, đúng cở chữ quy định, trình bày đẹp, rõ ràng. II Các hoạt động dạy học * HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. * HĐ2:, Hướng dẫn HS nghe - viết. - GV đọc bài thơ, HS đọc thầm theo. - Hai HS đọc bài trước lớp. ? Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao. ? Tìm những câu thơ cho thấy Nga rất mong nhớ chú. - HS viết một số tiếng khó vào vở nháp: Nga, Trường Sơn, Trường Sa,Kon Tum, Đắc Lắc... - GV nhắc HS cách trình bày bài thơ. - GV đọc bài, HS viết vào vở. - GV nhắc HS viết tên tác giả vào cuối trang vở phía bên phải. - HS đổi vở cho nhau kiểm tra lỗi. - GV chấm một số bài, nhận xét và hướng dẫn HS cách chữa lỗi. III. Tổng kết, dặn dò. Tuyên dương những HS viết bài có nhiều tiến bộ. Thứ sáu, ngày 25 tháng 1 năm 2007 Buổi 1 TIẾNG ANH GV chuyên dạy TẬP LÀM VĂN Báo cáo hoạt động I. Mục tiêu: - Rèn kỹ năng nói: Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua - lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin. - Rèn kĩ năng viết: Biết viết báo cáo ngắn gọn gửi cô giáo (thầy giáo) theo mẫu đã cho. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Hai HS nối tiếp nhau kể câu chuyện: Chàng trai làng Phù ủng. - Một HS đọc Báo cáo tháng thi đua "Noi gương chú bộ đội" Trả lời câu hỏi SGK 2. Bài mới. * HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. * HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của bài (dựa theo bài tập đọc Báo cáo tháng thi đua "Noi gương chú bộ đội", Hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ trong thánh qua.) - Cả lớp đọc thầm lại - GV nhắc HS: Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo hai mục đích: 1. Học tập ; 2. Lao động. Trước khi đi vào nội dung cụ thể cần nói lời mở đầu:"Thưa các bạn..." Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng tự tin. - Các tổ làm theo các bước sau: Các thành viên trao đổi, thống nhất kết quả lao động và học tập của tổ trong tháng, mỗi HS tự ghi nhanh ý chính của cuộc trao đổi. Lần lượt từng HS đóng vai tổ trưởng báo cáo trước các bạn kết quả lao động học tập của tổ mình. - Một vài HS trình bày trước lớp. Bài tập 2 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập - HS điền cá nhân vào vở bài tập - Một số HS nối tiếp nhau đọc báo cáo, Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm. III. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét, biểu dương những HS học tốt. THỦ CÔNG Ôn tập chương 2: Cắt dán chữ cái đơn giản I. Mục tiêu: - Đánh giá kiến thức, kỷ năng cắt dán chữ qua sản phẩm thực hành của HS. - Yêu thích môn học II. Phương tiện: Mẫu chữ cái của 5 bài học trong chương 2. Giấy, kéo, hồ dán,... III. Hoạt động dạy học: * HĐ1: Củng cố lý thuyết. ? Nêu tên các chữ cái đã đợc cắt, dán ở chương 2. ? Độ cao của mỗi chữ cái là mấy ô. ? Khi dán các chữ cái em lưu ý điều gì. - GV cho HS quan sát lại các chữ mẫu. * HĐ2: Thực hành. - HS thực hành kẻ, cắt dán lần lượt các chữ: I, T, H, U, V, E, VUI VE - GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. - Lưu ý các em cẩn thận khi dùng kéo. * HĐ3: Trưng bày sản phẩm. - GV đánh giá sản phẩm, tuyên dương những em có sản phẩm đúng, đẹp. IV. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS. TOÁN T100: Phép cộng các số trong phạm vị 10000 I. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10000 (Bao gồm đặt tính rồi tính đúng) - Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải toán có lời văn bằng phép cộng. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Một HS làm lại bài tập 3 (SGK) Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới: * HĐ1: GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng 3526 + 2759 - GV nêu phép cộng 3526 + 2759 = ? trên bảng rồi gọi HS nêu nhiệm vụ phải thực hiện. GV cho HS tự nêu cách thực hiện phép cộng (đặt tính rồi tính), Sau đó gọi một HS tự đặt tính và tính ở trên bảng, các HS khác theo dõi, góp ý khi cần thiết. Nên gọi một và HS nêu lại cách tính (như bài học) rồi cho HS tự viết tổng của phép cộng. 3526 + 2759 = 6285 - GV có thể hỏi HS : Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta làm thế nào? - Rồi gọi HS trả lời... Sau khi HS đã trả lời và trao đổi ý khiến để chọn câu trả lời hợp lý, GV cho HS nêu lại: Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau: Chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục,... rồi viết dấu cộng, kẻ ngang và cộng từ phải sang trái. * HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập. - HS làm vào vở bài tập các bài 1, 2, 3, GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. - Tổ chức cho HS chữa bài: HS nối tiếp đọc kết quả từng bài tập và nêu cách đặt tính và III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS. Buổi 2 TIẾNG ANH GV chuyên dạy LUYỆN TIẾNG VIỆT Tập làm văn : Tuần 19 I. Mục tiêu: - Rèn kỹ năng nói: Luyện tập kể câu chuyện Chàng trai làng Phù ủng, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên. - Rèn kĩ năng viết: viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c, đúng nội dung đúng ngữ pháp (viết thành câu), rõ ràng, đủ ý. II. Đồ dùg dạy học Tranh minh hoạ truyện Chàng trai làng Phù ủng III Các hoạt động dạy học * HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. * HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1: - Nhóm đôi kể cho nhau nghe câu chuyên Chàng trai làng Phù ủng - Một số HS kể câu chuyện trước lớp. - Từng tốp 3 HS phân vai kể chuyện. - GV hỏi: Truyện có những nhân vật nào? Chàng trai ngồi bê vệ đường làm gì? Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng? Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng về kinh đô? - Cả lớp và GV nhận xét cách kể của từng nhóm, bình chọn nhóm kể tốt nhất. Bài tập 2: Làm vào vở luyện Tiếng Việt - Một HS đọc yêu cầu của bài tập - Cả lớp làm bài cá nhân. Mỗi em chọn viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c. - - GV nhắc các em trả lời rõ ràng, đủ ý, thành câu. - Một số HS nối tiếp nhau đọc bài viết. Cả lớp và Gv nhận xét, chấm điểm.Các đại diện tổ thi giới thiệu. IV. Củng cố, dặn dò GV nhận xét, biểu dương những HS học tốt. LUYỆN TOÁN Luyện về so sánh số trong phạm vi 10 000. Giải toán I. Mục tiêu: Luyện tập so sánh, phép cộng các số trong phạm vi 10000, giải toán bằng hai phép tính. II. Các hoạt động dạy học: * HĐ1: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học * HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập ? Trong tuần 20 các em đã học những nội dung toán nào. ? Có những bài tập nào chưa hoàn thành. - GV hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập trong SGK Bài 1. Điền dâu , = vào chỗ trtống 6527 ... 699 + 27 4005 ... 4000 + 5 2012 ... 7869 - 5202 1723 .... 1732 2012 .... 2102 + 35 2107 ... 1720 - 20 Bài 2. Một nhà máy buổi sáng sản xuất được 972 kiện hàng, buổi chiều sản xuất được số hàng bằng số hàng đã sản xuất buổi sáng. Hỏi cả ngày nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu kiện hàng? - GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS - Chấm một số bài. - Chữa bài. III. Tổng kết, dặn dò: GV nhận xét chung tiết học. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện trong tuần và những tồn tại cần khắc phục. Nắm được kế hoạch của tuần tới II. Các hoạt động dạy học: 1. GV nêu tiêu chí đánh giá + Đảm bảo sỉ số (- Chậm, vắng ) + Tổng số điểm 10 trong tuần + Vệ sinh trực nhật. - Các hoạt động Đội Sao... + Trang phục HS - Các tổ dựa vào tiêu chí bình xét thi đua giữa các tổ, giữa các cá nhân. - GV cùng tập thể lớp tuyên dương những HS có nhiều thành tích và tổ xuất sắc. 2. GV triển khai kế hoạch trong tuần 21: - Các tổ kèm cặp giúp đỡ HS yếu trong tổ cùng nhau tiến bộ. - Vệ sinh nhặt rác ở sân trường.

File đính kèm:

  • docTuan 20.doc
Giáo án liên quan