Giáo án Lớp 3 Tuần 2 Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

 1. Đọc thành tiếng

q Đọc đúng các từ, tiếng khó (khuỷu, nguệch, Cô-rét-ti, En-ri-cô) hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

 - PB: nắn nót, làm cho, nổi giận, nên, lát sau, đến nỗi, lát nữa, xin lỗi, nói, vui lòng,

 - PN: chữ, khuỷu, nổi giận, của, phần thưởng, trả thù, đến nổi hỏng, đỏ mặt, củi, bỗng nhiên, xin lỗi

q Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

q Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.

 2. Đọc hiểu

q Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây,

q Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện.

q Hiểu nghĩa của câu chuyện: khuyên các em, đối với bạn bè phải biết tin yêu và nhường nhịn, không nên nghĩ xấu về bạn bè.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 2 Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Gọi 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS suy nghĩ và điền nội dung thích hợp vào bảng: - Chữa bài và yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lần sau. Bài 3 - Gọi 1 Học sinh đọc đề bài. - Muốn đặt câu hỏi được đúng ta phải chú ý điều gì? - Yêu cầu HS làm bài. - Chữa bài, nhận xét và cho điểm một số HS. 3. Hoạt động 2: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Yêu cầu HS về nhà tìm thêm các từ ngữ theo chủ đề trẻ em, ôn tập mẫu câu Ai (cái gì, con gì) – là gì? - Tổng kết giờ học. - 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. Lời giải đúng: + Học sinh 1: Bạn nhỏ đã làm rất nhiều việc để giúp đỡ mẹ như luộc khoai, giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ trong vườn, quét sân và quét cổng. + Học sinh 2: + Trăng tròn như mắt cá. + Trăng bay như quả bóng. - Tìm hiểu yêu cầu của bài. - Nghe GV phổ biến cách chơi, sau đó cùng chơi trò chơi. Đáp án: + Đội 1: tìm các từ chỉ trẻ em: thiếu nhi, nhi đồng, trẻ em, trẻ nhỏ, em bé, trẻ con, cậu bé, cô bé,… + Đội 2: tìm các từ chỉ tính nết của trẻ em: ngoan ngoãn, thơ ngây, trong sáng, thật thà, trung thực, hiền lành, lễ phép, chăm chỉ,… + Đội 3: Tìm các từ chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em: nâng niu, chiều chuộng, chăm chút, chăm bẵm, quý mến, yêu quý, nâng đỡ,… - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập. Lời giải đúng: - Theo dõi bài chữa của GV và kiểm tra bài của bạn. - Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm. - Muốn đặt câu hỏi được đúng, trước hết ta phải xác định xem bộ phận được in đậm trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?, hay câu hỏi Là gì? sau đó mới đặt câu hỏi cho thích hợp. - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS đặt câu hỏi cho 1 bộ phận in đậm trong câu văn, HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập. Đáp án: a) Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam? b) Ai là những chủ nhân tương lai của tổ quốc? c) Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là gì? Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 2 Thứ sáu, ngày 15 tháng 09 năm 2006. TẬP VIẾT Ôn chữ hoa : ă ; â I. MỤC TIÊU Viết đúng, đẹp chữ viết hoa Ă, Â, L. Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Âu Lạc và câu ứng dụng: Aên quả nhớ kẻ trồng cây Aên khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từ, cụm từ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Mẫu chữ hoa Ă, Â, L. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. Vở Tập viết 3, tập một. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Thu vở của một số HS để chấm bài về nhà. - Gọi 1 HS đọc lại từ và câu ứng dụng của tiết trước. - Gọi HS lên bảng viết từ: Vừ A Dính, Anh em. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa Ă, Â, L trong từ và trong câu ứng dụng. 2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ viết hoa Mục tiêu: HS viết đúng mẫu chữ theo YC của bài. Cách tiến hành: a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ Ă, Â, L hoa - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào? - Treo bảng viết chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết các chữ Ă, Â, L đã học ở lớp 2. - Viết mẫu các chữ trên cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết. b) Viết bảng - Yêu cầu HS viết vào bảng con. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS. 2.3.Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết đùng từ ứng dụng. Cách tiến hành: a) Giới thiệu từ ứng dụng - Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng. - Con có biết tại sao từ Âu Lạc lại phải viết hoa không? - GV: Âu Lạc là tên của nước ta dưới thời vua An Dương Vương, đóng đo ở Cổ Loa, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. b) Quan sát và nhận xét - Từ ứng dụng bao gồm mấy chữ? Là những chữ nào? - Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào? - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Aâu Lạc. GV đi sửa lỗi cho HS. 2..4. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết đúng câu ứng dụng. Cách tiến hành: a) Giới thiệu câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng - Giải thích: Câu tục ngữ này khuyên chúng ta phải biết ơn những người đã giúp mình, những người đã làm ra những thứ cho mình hưởng. b) Quan sát và nhận xét - Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết các từ Aên khoai, Aên quả vào bảng con. - GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS. 2.5. Hoạt động 4: Hướng dẫn viết vào vở tập viết Mục tiêu: HS viết theo đúng mẫu và đúng theo YC của bài. Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập một, sau đó nêu yêu cầu của bài viết cho HS viết bài. - Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS. - Thu và chấm 5 đến 7 bài. 3. Hoạt động 5: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS về nhà hoàn thành bài viết trong vở Tập viết 3, tập một, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài Ôn chữ hoa: B. - Đọc: Vừ A Dính. Anh em như thể chân tay Rách lành, đùm bọc dở hay đỡ đần -2 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào bảng con. - Có các chữ hoa: Ă, Â, L - 3 HS nhắc lại. Cả lớp theo dõi. - Theo dõi, quan sát GV viết mẫu. - 3 HS lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào bảng con. - 1 HS đọc: Âu Lạc. - HS tự do phát biểu ý kiến theo hiểu biết của mình. - Từ gồm có 2 chữ: Âu, Lạc.. - Chữ Â, L có chiều cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - Bằng một con chữ o. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - 3 HS đọc: Aên quả nhớ kẻ trồng cây Aên khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. - Các chữ Ă, q, h, k, g. y. d cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - HS viết. + 1 dòng chữ Ă cỡ nhỏ + 1 dòng chữ Â, L cỡ nhỏ. + 2 dòng Aâu Lạc cỡ nhỏ. + 2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 2 Thứ Sáu, ngày 15 tháng 09 năm 2006. TẬP LÀM VĂN Viết đơn I. MỤC TIÊU Viết được đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh theo mẫu đơn đã học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Giấy trắng kẻ ô li từng tờ rời để HS viết đơn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí minh. - Kiểm tra vở của 3 đến 4 HS viết đơn xin cấp thẻ đọc sách. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài -Năm nay, các em đã được 9 tuổi, đủ tuổi vào Đội TNTP Hồ Chí Minh. Để được kết nạp vào Đội, các em phải cố gắng phấn đấu, phải là con ngoan, trò giỏi, và một điều không thể thiếu là em phải viết được đơn xin vào Đội. Bài tập làm văn hôm nay sẽ hướng dẫn các em biết cách viết đơn xin vào Đội. 2.2.Hoạt động 1: Hướng dẫn viết đơn Mục tiêu: Như YC bài học. Cách tiến hành: a) Nêu lại những nội dung chính của đơn - GV: Chúng ta đã được học về Đơn xin vào Đội trong giờ tập đọc tuần trước. Hãy nêu lại những nội dung chính của đơn xin vào Đội. GV nghe HS trả lời, viết lại lên bảng. - Trong các nội dung trên, nội dung nào cần viết theo đúng mẫu, nội dung nào không cần viết hoàn toàn theo đơn mẫu? b) Tập nói theo nội dung đơn - Gọi 1 số HS tập nói trước lớp về lá đơn của mình theo các nội dung cụ thể đã ghi trên bảng. Chú ý tập trung vào phần trình bày nguyện vọng. - GV nhận xét và sửa lỗi cho HS. - Hướng dẫn HS đơn viết phải đúng mẫu nhưng cần thể hiện được những hiểu biết của em về Đội, tình cảm tha thiết của em muốn được vào Đội. c) Thực hành viết đơn - Yêu cầu HS cả lớp viết đơn vào vở bài tập. - Gọi 1 số HS đọc đơn trước lớp, khi HS đọc GV chú ý chỉnh sửa lỗi cho HS. - Chấm điểm 1 số bài, thu các bài còn lại để chấm sau. 3. Hoạt động 2: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Hỏi: Đơn dùng để làm gì? - Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS chú ý tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý trong giờ học. - 2 HS lên bảng nói theo yêu cầu. HS cả lớp theo dõi. - HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS chỉ cần nêu 1 nội dung của đơn: + Mở đầu viết tên Đội. + Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. + Tên của đơn: Đơn xin vào Đội. + Nơi nhận đơn. + Người viết đơn tự giới thiệu: tên, ngày, tháng, năm sinh, lớp, trường. + Trình bày lí do, nguyện vọng của người viết đơn. + Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng. + Chữ kí, họ tên người viết đơn. - Phần trình bày lí do và nguyện vọng của người viết đơn không cần viết theo khuôn mẫu vì khi viết đơn mỗi người có một lí do, nguyện vọng khác nhau, suy nghĩ khác nhau. Các nội dung còn lại cần viết theo mẫu cho rõ ràng, cụ thể. - Một số HS thực hành nói trước lớp. - Viết đơn. - Một số HS đọc đơn của mình trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét. - Đơn dùng để trình bày nguyện vọng của mình với tập thể hay cá nhân nào đó. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tổ trưởng Ban Giám hiệu

File đính kèm:

  • doctuan 2(1).doc
Giáo án liên quan