* Tập đọc
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ ngữ có vần khó : khuỷu tay, nguệch ra. Các từ ngữ dễ phát âm sai : nắn nót, nổi giận, đến nỗi, lát nữa, .Các từ phiên âm tên nước ngoài : Cô - rét - ti, En - ri - cô.
- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
- Nắm được nghĩa của các từ mới : kiêu căng, hối hận, can đảm.
- Nắm được diễn biến của câu chuyện
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi chót cư sử không tốt với bạn.
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Đặng Thị Thu Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giữ sạch mũi họng
II. Đồ dùng
Hình vẽ trong SGKtrang 8, 9
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Thở không khí trong lành có lợi gì ?
- Thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì?
2. Bài mới
a. HĐ1 : Thảo luận nhóm
- HS trả lời
- Nhận xét bạn
* Mục tiêu : Nêu được ích lợi của việc tập thở buổi sáng
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm
- Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì ?
- Hằng ngày chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi họng ?
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Hằng ngày cần lau sạch mũi và súc miệng bằng nước muối để tránh bị nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp trên.
- GV nhắc nhở HS nên có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi họng.
b. HĐ2 : Thảo luận theo cặp
- HS QS H1, 2, 3 trang 8 thảo luận nhóm
- Trả lời câu hỏi
- Đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi
* Mục tiêu : Kể ra được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Làm việc theo cặp
- Chỉ và nói tên các việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS lên hệ trong cuộc sống, kể ra những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. Nêu những việc các em có thể làm ở nhà và xung quanh khu vực nơi các em sống để giữ cho bầu không khí luôn trong lành
- QS H9 theo nhóm đôi trả lời câu hỏi
- HS trình bày, mỗi HS phân tích 1 tranh
* GVKL : Không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá, thuốc lào ( vì trong khói thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất độc ) và chơi đùa ở nơi có nhiều khói, bụi. Khi quét dọn, làm vệ sinh lớp học, nhà ở cần phải đeo khẩu trang. Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc cũng như sàn nhà để đảm bảo không khí trong nhà luôn trong sạch không có nhiều bụi. Tham gia tổng vệ sinh đường đi ngõ xóm, không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi,...
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Về nhà xem lại bài
Tập viết
Ôn chữ hoa Ă, Â
I. Mục tiêu
- Củng cố cách viết các chữ viết hoa Ă, Â ( viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định ) thông qua BT ứng dụng
- Viết tên riêng ( Âu Lạc ) bằng chữ cỡ nhỏ
- Viết câu ứng dụng ( Ăn quả nhớ kẻ trồng cây / Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng ) bằng chữ cỡ nhỏ
II. Đồ dùng
GV : Mẫu chữ viết hoa Ă, Â, L. Các chữ Âu Lạc và câu tục ngữ
HS : Vở TV
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra
- Nhắc lại từ và câu ứng dụng học tiết trước
- Viết : Vừ A Dính, Anh
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa
- Tìm các chữ hoa có trong bài ?
- GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết từng chữ
b. Viết từ ứng dụng
- Đọc từ ứng dụng
- GV giảng : Âu Lạc là tên nước ta thời cổ, có vua An Dương Vương đóng đô ở Cổ Loa ( nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội )
c. Viết câu ứng dụng
- Cho HS đọc câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu ND câu tục ngữ
3. HD viết vào vở TV
- GV nêu yêu cầu viết
- GV theo dõi, HD HS viết đúng
4. Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
- Vừ A Dính, Anh em như thể chân tay / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
- Ă, Â, L
- HS QS
- HS tập viết Ă, Â, L trên bảng con
- Âu Lạc
- HS tập viết bảng con : Âu Lạc
- HS đọc câu ứng dụng
- HS viết bảng con : Ăn
- HS viết bài vào vở TV
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Khuyến khích HS học thuộc câu tục ngữ
Thủ công
Gấp tàu thuỷ hai ống khói( T2)
I. Mục tiêu
- HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói
- Gấp được tàu thuỷ hai ống khói đúng quy trình kĩ thuật
- Yêu thích gấp hình
II. Đồ dùng
GV : Mẫu tàu thuỷ, quy trình gấp tàu thuỷ, giấy nháp, giấy thủ công, bút màu,.....
HS : Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu,.....
III. Các hoạt động dạy học
*Hoạt động của thầy * Hoạt động của trò
1. Kiểm tra
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
a. HĐ1 : HS thực hành gấp tàu thuỷ hai ống khói
- GV gợi ý : Sau khi gấp được tàu thuỷ, các em có thể dán vào vở, dùng bút màu trang trí tàu thuỷ và xung quanh tàu thuỷ cho đẹp.
- GV đến các bàn QS, uốn nắn để các em hoàn thành sản phẩm
b. HĐ2 : Trưng bày sản phẩm
- Nhận xét các sản phẩm trưng bày của HS
- Đánh giá kết quả thực hành của HS
- Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu,.....
- HS nhắc lại thao tác gấp tàu thuỷ hai ống khói
- HS QS và nhắc lại quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói
. B1 : Gấp, cắt tờ giấy hai hình vuông
. B2 : Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông
. B3 : Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói
- HS thực hành gấp tàu thuỷ
+ HS trưng bày sản phẩm
+ Bình chọn SP đẹp nhất
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, kết quả thực hành của HS
- Dặn dò HS giờ sau mang giấy thủ công giấy nháp, bút màu, kéo thủ công để học bài : " Gấp con ếch "
Toán
Tiết 10: Luyện tập
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố cách tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân, nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị, giải toán có lời văn...
- Rèn kỹ năng xếp, ghép hình đơn giản
B- Đồ dùng dạy học: Bốn hình tam giác bằng nhau
C- Các hoạt động dạy học
*HĐ của thầy
1- ổn định t/c
2- Kiểm tra:
- Đọc các bảng nhân và bảng chia?
- Nhận xét, cho điểm
3- Bài mới:
* Bài 1: Tính
- Nêu thứ tự thực hiện phép tính?
*HĐ của trò
- Hát
- HS đọc
- Nhận xét
- Làm phiếu HT- 3 HS lên bảng
5 x 3 + 132 = 15 + 132
= 147
32 : 4 + 106 = 8 + 106
= 114
- Làm miệng
- Đã khanh vào 1/4 số con vịt ở hình a. Ta lấy 12 : 4 = 3
- Đã khanh vào 1/3 số con vịt ở hình b. Ta lấy 12 : 3 = 4
* Đọc bài , suy nghĩ và làm vở
Bài giải
Số học sinh ở 4 bàn là:
2 x 4 = 8 ( học sinh)
Đáp số: 4 học sinh
- HS tự xếp hình cái mũ
k
Tập làm văn
Viết đơn
I Mục tiêu
+ Dựa theo mẫu đơn của bài tập đọc Đơn xin vào Đội, mỗi HS viết được 1 lá đơn xin vào đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
II. Đồ dùng
GV : Giấy để HS viết đơn
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra
- Kiểm tra vở của HS viết đơn xin cấp thẻ đọc sách
- Nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. HD HS làm bài tập
- Đọc yêu cầu BT
- Phần nào trong đơn được viết theo mẫu, phần nào không nhất thiết phải hoàn toàn như mẫu ? Vì sao ?
+ GV chốt lại :
Lá đơn phải trình bày theo mẫu
- Mở đầu đơn phải viết tên Đội
. Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn
. Tên của đơn
. Tên người hoặc tổ chức nhận đơn
. Họ tên và ngày tháng năm sinh của người viết đơn, HS lớp nào, ....
. Trình bày lí do viết đơn
. Lời hứa của người viết đơn
. Chữ kí, họ tên người viết đơn
- Phần lí do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa không cần viết theo mẫu.
- GV khen ngợi đặc biệt những HS viết được những lá đơn đúng là của mình
- HS nộp vở
- HS nói
- Nhận xét bạn
+ Dựa theo mẫu đơn đã học, em hãy viết đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
- HS phát biểu
- HS viết đơn vào giấy
- 1 số HS đọc đơn
- Nhận xét đơn của bạn
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS ghi nhớ 1 mẫu đơn, những HS viết chưa đạt về nhà sửa lại.
Hát: Đ/c Điệp dạy
Tự nhiên và xã hội
Phòng bệnh đường hô hấp
I. Mục tiêu
- Sau bài học HS kể được 1 số bệnh đường hô hấp thường gặp
- Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp
- Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp
II. Đồ dùng
GV : Các hình vẽ SGK trang 10, 11
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học
*Hoạt động của thầy * Hoạt động của trò
1. Kiểm tra
- Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ vệ sinh mũi, họng ?
2. Bài mới
a. HĐ1 : Động não
- HS trả lời
- Nhận xét bạn
* Mục tiêu : Kể tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp
* Cách tiến hành :
- Kể tên các bộ phận của cơ quan hô hấp đã học ở bài trước
- Kể tên 1 bệnh đường hô hấp mà em biết?
- Mũi, khí quản, phế quản, hai lá phổi
- HS kể
b. HĐ2 : Làm việc với SGK
* Mục tiêu : Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp
Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp
* Cách tiến hành :
+ Bước 1 : Làm việc theo cặp
- GV HD HS quan sát, trao đổi về ND các hình
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Cho đại diện nhóm trình bày
- Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh
đường hô hấp ?
- Các em đã có ý thức phòng bệnh
đường hô hấp chưa?
- HS QS và trao đổi với nhau về ND H 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 10, 11
- Đại diện một số cặp trình bày
- Nhóm khác bổ sung
- Để phòng bệnh viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi chúng ta cần mặc đủ ấm, không để lạnh cổ, ngực, hai bàn chân, ăn đủ chất và không uống đồ uống quá lạnh.
- HS trả lời
* GVKL : - Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp là : viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, ...
- Nguyên nhân chính : do bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng hoặc biến chứng của các bệnh truyền nhiễm ( cúm, sởi )
- Cách đề phòng : giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi họng, giữ nơi ở đủ ấm, thoáng khí, tránh gió lùa, ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thường xuyên.
c. HĐ3 : Chơi trò chơi bác sĩ
* Mục tiêu : Giúp HS củng cố những kiến thức đã học được về phòng bệnh viêm
đường hô hấp
* Cách tiến hành :
+ Bước 1 : GV HD cách chơi
- 1 HS đóng vai bệnh nhân
- 1 HS đóng vai bác sĩ
+ Bước 2 : Tổ chức cho HS chơi
- HS chơi thử trong nhóm
- 1 cặp lên đóng vai bệnh nhân và bác sĩ
- Cả lớp xem góp ý bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Về nhà xem lại bài
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
- HS thấy được ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua
- Khắc phục những tồn tại
- Đề ra phương hướng tuần sau
II. Hoạt động dạy học
a. GV nhận xét ưu điểm
- Các em đi học đầy đủ, đúng giờ
- Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập
- Có ý thức học tập tốt
b. Tồn tại
- Còn hiện tượng nói chuyện trong giờ học :
- Quên mũ ca lô, sách , ghế: Quyền,Hạnh,Tài
- Trong lớp chưa chú ý nghe giảng : Linh, Sơn, Phong
c. Phương hướng tuần 3
- Thực hiện tốt nội quy ở lớp
- Thi đua học tập tốt giành nhiều điểm 9,10
- Chấm dứt hiện tượng quên mũ, quên sách...
III. Kết thúc
- GV cho HS vui văn nghệ: múa hát, đọc thơ,....
File đính kèm:
- tuan 2.doc