Giáo án Lớp 3 Tuần 17 buổi sáng Năm 2008-2009

I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn và ghi nhớ quy tắc tính giá trị biểu thức dạng này. Vận dụng làm các dạng bài tập.

 - Rèn kĩ năng làm bài và trình bầy bài. Giáo dục HS ham học môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ có ghi bài tập.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 17 buổi sáng Năm 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có dạng hình chữ nhật; Ê kê III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: KT miệng B. Bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Giới thiệu hình chữ nhật: (SGK) A B D D C -> Kết luận: Hình chữ nhật có 4 góc vuông , hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau. 3. Thực hành: Bài 1: Trong các hình dưới đây, hình nào là hình chữ nhật? Bài 2: Đo rồi cho biết độ dài các cạnh của mỗi hình chữ nhật sau: Bài 3: SGK Bài 4: Kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình chữ nhật: C. Củng cố, dặn dò: * KT nội dung bài trước. - Gv nhận xét - cho điểm. * Gv nêu mục tiêu giờ học đ Ghi bảng * Hoạt động 1: Giới thiệu hình chữ nhật - Giáo viên giới thiệu hình chữ nhật ABCD (vẽ trên bảng). HS thực hành. - Lấy ê ke kiểm tra 4 góc xem có là góc vuông không ? - Lấy thước đo chiều dài 4 cạnh để thấy: HCN gồm 2 cạnh dài là AB và CD; 2 cạnh ngắn là AD và BC trong đó: 2 cạnh dài có độ dài bằng nhau: AB = CD 2cạnh ngắn có độ dài bằng nhau:AD= BC - Liên hệ với các hình ảnh xung quanh lớp học có dạng hình chữ nhật.... * Hoạt động 2: Thực hành +HD làm bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu . - Y/c HS nhận dạng bằng trực quan, sau đó dùng ê ke để KT lại 4 góc. Lớp nhận xét. + HD làm bài tập 2: Gọi hs đọc yêu cầu bài . - Y/c HS đo các cạnh HCN, sau đó đọc kết quả đo. - Gv nhận xét cho điểm. + Hướng dẫn làm bài tập 3: Gọi hs đọc yêu cầu. - Y/c HS tự nhận biết hcn trên hình vẽ: + Hướng dẫn làm bài tập 4: Học sinh kẻ bút chì vào SGK tuỳ ý một đoạn thẳng để tạo ra hình chữ nhật trong hình. -Y/c hs đổi vở KT nhau. * Nhận xét giờ. Chuẩn bị bài - 1 hs lên bảng trả lời. - lớp theo dõi nhận xét. - Nghe gv giới thiệu - Nghe gv giới thiệu. - 4 hs lên bảng thực hành kiểm tra góc, lớp nhận xét bổ sung. - hs tìm các hình chữ nhật có trong lớp học. - 1hs đọc dề - 4 hs lên bảng làm bài, lớp làm vở đổi bài kiểm tra. - hs thực hành làm bài sau đó chữa bài. - lớp nhận xét bổ sung. - 1 hs đọc y/c đề bài. - hs làm bài và chữa bài. - Lớp nhận xét bổ sung - 1hs đọc dề - 1 hs lên bảng làm bài, lớp làm vở đổi bài kiểm tra. - Chú ý nghe và ghi nhớ. Thủ công Cắt dán chữ: VUI Vẻ I. Mục tiêu: - HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ "vui vẻ". - Biết vận dụng kẻ cắt dán đúng qui trình kỹ thuật. - HS yêu thích cắt dán chữ. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ vui vẻ đã cắt dán. - Tranh quy trình kẻ, cắt dán chữ. Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo... III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: KT dụng cụ. B. Bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn hs quan sát nhận xét: 3. Quy trình gấp cắt dán chữ V. Bước 1: Kẻ chữ "vui vẻ" Bước 2: Cắt chữ "vui vẻ" Bước 3: Dán chữ "vui vẻ". C. Củng cố, dặn dò: * Yêu cầu hs để dụng cụ trước mặt. - Gv nhận xét sự chuẩn bị của hs. * Giới thiệu bàiđ ghi bảng * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - GV giới thiệu mẫu chữ và hướng dẫn hs quan sát để rút ra nhận xét. ? Nét chữ rộng mấy ô, các chữ gồm con chữ nào ghép lại? * Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu: Bước 1: Kẻ chữ "vui vẻ" - Gv vừa nêu qui trình vừa thao tác mẫu. - Y/c hs kẻ các chữ cái V, U, I, E. Bước 2: Cắt chữ "vui vẻ" - Y/c hs cắt chữ như đã học ở tiết trước. Bước 3: Dán chữ "vui vẻ". - Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ sao cho can đối trên đường chuẩn . - Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định. - Gv yêu cầu hs nhắc lại các thao tác kẻ, gấp cắt dán chữ. - Gv nhận xét - nhắc lại các bước kẻ, cắt dán theo quy trình. - Gv tổ chức hs Thực hành và trình bày sản phẩm. - Gv nhận xét đánh giá. * Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. - hs để dụng cụ trước mặt. - Nghe gv giới thiệu. - lớp theo dõi mẫu. - 3- 4 hs nêu nhận xét. - hs theo dõi gv làm mẫu - 3- 4 hs nêu quy trình. - lớp nhận xét bổ sung. - hs thực hành và trưng bày sản phẩm. Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2008 Tập làm văn Tiết 17: Viết về thành thị, nông thôn I. Mục tiêu: - Rèn kỹ năng viết: Dựa vào nội dung bài tập làm văn miệng ở tuần 16, học sinh viết được 1 lá thư cho bạn kể những điều em biết về thành thị (hoặc nông thôn) thư trình bày đúng thể thức, đủ ý, dùng từ đặt câu đúng. - Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu. Giáo dục HS ham học môn TLV. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập, bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: KT kể B. Bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn hs làm bài . C. Củng cố, dặn dò: * Gọi hs kể lại truyện "Kéo cây lúa lên." - Gọi 2 hs đọc bài viết giới thiệu về tổ em. - Gv nhận xét cho điểm. * Gv nêu mục tiêu giờ học đ Ghi bảng *Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1: - Gọi hs đọc y/c bài tập. - Tiết tập làm văn tuần 16, các em đã kể miệng những điều mình biết về nông thôn (hoặc thành thị) , tiết hôm nay các em sẽ viết lại những điều mình đã kể dưới hình thức một lá thư ngắn gửi bạn, * Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài tập - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Gọi học sinh giỏi nói mẫu đoạn đầu lá thư của mình - GV cho 1 số HS nói lại bài chuẩn bị của mình. Nhận xét. - Y/c học sinh làm vào vở. - Y/c HS tự đọc và soát lỗi. - Cho học sinh đọc thư trước lớp, giáo viên nhận xét chấm điểm trước 1 số bài viết tốt, hay. - Nhắc nhở, động viên 1 số em viết chậm cần viết nhanh hơn cho kịp thời gian. * Nhận xét giờ. Chuẩn bị bài - 2 hs đọc bài làm ở nhà. - Lớp theo dõi nhận xét. - Nghe gv giới thiệu. - 1 hs đọc yêu cầu, lớp theo dõi . hs làm miệng - lớp nhận xét bổ sung. - 1 hs đọc đề. - 1 hs làm mẫu. Lớp làm bài vào vở và đọc bài làm của mình trước lớp. - Chú ý nhe và ghi nhớ. Tự nhiên và xã hội Tiết 34: Ôn tập học kỳ I I. Mục tiêu: Sau bài học, Hs biết: - Kể tên các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể. - Nêu chức năng của một trong các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. Nêu được 1 số việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên. II. Đồ dùng dạy học: Hình các cơ quan trong cơ thể người đã học (hình câm). III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: KT miệng B. Bài mới: 1. Giới thiệu 2. Trò chơi: . 3. Giới thiệu về gia đình của em. C. Củng cố, dặn dò * Gọi hs nhắc lại tên các bài đã học ở học kỳ 1. - Gv nhận xét đánh giá. * Gv nêu mục tiêu giờ học đ Ghi bảng * Hoạt động 1: Chơi trò chơi: Ai nhanh? Ai đúng? - GV phổ biến luật chơi. - GV gắn tranh vẽ các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. - Y/c HS các nhóm thi đua nhau dùng các thẻ ghi tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó. (4 nhóm 4 ý) - Y/c các nhóm đổi nhau chữa lỗi. GV n x. - GV tổng kết trò chơi. *Hoạt động 2: Gia đình yêu quý của em. - GV phát phiếu học tập cho HS . Họ và tên: ................. 1. Gia đình em sống ở: ......... 2. Các thành viên trong gia đình em: (vẽ sơ đồ gia đình). 3. Công việc của gia đình em: - HS làm việc cá nhân vào phiếu học tập. (HS làm việc trong 10 phút). - Dán phiếu học tập của mình theo tổ. - Giới thiệu cho các bạn nghe về gia đình của mình. + GV hỏi cả lớp: ? Gia đình em sống ở làng quê hay đô thị? ? Bố mẹ làm nông nghiệp hay sản xuất công nghiệp hay thương mại buôn bán? ? Các em đã giúp đỡ bố mẹ ntn? * Nhận xét giờ. Chuẩn bị bài - 2 hs trả lời - lớp nhận xét bổ sung. - nghe gv giới thiệu. - nghe gv phổ biến luật chơi. - hs thực hành chơi trò chơi. - hs nhận phiếu và làm bài cá nhân. - hs dán phiếu và giới thiệu gia đình mình cho lớp nghe. Toán Tiết 85: Hình vuông I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết hình vuông qua đặc điểm về cạnh và góc của nó. - Vẽ hình vuông đơn giản. - Rèn cho HS kĩ năng vẽ linh hoạt. Giáo dục HS ham học môn toán. II. Đồ dùng dạy học: Ê kê, thước kẻ III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: KT miệng B. Bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Giới thiệu hình vuông: (SGK) A B B Đ C -> Kết luận: Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau 3. Thực hành: Bài 1: Trong các hình dưới đây, hình nào là hình vuông? Bài 2: Đo rồi cho biết độ dài các cạnh của mỗi hình vuông sau: Bài 3: Kẻ thêm 1 đoạn thẳng để được hình vuông. Bài 4: : Vẽ theo mẫu: C. Củng cố, dặn dò: * KT nội dung bài trước. - Gọi hs lên bảng nêu đặc điểm của hình chữ nhật. - Gv nhận xét - cho điểm. * Gv nêu mục tiêu giờ học đ Ghi bảng * Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông - Giáo viên chỉ trên hình vẽ: đây là hình vuông ABCD - Hình vuông có 4 góc vuông (dùng ê ke kiểm tra) - Dùng thước để kiểm tra 4 cạnh -> 4 cạnh hình vuông có độ dài bằng nhau - Cho HS nhận biết HV qua 1 số hình - Liên hệ với các hình ảnh xung quanh lớp học có dạng hình vuông: * Hoạt động 2: Thực hành +HD làm bài 1: HS đọc yêu cầu ? - Học sinh quan sát sau đó nêu kết quả + HD làm bài tập 2: Gọi hs đọc yêu cầu ? - Y/c học sinh tự đo sau đó đọc kết quả. - Y/c hs trao đổi trong nhóm đôi. + Hướng dẫn làm bài tập 3: - Y/c học sinh tự kẻ thêm 1 đoạn thẳng vào SGK để được hình vuông. - Y/c HS thực hành. Nhận xét. + Hướng dẫn làm bài tập 4: Yêu cầu học sinh vẽ đúng hình như mẫu SGK. - Y/c hs đổi vở kiểm tra nhau. * Nhận xét giờ. Chuẩn bị bài - 1 hs lên bảng trả lời. - lớp theo dõi nhận xét. - Nghe gv giới thiệu - Nghe gv giới thiệu. - 4 hs lên bảng thực hành kiểm tra góc, lớp nhận xét bổ sung. - hs tìm các hình vuông có trong lớp học. - 1hs đọc dề - 4 hs lên bảng làm bài, lớp làm vở đổi bài kiểm tra. - hs thực hành làm bài sau đó chữa bài. - lớp nhận xét bổ sung. - 1 hs đọc y/c đề bài. - hs làm bài và chữa bài. - Lớp nhận xét bổ sung - 1hs đọc dề - 1 hs lên bảng làm bài, lớp làm vở đổi bài kiểm tra. Sinh hoạt tiết 17: tổng kết tuần I. Mục tiêu: - HS thấy được ưu khuyết điểm trong tuần, để có hướng sửa chữa và phát huy. - HS biết được những việc cần làm trong tuần tới. II. Các hoạt động: * Hoạt động 1: Nhận xét tuần: + Đạo đức: + Học tập: + Các hoạt động khác: * Hoạt động 2: GV nhắc nhở những việc cần làm trong tuần tới: - Duy trì tốt nề nếp - Thi đua học tốt, dành nhiều điểm cao để chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. - Tiếp tục tập luyện kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chuẩn bị thi cấp trường. - Tiếp tục thu gom giấy loại, phế liệu nộp về Thành đoàn để gây quỹ. * Hoạt động 3: Hoạt động văn hoá,văn nghệ - HS thi hát - HS thi kể chuyện Yên Bằng, tháng năm 2008 Hiệu trưởng Vũ Thanh Tâm

File đính kèm:

  • docTuan 17 sang.doc