I. Mục đích yêu cầu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài .
- Hiểu ND : Sự gần gũi , đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ ( làm được các bài tập trong SGK )
II Chuẩn bị:
GV : -Tranh minh họa sách giáo khoa ,
bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc
HS : SGK
31 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 16 Trường Tiểu học Đoàn Xá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ vừa tìm .
- Nhận xét bài bạn trên bảng .
- Một em đọc đề bài .
- Được nuôi ở nhà
- Lớp tự làm bài .(1. gà; 2. vịt; 3. ngan (vịt xiêm); 4. ngỗng; 5. bồ câu; 6. dê; 7. cừu; 8. thỏ; 9. bò (Bò và bê); 10. trâu).
- Nêu tên con vật theo hiệu lệnh .
- 2 em ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra lẫn nhau .
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 7 tháng 12 năm 2012
Ngày soạn: 05/12/2012
Ngày giảng: 07/12/2012
TIẾT 1: TẬP LÀM VĂN
KHEN NGỢI - KỂ NGẮN VỀ CON VẬT
LẬP THỜI GIAN BIỂU
I. Mục đích yêu cầu:
- Dựa vào câu và mẫu cho trước , nói được câu tỏ ý khén ( BT1) .
- Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà (BT2) biết lập thời gian biểu ( nói hoặc viết ) một buổi tối trong ngày (BT3)
II. Chuẩn bị :
GV: - Tranh vẽ minh họa các con vật nuôi trong nhà.
HS : VBT
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra:
- Mời 3 em lên bảng đọc bài làm kể về anh chị , em trong gia đình .
- Nhận xét ghi điểm từng em .
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài :
-Bài TLV hôm nay , các em sẽ thực hành nói lời khen ngợi , kể về vật nuôi trong nhà và lập thời gian biểu .
b) Hướng dẫn làm bài tập :
Hoạt động 1: Nói lời khen ngợi:
Bài 1
- Gọi một em đọc đề , đọc cả câu mẫu .
- Ngoài câu : Đàn gà mới đẹp làm sao !Bạn nào có thể nói câu khác cùng ý khen ngợi đàn gà ?
- Yêu cầu lớp suy nghĩ và nói với bạn ngồi bên cạnh những lời khen đối với các câu khác .
- Mời một số em đại diện nói .
- Ghi các câu học sinh nói lên bảng .
- Yêu cầu lớp đọc lại các câu đúng đã ghi
- Nhận xét tuyên dương những em nói tốt .
Hoạt động 2: Kể về con vật:
Bài 2
-Mời một em đọc nội dung bài tập .
- Yêu cầu học sinh nêu tên con vật mình sẽ kể
- Mời một em kể mẫu .
- Gv nêu câu hỏi gợi ý : Tên con vật em định kể là gì ? Nhà em nuôi nó lâu chưa ? Nó có ngoan không ? , Có hay ăn chóng lớn không ? Em có hay chơi với nó không ?Em có yêu nó không ? Em đã làm gì để chăm sóc nó ?
Nó đối xử với em thế nào ? .
- Yêu cầu học sinh tập nói với nhau trong nhóm
- Mời một số HS nêu bài của mình.
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
Hoạt động 3: Lập thời gian biểu
Bài 3
-Mời một em đọc nội dung bài tập .
- Gọi một em đọc lại thời gian biểu của bạn Phương Thảo .
- Yêu cầu lớp tự viết bài vào vở .
- Yêu cầu học sinh đọc lại thời gian biểu của mình .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
4. Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn HS về nhà xem lại bài và hoàn thành nốt bài 3.
- 3 em lên đọc bài làm trước lớp .
- Lắng nghe nhận xét bài bạn .
- Lắng nghe giới thiệu bài .
- Một em nhắc lại tên bài
- Đọc bài .
- Đàn gà đẹp quá !
- Đàn gà thật là đẹp !
- Làm việc theo cặp .
- Chú Hà khỏe quá ! / Chú Hà mới khỏe làm sao ! / Chú Hà thật là khỏe ....
- Lớp mình sạch quá ! / Hôm nay lớp mình sạch quá ! Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao !
- Nhận xét lời của bạn .
- Đọc đề bài
- 5 - 7 em nêu tên một số con vật .
- Một em khá kể . Chẳng hạn :
- Nhà em nuôi một con chó tên là LuLu. Chú ở nhà em đã được hai năm . Lu Lu thật ngoan và khôn lắm . Mỗi lần em đi đâu xa về là chú ta rất mừng rỡ . Chú chạy ra tận ngoài cổng để đón em . Em rất quí Lu Lu , hàng ngày chúng em thường chơi với nhau .
-Các nhóm ngồi gần nhau đọc và chỉnh sửa cho nhau .
-Một số em trình bày bài trước lớp
- Một em đọc yêu cầu đề bài .
- Đọc lại thời gian biểu bạn Phương Thảo .
- Viết bài vào vở .
-Đọc bài viết trước lớp để lớp nghe và nhận xét .
- Nhận xét bài bạn .
- Về nhà xem lại bài và hoàn thành bài 3.
TIẾT 2: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :
- Biết các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ; ngày, tháng.
- Biết xem lịch.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2; HS khá, giỏi làm thêm BT3.
II. Chuẩn bị :
GV: Mô hình đồng hồ có thể quay kim, Tờ lịch tháng 5 như sách giáo khoa.
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định lớp
2. Bài kiểm:
- GV cầm tờ lịch tháng 1và hỏi HS
- Các ngày thứ hai trong tháng 1 là những ngày nào?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày thứ mấy?
- Nhận xét ghi điểm
- Nhận xét chung.
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
-Hôm nay chúng ta sẽ củng cố cách xem giờ trên đồng hồ và xem lịch tháng .
b) Luyện tập :
Bài 1:
- Đọc lần lượt câu hỏi để HS trả lời
- Em tưới cây lúc mấy giờ ?
- Đồng hồ nào chỉ lúc 5 giờ chiều ? Tại sao ?
- Em đang học ở trường lúc mấy giờ ? Đồng hồ nào chỉ lúc 8 giờ sáng ?
- Khi đồng hồ chỉ 8 giờ sáng thì kim ngắn ở đâu ? kim dài ở đâu ?
- Cả nhà em ăn cơm lúc mấy giờ ?
- 6 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ?
- Đồng hồ nào chỉ 18giờ ?
-Em đi ngủ lúc mấy giờ ?
- 21 giờ còn gọi là mấy giờ ?
- Đồng hồ nào chỉ 9 giờ tối ?
- Mời các tổ nối tiếp báo cáo kết quả .
- Nhận xét bài làm học sinh .
Bài 2:
-Treo tờ lịch tháng 5 như SGK
- Ngày 1 tháng 5 là ngày thứ mấy ?
- Các ngày thứ 7 trong tháng 5 là những ngày nào
- Thứ tư tuần này là 12 tháng 5 . Thứ tư tuần trước là ngày nào ?Thứ tư tuần sau là ngày nào ?
- Mời em khác nhận xét bài bạn .
- Nhận xét bài làm học sinh .
Bài 3:
- GV quay kim trên mặt đồng hồ để HS trả lời số giờ đúng .
8 giờ sáng; 2 giờ chiều; 9 giờ tối
20 giờ; 21 giờ; 14 giờ
- GV nhận xét ghi điểm
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn HS về nhà xem lại bài ; Xem trước bài: Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
- HS trả lời
-Vài em nhắc lại tên bài.
- Một em đọc thành tiếng , lớp đọc thầm theo
- Em tưới cây lúc 5giờ chiều.
- Đồng hồ D chỉ lúc 5 giờ chiều .
-Em đang học ở trường lúc 8 giờ . Đồng hồ A chỉ lúc 8 giờ sáng .
- Khi đồng hồ chỉ 8 giờ sáng thì kim ngắn ở số 8 , kim dài ở số 12 .
- Cả nhà em ăn cơm lúc 6 giờ .
- 6 giờ chiều còn gọi là 18 giờ .
- Đồng hồ C chỉ 18giờ .
-Em đi ngủ lúc 21 giờ .
- 21 giờ còn gọi là 9 giờ .
- Đồng hồ B chỉ 9 giờ tối .
- Các tổ nối tiếp nhau trả lời .
- Nhận xét sau mỗi lần bạn trả lời .
-Quan sát và đưa ra câu trả lời
- Ngày 1 tháng 5 là ngày thứ bảy .
- Gồm các ngày : 1 , 8 , 15 ,22 , 29.
- Thứ tư tuần trước là ngày 5 tháng 5 . Thứ tư tuần sau là ngày 19 tháng 5
- Các em khác nhận xét bài bạn .
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
TIẾT 3: THỦ CÔNG
GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG
CẤM XE ĐI NGƯỢC CHIỀU ( tiết 2)
I/ MỤC TIÊU :
Biết cách gấp ,cắt ,dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
Gấp ,cắt ,dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt không còn mấp mô. Biển báo cân đối.Có thể làm biển báo giao thông có kích thước to hoặc bé hơn kích thước GV hướng dẫn.
Học sinh có ý thức chấp hành luật lệ giao thông góp phần giảm tai nạn và tiết kiệm nhiên liệu (GDSDTKNL&HQ).
* Với HS khéo tay :
- Gấp ,cắt , dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt ít mấp mô .Biển báo cân đối.
II/ CHUẨN BỊ :
GV - Mẫu biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều
- Quy trình gấp, cắt, dán.
HS -Giấy thủ công, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra : việc chuẩn bị của HS
3. Bài mới :
a)Giới thiệu bài : Gấp cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều (t2)
HS nêu tên bài.
b)Hướng dẫn các hoạt động:
Hoạt động 1 :
Đặt câu hỏi để HS nêu quy trình
Bước 1 : Gấp, cắt biển báo cấm xe đi ngược chiều
HS trả lời, cả lớp quan sát
Bước 2 : Dán biển báo cấm xe đi ngược chiều
Hoạt động 2 :
Thực hành gấp cắt, dán biển báo.
Theo dõi giúp đỡ
Cả lớp thực hành theo nhóm
Đánh giá sản phẩm của HS
Từng nhóm trưng bày sản phẩm.
Cả lớp nhận xét, tuyên dương nhóm trình bày đẹp.
4. Nhận xét – Dặn dò:
Nhận xét chung giờ học
TIẾT 4: THỂ DỤC
TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI” VÀ “VÒNG TRÒN”.
I. MỤC TIÊU
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN.
- Sân trường, vệ sinh sân tập
- Còi, tranh ảnh minh họa…
III. PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
ĐL
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
II. Phần mở đầu
1. Nhận lớp
- Nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu của tiết học.
2. Khởi động
- Quan sát, nhắc nhở HS khởi động các khớp: cổ, cổ tay, hông, gối,…
- Quan sát HS tập luyện
II. Phần cơ bản
1.Trò chơi “nhanh lên bạn ơi”
- Phân tích cách chơi đồng thời kết hợp thị phạm cho HS nắm được cách chơi
- Sau đó cho HS chơi thử.
- Sau đó điều khiển cho học sinh thực hiện
- Quan sát,nhắc nhở
- Nêu hình thức xử phạt đối với đội thua
2. Trò chơi “Vòng tròn”
- Phân tích lại và thị phạm cho HS nắm được cách chơi.
- Sau đó cho HS chơi thử.
- Nêu hình thức xử phạt
3.phân hóa đối tượng:củng cố và hướng khắc phục học sinh còn yếu.
III. Phần kết thúc
Thả lỏng
- Hướng dẫn cho HS các động tác thả lỏng toàn thân
2. Nhận xét
- Nhận xét buổi học
4. Xuống lớp
-GV hô “ giải tán”
8p – 10p
1p – 2p
1 x 8 nhịp
19p – 23p
3 – 5 lần
3 – 5 lần
4p – 6p
- Lớp trưởng tập hợp lớp, điểm số, báo cáo cho GV nhận lớp.
p
p
- Chạy thành vòng tròn
- Nghiêm túc thực hiện
p
- Tập hợp thành 4 hàng ngang
- HS reo “ khỏe”
TIẾT 5: SINH HOẠT LỚP
TUẦN 16
I. Nhận xét tuần qua :
*Tác phong đạo đức:
Còn nói chuyện nhiều trong giờ học, còn 1 số bạn chưa chú ý khi giáo viên giảng bài
-Đa số các em đều ngoan, lễ phép.
* Thái độ học tập:
- HS yeáu tieán boä chaäm, chöa tích cöïc töï hoïc .
- Ñi hoïc ñaày ñuû, ñuùng giôø.
- Duy trì só soá lôùp toát.
- Đa số lớp có đồ dùng học tập đầy đủ, nhưng còn số bạn thiếu VBT Tiếng Việt
- Còn vài bạn quên mang tập, ĐDHT đến lớp.
- Tuyên dương những bạn đạt nhiều tiến bộ như: Điệp, Diễm, Đào,...
* Thực hiện nề nếp:
- Khâu vệ sinh khá tốt các em bắt đầu có ý thức giữ gìn vệ sinh.
- Lớp tập trung đầy đủ
- Thực hiện khá tốt giờ giấc ra vào lớp.
II. Kế hoạch tuần sau:
- Phải có đủ sách vở và dụng cụ học tập.
- Sách vở phải được bao bìa và có nhãn cẩn thận. Phải bảo quản tốt sách vở và dụng cụ học tập.
-Nhắc nhở HS chấp hành tốt an toàn giao thông.
-Giáo dục ý thức phòng chống các loại dịch bệnh…
-Giáo dục ý thức lễ phép chào hỏi thầy cô, người lớn.
- Rèn chữ viết hàng ngày.
File đính kèm:
- tuan 16.doc