A - Tập đọc
· Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật
· Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
· Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện và lời của nhân vật.
· Hiểu nghĩa câu chuyện: hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải. (trả lời được các câu hỏi 1, 2,3,4)
B - Kể chuyện
· Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa. ( HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.)
54 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 15, 16 Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào vở,hs lên bảng làm bài
Giải:
Cả mẹ và chị hái được số táo là:
60 + 35 = 95 (quả)
Mỗi hộp có số táo là:
95 : 5 = 19 (quả)
Đáp số:19 quả
Chính tả:
Nhớ - viết: VỀ QUÊ NGOẠI
I. Mục tiêu:
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát.
- Làm đúng BT2b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng chép 3 lần bài tập 2a hoặc 2b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng đọc và yêu cầu HS viết các từ cần chú ý phân biệt tiết chính tả trước.
2. Dạy - học bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích Y/C của tiết học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc 10 dòng đầu bài thơ Về quê ngoại
- Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào ?
- Trình bày thể thơ này như thế nào ?
- Trong đoạn thơ, những chữ nào phải viết hoa ?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ tìm được.
d) Nhớ - viết chính tả
- GV quan sát, theo dõi HS viết bài.
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
* Hoạt động 2 : HD làm BT chính tả
Bài 2b
a) - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn doØ
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà học thuộc các câu thơ, ca dao ở bài tập 2b.
- HS lắng nghe
- HS theo dõi
- Hai HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát.
- Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề.
- Những chữ đầu dòng thơ.
- HS nêu: hương trời, ríu rít, con đường, vầng trăng,...
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Tự nhớ lại đoạn thơ và viết vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS lên bảng. HS dưới lớp làm vào vở nháp.
- Đọc lại lời giải và làm bài vào vở :
+ Cái gì mà lưỡi bằng gang
Xới lên mặt đất những hàng thẳng băng
Giúp nhà có gạo để ăn
Siêng làm thì lưỡi sáng bằng mặt gương.
* Giải câu đố: Cái lưỡi cày
+ Thuở bé em có hai sừng
Đến tuổi nửa chừng mặt đẹp như hoa
Ngoài hai mươi tuổi đã già
Gần ba mươi tuổi lại mọc ra hai sừng.
* Giải câu đố: Mặt trăng vào những ngày đầu tháng, giữa tháng,cuối tháng.
Tự nhiên & Xã hội:
LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị.
- Kể được về làng, bản hay khu phố nơi em đang sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK trang: 62, 63.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động công nghiệp, thương mại.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
+ Mục tiêu: Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK và ghi lại kết quả theo bảng sau:
Làng quê
Đô thị
Phong cảnh, nhà cửa
Hoạt động sinh sống chủ yếu của nhân dân.
Đường sá, hoạt động giao thông.
Cây cối
Bước 2:
-GV căn cứ vào kết quả trình bày của các nhóm, nhận xét, phân tích và nêu rõ sự khác nhau giữa làng quê và đô thị.
+ Kết luận:
Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công,.. ; xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại,…; đường làng nhỏ, ít người và xe qua lại. Ở đô thị, người dân thường làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,…; nhà ở tập trung san sát ; đường phố có nhiều người qua lại.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
+ Mục tiêu: Kể được những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Chia nhóm
GV chia các nhóm. Mỗi nhóm căn cứ vào kết quả thảo luận ở hoạt động 1 để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị.
Bước 2: Một số nhóm trình bày kết quả theo bảng dưới đây:
Nghề nghiệp ở làng quê
Nghề nghiệp ở đô thị
- Trồng trọt
-
- Buôn bán
-
Bước 3:
Căn cứ vào kết quả thảo luận, GV giới thiệu cho các em biết thêm về sinh hoạt của đô thị (nếu các em ở làng quê), làng quê nếu các em sống ở thành phố) để các em có cơ hội biệt thêm về hoạt động của nhân dân mà các em chưa có cơ hội biết tới.
+ Kết luận:
Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghể thủ công,… Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, nhà máy.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
- Nêu lại các nội dung đã học
- chuẩn bị bài sau: An toàn khi đi xe đạp
- nhận xét tiết học
- HS quan sát tranh trong SGK và ghi lại kết quả theo bảng
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm, các nhóm khác bổ sung
Một số nhóm trình bày kết quả theo bảng
- Từng nhóm liên hệ về nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của nhân dân nơi các em sống.
Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009
Toán:
LUYỆN TẬP
A. mục tiêu.
Biết tính giá trị của biểu thức có dạng: chỉ có phép tính cộng, trừ, chỉ có phép tính nhân, chia, có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
B. Đồ dùng dạy học.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Kiểm tra các bài 1,2,3/80
2. Bài mới
Hoạt động 1: luyện tập thực hành
* Bài 1:
+ 1 học sinh nêu yêu cầu.
+ Hướng dẫn: Khi thực hiện tính giá trị của mỗi biểu thức, em cần đọc kĩ biểu thức để xem biểu thức có những dấu tính nào phải áp dụng vào quy tắc nào để tính cho đúng
+ Y/c học sinh nhắc lại cách tính 2 biểu thức trong phần a
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 2:
+ Y/c học sinh nêu y/c của bài
+ Học sinh làm bài vào vở
+ Y/c học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức khi có các phép tính cộng trừ nhân chia
* Bài 3:
+ 1 học sinh nêu yêu cầu của đề.
+ Y/c học sinh làm bài
+ Cho học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
+ Chữa bài
3. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
+ Về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức
+ Về nhà hoàn thành các bài tập
+ 3 học sinh lên bảng
+ Học sinh làm vào vở, 4 học sinh lên bảng làm bài
a) 125 – 85 + 80 = 40 + 80 = 120
21 2 4 = 42 4 = 168
b) 68 +32 – 10 = 100 – 10 = 98
147 : 7 6 = 21 6 = 126
- Tính giá trị của biểu thức
a) 375 - 10 3 = 375 - 30 = 345
64 : 8 + 30 = 8 + 30 = 38
b) 306 + 93 :3 = 306 + 31 = 337
5 11 - 20 = 55 - 20 = 35
+ Học sinh làm vào vở, 4 học sinh lên bảng làm bài
a) 81 : 9 + 10 = 9 + 10 = 19
20 9 : 2 = 180 : 2 = 90
b) 11 8 – 60 = 88 – 60 = 28
12 + 7 9 = 12 + 63 = 75
Tập làm văn:
Nghe - kể: KÉO CÂY LÚA LÊN
NÓI VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
I. MỤC TIÊU:
- Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên (BT1).
- Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn dựa theo gợi ý (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Nội dung gợi ý của câu chuyện và của bài tập 2 viết sẵn trên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện Giấu cày, 1 HS đọc đoạn văn kể về tổ của em.
2. Dạy học bài mới:
* Giới thiệu bài
Trong giờ Tập làm văn này các em sẽ nghe và kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên. Sau đó dựa vào gợi ý kể lại những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
* Hoạt động 1:Hướng dẫn kể chuyện
- GV kể câu chuyện 2 lần, sau đó nêu các câu hỏi gợi ý cho HS trả lời để nhớ nội dung truyện.
- Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu: chàng ngốc đã làm gì?
- Về nhà, anh chàng nói gì với vợ?
- Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo?
- Câu chuyện này đáng cười ở điểm nào?
- Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu HS thực hành kể chuyện theo cặp.
- Gọi 2 đến 3 HS kể lại câu chuyện.
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Hoạt động 2: Kể về thành thị hoặc nông thôn
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó gọi HS khác đọc gợi ý.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và lựa chọn đề tài viết về nông thôn hay thành thị.
- Gọi 1 HS khá dựa theo gợi ý kể mẫu trước lớp.
- Yêu cầu HS kể theo cặp.
- Gọi 5 HS kể trước lớp, theo dõi và nhận xét cho điểm HS.
*Hoạt động 3:Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên, viết lại những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn thành một đoạn văn ngắn.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Theo dõi câu chuyện.
- Chàng ta lấy tay kéo cây lúa nhà mình lên cao hơn cây lúa nhà người.
- Anh ta nói: “Lúa của nhà ta xấu quá. Nhưng hôm nay tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ở ruộng bên rồi.”
- Vì chàng ngốc kéo cây lúa lên làm rễ cây bị đứt và cây chết héo.
- Chàng ngốc thấy lúa nhà mình xấu hơn lúa nhà người đã kéo cây lúa lên vì chàng tưởng làm như thế giúp cây lúa mọc nhanh hơn, ai ngờ cây lúa lại chết héo.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Kể chuyện theo cặp.
- 2 HS đọc bài theo yêu cầu.
- Đọc thầm gợi ý và nêu đề tài mình chọn.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Kể cho bạn bên cạnh nghe những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
File đính kèm:
- Giao an lop 3 CKTKN tuan 15 16.doc