* Tập đọc
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ viết sai : bok Pa, lũ làng,.
- Thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ khó, từ địa phương được chú giải trong bài: bok, sao Rua, mạnh hung, .
- Nắm được cốt chuyện và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.
* Kể chuyện :
- Rèn kĩ năng nói : Biết kể 1 đoạn câu chuyện theo lời một nhân vật trong chuyện
- Rèn kĩ năng nghe.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Đặng Thị Thu Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại
Tập viết
Ôn chữ hoa I
I. Mục tiêu
+ Củng cố cách viết chữ viết hoa I thông qua BT ứng dụng
- Viết tên riêng ( Ông ích Khiêm ) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng “ít chắt chiu hơn nhiều phung phí ” bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng
GV : Mẫu chữ viết hoa I, Ô, K. Các chữ Ông ích Khiêm và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ ô li
HS ; Vở tập viết
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2. HD viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa
- Tìm các chữ hoa có trong bài ?
- GV viết mẫu, nhắc lại cách viết
b. Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- HS đọc từ ứng dụng
- GV giới thiệu : Ông ích Khiêm quê ở Quảng Nam là một vị quan nhà Nguyễn văn võ toàn tài. Con cháu ông sau này có nhiều người là liệt sĩ chống Pháp.
c. HS tập viết câu ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu ND câu tục ngữ
3. HD HS viết vào vở TV
- GV nêu yêu cầu giờ viết
4. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS
- Hàm Nghi, Hải Vân bát ngát nghìn trùng/ Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn.
- Ô, I, K
- HS QS
- Tập viết chữ Ô, I, K trên bảng con
- Ông ích Khiêm
- HS tập viết vào nháp Ông ích Khiêm
- ít chắt chiu hơn nhiều phung phí
- HS tập viết bảng con : ít
- HS theo dõi
+ HS viết bài vào vở TV
C. Củng cố, dặn dò
- Khen những HS có ý thức viết đẹp
- GV nhận xét tiết học
Thủ công
Cắt, dán chữ H, U (Tiết1)
I. Mục tiêu
- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ H,U
- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U đúng quy trình kĩ thuật
- Yêu thích sản phẩm cắt, dán .
II. Đồ dùng
GV : Mẫu chữ H,U làm bằng giấy thủ công, giấy màu đỏ, màu vàng, hồ, bút,
thước kẻ, quy trình, cắt, dán chữ H,U
HS : Kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới
a. HĐ1 : Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- Chữ H,U có đặc điểm gì, màu gì ?
- Chữ gồm có mấy nét ? Các nét có bằng nhau không ?
- Nhận xét về chiều dài, chiều rộng, kích thước của chữ ?
b. HĐ2 : Thực hành cắt chữ hoa H, U
+ Bước 1 : Kẻ, cắt 2 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô
Chấm các điểm đấnh dấu hình chữ H, U vào 2 hình chữ nhật.Sau đó kẻ chữ H,U theo điểm đã đánh dấu.Riêng chữ U cần vẽ các đường lượn góc.
+ Bước 2 : Cắt chữ H, U
- Gấp đôi 2 hình chữ nhật đã kẻ chữ H, U . Cắt theo đường kẻ nửa chữ H, U, bỏ phần gạch chéo.
- Mở hình mới cắt ra được chữ .
+ Bước 3 : Dán chữ vào tờ giấy màu khác để được sản phẩm
- Cho HS tập kẻ, cắt chữ H, U
- GV quan sát giúp đỡ HS
- Kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ
- HS quan sát mẫu chữ H , U được cắt
dán từ giấy thủ công.
- N xét: Nét chữ rộng 1 ô.
Chữ H, U có nửa bên trái và
nửa bên phải giống nhau.
- HS theo dõi.
- 1, 2 HS nhắc lại và thực hiện thao tác kẻ, cắt chữ hoa H, U
- HS tập kẻ, cắt chữ H, U .
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS giờ sau mang giấy thủ công các màu, giấy nháp, giấy trắng, hồ dán, kéo để chuẩn bị học bài " Gấp cắt, dán chữ H, U "(tiết 2).
Thứ sáu ngày 5 tháng 12 năm 2008
Toán
Tiết 65 : Gam
A- Mục tiêu
- HS nhận biết về đơn vị đo khối lượng gam, mối quan hệ giữa gam và kg. Biết thực hiện phép tính với đơn vị đo khối lượng.
- Rèn kĩ năng nhận biết và tính toán cho HS.
B- Đồ dùng
GV : 1 cân đĩa và 1 cân đồng hồ.
HS : SGK
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Tổ chức:
2/ Bài mới:
a) HĐ 1: Giới thiệu về gam và mối quan hệ giữa gam và ki- lô- gam.
- Nêu đơn vị đo khối lượng đã học?
- GV đưa ra 1 cân đĩa và quả cân 1kg, một túi đường ( vật) nhẹ hơn 1kg.
- Thực hành cân cho HS quan sát.
- Gói đường ntn so với 1kg ?
- Để biết chính xác cân nặng của gói đường ( hoặc những vật nhỏ hơn) người ta dùng đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn kg là gam,
Gam viết tắt là: g
Đọc là: Gam
- GV GT các quả cân 1g, 2g, 5g, 10g, 20g...
- 1000 g = 1kg.
- GV GT cân đồng hồ và các số đo có đơn vị là gam trên cân đồng hồ.
b) Luyện tập:
* Bài 1(65):
- GV chuẩn bị một số vật nhẹ hơn kg, cho HS thực hành cân và đọc số cân của từng vật.
- T. theo dõi, giúp đỡ HS tập cân
* Bài 2:
- Quả đu đủ nặng bao nhiêu gam ?
- Vì sao em biết ?
- Bắp cải cân nặng bao nhiêu ?
* Bài 3: Tính theo mẫu
- Nêu cách tính ?
-T. nhận xét, chốt kết quả đúng
* Bài 4: + HS làm vào vở
- BT cho biết gì ?
- BT hỏi gì ?
- T. chấm bài, chữa bài.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học.
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- Ki- lô- gam
- HS quan sát và nêu KQ
- Nhẹ hơn 1kg
- HS đọc
- HS đọc 1000g = 1kg
- HS thực hành cân
- HS thực hành cân 1 số vật
- 800 gam
- Vì kim trên mặt cân chỉ vào số 800g
- 600 g . Vì kim trên mặt cân chỉ vào số 600g
- HS đọc lại
- Thực hiện tính như với các số tự nhiên sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.
163 g + 28 g = 191 g
42 g - 25 g = 17 g……..
- HS đọc đề
- HS nêu
- Làm vở - 1 HS chữa bài.
Bài giải
Số gam sữa trong hộp có là:
455 - 58 = 397( g)
Đáp số: 397g
- HS kể: kg; g
Tập làm văn: Viết thư
I. Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng viết :
- Biết viết 1 bức thư cho một bạn cùng lứa tuổi thuộc 1 tỉnh miền Nam ( hoặc miền Trung ) theo gợi ý trong SGK. Trình bày đúng thể thức một bức thư.
- Biết dùng từ đặt câu đúng, viết đúng chính tả. Biết bộc lộ tình cảm thân ái với người bạn mình viết thư.
II. Đồ dùng
GV : Bảng lớp viết đề bài và gợi viết thư ( SGK )
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc đoạn văn viết về cảnh đẹp nước ta
- GV nhận xét, chấm điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS tập viết thư cho bạn
a. HĐ1 : Hướng dẫn HS phân tích đề bài để viết được lá thư đúng yêu cầu
+ Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai ?
- GV hướng dẫn HS xác định rõ :
- Em viết thư cho bạn tên là gì ?
- ở tỉnh nào ?
- ở miền nào ?
+ Mục đích viết thư là gì ?
+ Những nội dung cơ bản trong thư là gì ?
+ Hình thức của lá thư như thế nào ?
b. HĐ2 : Hướng dẫn HS làm mẫu, nói về nội dung theo như gợi ý
c. HĐ3 : Viết thư
- GV theo dõi giúp đỡ từng em
- GV nhận xét, chấm điểm
- 3, 4 HS đọc
+ Viết cho 1 bạn ở 1 tỉnh khác với miền em đang ở
- HS nêu
- Làm quen và hẹn cùng thi đua học tập
tốt.
- Nêu lí do viết thư - Tự giới thiệu về mình - Hỏi thăm bạn - Hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
- Như mẫu bài Thư gửi bà, SGK- T81
- 3, 4 HS nói tên, địa chỉ người các em muốn viết thư.
+ 1, 2 HS khá giỏi nói mẫu phần lí do viết thư, tự giới thiệu.
VD: Bạn Hoa thân mến!
Chắc bạn rất ngạc nhiên khi nhận được thư này vì bạn không hề biết mình. Nhưng mình lại biết bạn đấy. Vừa qua mình đọc báo Nhi đồng và được biết về tấm gương vượt khó của bạn. Mình rất khâm phục nên muốn làm quen với bạn....
Mình tự giới thiệu nhé: Mình tên là Nguyễn Thu Hà , HS lớp 3A......
- HS viết thư vào vở
- 5, 7 em đọc thư
C. Củng cố, dặn dò
- GV biểu dương những HS viết thư hay
- Nhận xét chung tiết học
Hát: Đ/c Điệp dạy
Tự nhiên và xã hội
Không chơi các trò chơi nguy hiểm
I- Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng
- Sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ và trong giờ ra chơi sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn.
- Nhận biết những trò chơi dễ nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
II- Đồ dùng dạy học:
GV : Các hình SGK trang 52,53,54,55.
HS : SGK
III- Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Tổ chức:
2- Kiểm tra:
- Kể tên những hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh tiểu học ?
- Các hoạt động đó giúp được gì cho học tập ?
3- Bài mới:
Hoạt động 1
a.Muc tiêu: Biết cách sử dụng thời gian nghỉ ở trường sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh, an toàn.
b. Cách tiến hành
Bước 1: Quan sát hình và trả lời câu hỏi:
- Cho biết tranh vẽ gì ?
- Chỉ và nói tên nhng trò chơi dễ gây nguy hiểm có trong tranh?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm đó ?
Bước 2: Trình bày , trả lời câu hỏi trước lớp
*Kết luận: Sau những giờ mệt mỏi, các em cần đi lại , vận động và giải trí bằng các trò chơi song không nên chơi quá sức và chơi cac trò chơi nguy hiểm.
Hoạt động 2
a.Mục tiêu: Biết lựa chọn và chơi những trò chơi để tránh nguy hiển khi ở trường
b.Cách tiến hành
Bước1: Kể những trò chơi thường chơi trong giờ ra chơi ?
Bước 2: Báo cáo kết quả
- Trong những trò chơi đó thì trò chơi nào nguy hiểm, trò chơi nào không nguy hiểm?
- T. nhận xét, chốt lại
4- Hoạt động nối tiếp
- Liên hệ bản thân
- VN thực hiện tốt theo bài học
- Hát
- 2 HS lên bảng nêu
- Nhận xét, vài em nhắc lại
* Làm việc theo cặp
- HS thảo luận các câu hỏi dựa vào tranh.
- Trèo cây, dồn nhau, đá bóng trên sân trường.
- Gãy chân, tay, làm ảnh hưởng đến
người khác.
- 1 số cặp lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp
- Nhận xét, bổ sung.
Thảo luận nhóm
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm kể tên những trò chơi thường hay chơi trong giờ ra chơi.
- Nhóm khác bổ sung cho phong phú.
- Nhận xét, nhắc lại
- Tự liên hệ bản thân em thờng chơi những trò chơi gì, trò chơi ấy có nguy hiểm không.
- VN thực hành chơi những trò chơi không nguy hiểm
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 13
- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt
- Giáo dục HS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II. Nội dung sinh hoạt
1 GV nhận xét ưu điểm :
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
- Thực hiện tốt nề nếp lớp, xếp hàng ra vào lớp nhanh
- Tự quản giờ truy bài tốt
- Trong lớp chú ý nghe giảng :Uyên, Linh, Huyền
- Chịu khó giơ tay phát biểu : Tuấn, Hà, Hồng
- Tiến bộ hơn về mọi mặt : Quyền , Khánh
2. Nhược điểm :
- Chưa chú ý nghe giảng : Trang, Long,
- Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lối chính tả :Thu, Nam,
3. HS bổ xung
4. Vui văn nghệ
5. Đề ra phương hướng tuần sau
- Duy trì nề nếp lớp
- Trong lớp chú ý nghe giảng, chịu khó phát biểu
- Trống vào lớp phải lên lớp ngay
- Một số bạn về nhà luyện đọc và rèn thêm về chữ viết
File đính kèm:
- tuan 13.doc