A. Tập đọc
1. Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng
- Đọc đúng các từ ngữ có, âm, vần, thanh HS dễ viết sai do phương ngữ: bok pa, lũ làng, mọc lên, lòng suối, giỏi lắm, làm rẫy
- Thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
2. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó, từ địa phương được chú giải trong bài (bok, càn quét, lũ làng, sao rua, manh hung, người thượng).
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu truyện, ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến trống Pháp.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kỹ năng nói: Biết kể một đoạn của câu chuyện (HS khá, giỏi kể lại được một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện).
2. Rèn kỹ năng nghe:
30 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 13 đã sửa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-> HS + GV nhận xét.
2. Bài mới
a) Hoạt động 1: Quan sát theo cặp
* Mục tiêu: - Biết cách sử dụng thời gian nghỉ ngơi ở trường sao cho vui vẻ khoẻ mạnh và an toàn.
- Nhận biết một số chò trơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
* Tiến hành:
- Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát
- HS quan sát hình 50, 51 trong SGK và trả lời câu hỏi với bạn.
VD: Bạn cho biết tranh vẽ gì? nói tên các trò chơi dễ gây nguy hiểm …
- Bước 2: GV gọi HS nêu kết quả -> GV nhận xét
- 1 số cặp HS lên hỏi và trả lời
-> HS nhận xét.
* Kết luật: Sau những giờ học mệt mỏi các em cần đi lại vận động và giải trí bằng cách chơi một số trò chơi …
b) Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường.
* Tiến hành:
- Bước 1:
+ GV yêu cầu HS kể các trò chơi -> thư ký ghi lại sau đó nhận xét.
- Lần lượt từng HS trong nhóm kể những trò chơi mình thường chơi.
- Thư ký (nhóm cử) ghi lại các trò chơi nhóm kể.
-> Các nhóm nhận xét xem những trò chơi nào có ích, trò chơi nào nguy hiểm.
-> Các nhóm lựa chọn trò chơi an toàn.
- Bước 2: GV gọi các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
-> GV phân tích mức độ nguy hiểm của từng trò chơi
III. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét đánh giá giờ học.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau
Thứ ngày .... tháng .... năm 200
âm nhạc:
tiết 13: ôn tập: bài con chim non
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Tập hát nhấn đúng phách mạch của nhịp 3/4.
- Biết gõ đệm nhịp 3/4 theo bài hát.
II. Chuẩn bị của GV:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Các động tác vận động phụ hoạ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1.KTBC:
- Bài hát con chim non? (3 HS) -> HS + GC nhận xét.
2. Bài mới:
a) Hoạt động 1: Ôn lại bài hát con chim non.
- GV cho HS nghe bằng nhạc
- HS nghe
- Lần lượt cả lớp ôn luyện bài hát theo nhóm
-> GV nghe sửa sai cho HS
- GV yêu cầu HS hát + gõ đệm theo nhịp 3.
+ Phách mạch: Vỗ hai tay xuống bàn
+ HS hát gõ nhịp theo nhịp 3
+ Phách nhẹ: Võ hai tay vào nhau
+ GV yêu cầu HS dùng 2 nhạc cụ gõ theo nhịp 3.
- HS dùng hai nhạc cụ
+ nhóm1: Gõ trống phách mạnh
+ nhóm2: Gõ thanh phách, 2 phách nhẹ
-> GV quan sát sửa sai cho HS
b) Hoạt động 2: Tập hát kết hợp vận động theo nhịp 3
- GV hướng dẫn các động tác theo hiệu lệnh đếm 1- 3 - 3
- HS thực hiện các động tác theo hiệu lệnh.
- GV hát
- HS vận động theo các động tác đã hướng dẫn
- GC gọi HS lên trình diễn
- 1 vài HS lên trình diễn
-> HS nhận xét, bình chọn.
-> GV nhận xét tuyên dương.
III. Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài mới.
* Đánh giá tiết học.
Chính tả
Tiết 26: vàm cỏ đông
I. Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng viết chính tả
1. Nghe viết chính tả, trình bày rõ ràng, đúng thể thơ bảy chữ 2 khổ thơ đầu của bài Vàm Cỏ Đông.
2. Viết đúng một số từ có vần khó (ít/ uýt). Làm đúng bài tập phân biệt tiếng chứa âm đầu hoặc thanh dễ lẫn (s/ d/gi) .
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ trong bài tập 2.
- Bảng lớp chia làm 3, viết 3 lần các từ trong bài tập 3a
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: GV đọc: Khúc khuỷu, khẳng khiu (2 HS lên bảng viết)
-> HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS viết chính tả:
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị lại:
- GV đọc 2 khổ thơ đầu của bài Vàm Cỏ Đông
- HS chú ý nghe
- 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày
+ Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Vàm Cỏ Đông, Hồng -> Vì là tên riêng của cả 2 dòng thơ.
ở, Quê, Anh …. -> chữ đầu của các dòng thơ
+ Nên bắt đầu viết các dòng thơ từ đâu?
-> Viết cách lề trang giấy 1 ô li …
- Cả lớp đọc thầm 2 khổ thơ, quan sát cách trình bày…
- GV đọc các tiếng khó: Dòng sông, suôi dòng, nước chảy, soi …
- HS luyện viết vào bảng con
b) GV đọc bài:
- HS viết vào vở
- GV theo dõi, uuốn lắn thêm cho HS.
c. Chấm chữa bài:
- GV đọc lại bài
- HS đổi vở soát lỗi
- GV chữa lỗi
- GV thu bài chấm điểm
- GV nhận xét bài viết
3. Hướng dẫn làm bài tập:
a) Bài tập 2: Gọi HS nêu yêu cầu
- 2 HS neu yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân vào nháp.
- GV gọi HS lên bảng làm.
- 2 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét
-> GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau…
-> 2 -> 4 HS đọc lại bài đúng
b) Bài tập 3a: GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2 HS nêu yêu cầu BT
- GV chia bảng lớp làm 3 phần
- 3 nhóm HS chơi trò thi tiếp sức sau đó đại diện nhóm đọc kết quả
-> GV nhận xét
-> HS nhận xét
a. Rá: Rổ rá, rá gạ …
Giá: giá cả, giá thịt, giá đỗ …
Rụng: rơi rụng, rụng xuống
Dụng: sử dụng, dụng cụ, vô dụng
4. Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học.
Tập làm văn
Tiết 13: viết thư
I. Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng viết
1. Biết viết một lá thư cho bạn cùng lứa tuổi thuộc tỉnh Miền Nam (hoặc miền Trung, Bắc) theo gợi ý trong SGK. Trình bày đúng thể thức của một bức thư (theo mẫu của tuần 10).
2. Biết dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả, biết bộc lộ tình cảm thân ái với người bạn mình viết thư.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết gợi ý (SGK)
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC:
- Đọc đoạn văn viết về cảnh đẫt nước (tuần 12)
-> HS + GV nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn HS viết thư cho bạn:
a) Hướng dẫn HS phân tích đề bài:
- GV gọi HS nêu yêu c ầu.
- 2 HS nêu yêu cầu BT + gợi ý
+ BT yêu cầu các em viết thư cho ai?
- Cho 1 bạn HS ở một tỉnh thuộc một miền khác với miền mình đang sống.
-> GV: Việc đầu tiên các em cần xác định rõ: Em viết thư cho bạn tên gì? ở tỉnh nào? ở Miền nào?
+ Mục đính viết thư là gì?
- Làm quen với bạn cùng thi đua học tốt
+ Những nội dung cơ bản trong thư là gì?
- Nêu lí do viết thư, tự giới thiệu, hỏi thăm bạn, hẹn với bạn cùng nhau thi đua học tốt.
+ Hình thức của lá thư như thế nào?
-> Như mẫu trong bài thư gửi bà. (T81)
+ Hãy neu tên ? địa chỉ người em viết thư?
- 3 -> 4 HS nêu.
b) GV hứớng dẫn HS làm mẫu nói về ND thư theo gợi ý.
- Một HS khá giỏi nói về phần lí do viết thư, tự giới thiệu.
-> GV nhận xét sửa sai cho HS.
c) HS viết thư.
- HS viết thư vào vở
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm cho HS.
- GV gợi ý HS đọc bài.
- 5 -> 7 em đọc thư của mình
-> HS nhận xét
-> GV nhận xét và ghi điểm
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV biểu dương những bài viết hay.
- về nhà chuẩn bị bài sau
* Đánh giá tiết học.
Thứ sáu ngày tháng năm 20
Toán
Tiết 65: gam
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Nhận biết về gam (một đơn vị đo khối lượng) và sự liên hệ giữa gam và ki lô gam.
- Biết cách đọc kết quả khi cân một vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ.
- Biết cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng và áp dụng vào giải toán.
B. Đồ dùng dạy học:
- Cân đĩa và cân đồng hồ cùng với các quả cân và các gói hàng nhỏ để cân.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Ôn luyện: - Đọc bảng nhân 9 (9HS)
-> HS + GV nhân xét
II. Bài mới:
1.Hoạt đông 1: Giớ thiệu về gam và các ký hiệu viết tắt của gam và mối quan hệ của gam và ki lô gam.
- Hãy nêu đơn vị đo lường đã học.
-> HS nêu kg
- GV: Để đo khối lượng các vật nhẹ hơn 1 kg ta còn có các đơn vị đo nhỏ hơn đó là gam.
+ Gam là 1 đơn vị đo khối lượng gam viết tắt là g.
- HS chú ý nghe
1000g = 1 kg
-> Vài HS đọc lại.
- GV giới thiệu quả cân thường dùng
- HS quan sát
- GV giới thiệu cân đĩa, cân đồng hồ
- GV cân mẫu cho HS quan sát gói hàng nhỏ bằng hai loại cân đều ra cùng một kết quả.
-> HS quan sát
2. Hoạt động 2: thực hành
a) Bài 1 + 2: Củng cố về gam
* Bài 1 (65): Gọi HS nêu yêu cầu.
- 2 HS nêu yêu cu BT
- GV cho HS quan sát tranh vẽ cân hộp đường
+ Hộp đường cân nặng bao nhiêu?
-> Hộp đường cân nặng 200g
+ Ba quả táo cân nặng bao nhiêu gam?
-> Ba quả táo cân nặng 700g
+ Gói mì chính cân nặng bao nhiêu gam?
-> Gói mì chính cân nặng 210g.
+ Quả lê cân nặng bao nhiêu gam?
-> Quả lê cân nặng 400g
-> GV nhận xét từng câu trả lời.
* Bài 2 (66):
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT
- 2 HS nêu yêu cầu BT
- GV cho HS quan sát hình vẽ trong SGK
-> HS quan sát hình vẽ -> trả lời.
+ Quả đu đủ cân nặng bao nhiêu gam
-> Quả đu đủ cân nặng 800g
+ Bắp cải cân nặng bao nhiêu gam?
-> Bắp cải cân nặng 600g.
-> GV nhận xét.
* Bài 3 (66):
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT
- 2 HS nêu yêu cầu BT
- Củng cố cộng, trừ, nhân, chia kèm theo đơn vị tính là gam.
- GV yêu cầu HS thực hiện bảng con
- HS làm vào bảng con
163g + 28g = 191g
42g - 25g = 17g
50g x 2g = 100g
96 : 3 = 32g
- GV nhận xét sau mỗi lần giơ bảng
* Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu
- 2 HS nêu yêu cầu
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu BT
- HS làm vào vở + 1 HS lên bảng làm
- GV theo dõi HS làm bài.
Bài giải
Trong hộp có số gam sữa là.
455 - 58 = 397 (g)
Đ/S: 397 (g)
- > GV nhận xét
III. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu lại nội dung bài học
- 1 HS nêu
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới
* Đánh giá tiết học
Toán (ôn)
Luyện tập bảng nhân 9; So sánh số bé bằng một phần mấy
số lớn.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Củng cố bảng nhân 8 và vận dụng trong giải toán.
- củng cố cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn thông qua bài tập ứng dụng
II. Hoạt động dạy học:
1. giới thiệu bài:
2. Thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm:
9 x 3 = 9 x 5 = 9 x 7 = 9 x 9 =
9 x 6 = 9 x 8 = 9 x 1 = 9 x 0 =
9 x 4 = 9 x 2 = 9 x 10 = 0 x 9 =
Tổ chức cho học sinh nhẩm dưới hình thức truyền điện.
Bài 2: Tính
9 x 7 + 68 96 : 8 x 9 9 x 9 + 309
9 x 7 + 128 64 : 8 x 9 9 x 6 + 79
HS làm nháp, chữa bài, nhận xét củng cố.
Bài 3: Nhà Lan nuôi được 94 con gà, mẹ Lan đã bán 38 con, số gà còn lại được nhốt đều vào 8 chuồng. Hỏi mỗi chuồng có bao nhiêu con gà ?
HS làm vở, 1 Hs làm bảng, HS cùng GV nhận xét củng cố.
Bài 4: Lớp 3A có 28 học sinh trong đó có 7 học sinh giỏi. Hỏi số học sinh giỏi bằng một phần mấy số học sinh cả lớp?
Cách tiến hành tương tự bài tập 3.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV cùng học sinh hệ thống nội dung ôn tập, nhận xét giờ học
- Dặn dò HS.......
Sinh hoạt lớp
Nhận xét tronggiờ
File đính kèm:
- T13 Sua.doc