Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Đặng Thị Thu Thanh

 * Tập đọc

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các âm, vần, thanh dễ lẫn

 - Đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Diễn đạt được giọng các nhân vật trong bài

+ Rèn kĩ năng đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ khó và từ địa phương được chú giải trong bài

 - Cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền

 Bắc - Nam qua sáng kiến của 2 bạn nhỏ: gửi tặng cành mai vàngcho bạn nhỏ ở miền Bắc.

 * Kể chuyện

 - Rèn kĩ năng nói : Dựa vào các gợi ý trong SGK kể lại được từng đoạn câu chuyện, biết diễn tả đúng lời nhân vật

 - Rèn kĩ năng nghe.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Đặng Thị Thu Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: - HS nêu - HS thảo luận và đóng vai để tìm biện pháp khắc phục từng nguyên nhân dẫn đến hoả hoạn cháy nhà - Các nhóm trình bày trước lớp Chơi trò chơi: Gọi cứu hoả - HS thực hiện cách cứu hoả của mình - Chơi trò chơi gọi " Cứu hoả" Tập viết Ôn chữ hoa H I. Mục tiêu + Củng cố cách viết chữ viết hoa H thông qua BT ứng dụng - Viết tên riêng : Hàm Nghi bằng chữ cỡ nhỏ - Viết câu ca dao : Hải Vân bát ngát nghìn trùng Hòn Rồng sừng sững đứng trong Vịnh Hàn II. Đồ dùng GV : Mẫu chữ viết hoa H, N, V, chữ Hàm Nghi và câu lục bát viết trên dòng kẻ HS : Vở TV III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Nhắc lại từ và câu ứng dụng học trong giờ trước - GV đọc : Ghềng Ráng, Ghé - GV nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD viết trên bảng con a. Luyện viết chữ hoa - Tìm các chữ hoa có trong bài - GV viết mẫu nhắc lại cách viết từng chữ - Cho HS viết b/c b. Luyện viết từ ứng dụng( tên riêng ) - Đọc từ ứng dụng - GV giới thiệu Hàm Nghi ( 1872 - 1943) làm vua năm 12 tuổi, có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp, bị thực dân Pháp bắt đi đày ở An - giê - ri rồi mất ở đó. c. Luyện viết câu ứng dụng - Cho HS đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu nghĩa câu ca dao: Tả cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ ở miền Trung nước ta. - T. nxét, sửa sai cho HS 3. HD viết vào vở TV - GV nêu yêu cầu của giờ viết - GV quan sát, hướng dẫn HS viết bài 4. Chấm, chữa bài - GV chấm bài - Nhận xét bài viết của HS - Ghềng Ráng, Ai về đến huyện Đông Anh/ Ghé xem phong cảnh loa thành Thục Vương - 1 HS lên bảng , cả lớp viết bảng con - Nhận xét - H, N, V - HS quan sát - HS tập viết chữ H, N, V vào bảng con - Hàm Nghi - HS tập viết bảng con : Hàm Nghi - Đọc câu ứng dụng Hải Vân bát ngát nghìn trùng Hòn Rồng sừng sững đứng trongVịnh Hàn - HS tập viết bảng con Hải Vân, Hòn Rồng + HS viết bài vào vở TV C. Củng cố, dặn dò - GV khen những HS có tinh thần học tốt - GV nhận xét tiết học Thủ công Cắt, dán chữ I, T (Tiết 2) I. Mục tiêu - Tiếp tục cho HS biết cách cắt, dán chữ I, T - Thực hành cắt, dán được chữ T, I đúng quy trình kĩ thuật - Yêu thích sản phẩm cắt, dán II. Đồ dùng GV : Mẫu chữ I, T làm bằng giấy thủ công, giấy màu đỏ, màu vàng, hồ, bút, thước kẻ, Quy trình, cắt, dán chữ I, T HS : Kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS B. Bài mới a. HĐ1 : Ôn lại cách cắt, dán chữ I, T - Nêu các bước cắt , dán chữ I, T ? - T. gọi HS lên thao tác kẻ , cắt, dán chữ I, T - T. chốt lại các bước cắt , dán chữ I, T b. HĐ2 : Thực hành cắt chữ hoa I, T - Cho HS thực hành cắt , dán chữ I, T - GV quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành sản phẩm - Nhắc HS dán chữ cho cân đối và dán cho phẳng. - T. tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm - T. nhận xét, khen ngợi những em có sản phẩm đẹp. - Kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ - HS nêu : Bước 1: Kẻ chữ I, T - Chữ I: dài 5 ô, rộng 1ô - Chữ T: dài 5 ô, rộng 3ô Bước 2: Cắt chữ T, chữ I Bước 3: Dán chữ I, T - 1,2 HS thực hiện các thao tác - Các bạn nhận xét xem các bước kẻ , cắt, dán đúng quy trìng chưa - HS thực hành cắt , dán chữ I, T - HS trưng bày sản phẩm theo nhóm - Bình chọn sản phẩm đẹp nhất C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị giờ sau Thứ sáu ngày 28 tháng 11 năm 2008 Toán Tiết 60 : Luyện tập A- Mục tiêu - Củng cố về phép chia trong bảng chia 8. Tìm 1/8 của một số. Vận dụng để giải bài toán có lời văn. - Rèn KN tính và giải toán. - GD HS chăm học toán. B- Đồ dùng GV : Bảng phụ, Phiếu HT HS : SGK C- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Tổ chức: 2/ Kiểm tra: - Đọc bảng chia 8 ? - Nhận xét, cho điểm. 3/Bài mới: * Bài 1/ 60 - Tính nhẩm - Nêu yêu cầu BT - Tính nhẩm là tính ntn ? - Khi biết KQ của 8 x 6 = 48 có tính ngay KQ của 48 : 8 được không ? - Nhận xét, cho điểm * Bài 2/ 60 ( Tương tự bài 1) - Gọi 4 HS làm trên bảng - Chữa bài, nhận xét. * Bài 3/ 60 - Đọc bài toán - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Bài toán giải bằng mấy phép tính ? - Chấm bài, nhận xét. * Bài 4 / 60: - Đọc yêu cầu bài toán ? - Bài toán thuộc dạng toán nào ? - Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm ntn ? - Muốn tìm 1/8 số ô vuông trước hết ta cần biết gì ? - Nhận xét, cho điểm. 4/ Củng cố, dặn dò: - Thi đọc nối tiếp bảng chia 8. - GV nhận xét tiết học - Hát - 2 - 3 HS đọc - Nhận xét. - Tính nhẩm - HS trả lời - HS nhẩm và nêu KQ 8 x 6 = 48 48 : 8 = 6...... - Được vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia. - 4 HS làm trên bảng - Lớp làm phiếu HT - Đổi phiếu nhận xét bài làm của bạn - 1, 2 HS đọc bài toán - Có 42 con thỏ, bán được 10 con, số còn lại nhốt đều vào 8 chuồng - Mỗi chuồng nhốt mấy con thỏ ? - Bài toán giải bằng 2 phép tính. - HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm Bài giải Số con thỏ còn lại sau khi bán là: 42 - 10 = 32( con thỏ) Số con thỏ có trong mỗi chuồng là: 32 : 8 = 4( con) Đáp số: 4 con thỏ. - Tìm 1/8 số ô vuông của mỗi hình - Tìm một phần mấy của một số. - Lấy số đó chia cho số phần - Ta cần biết số ô vuông của mỗi hình. - HS đếm số ô vuông rồi tính 1/8 số ô vuông của mỗi hình. - HS nêu câu trả lời. a) 1/ 8 số ô vuông của hình a là: 16 : 8 = 2 ( ô vuông) b) 1/8 số ô vuông của hình b là: 24 : 8 = 3( ô vuông) - HS thi đọc Tập làm văn Nói, viết về cảnh đẹp đất nước I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng nói : dựa vào một bức tranh ( hoặc 1 tấm ảnh ) về 1 cảnh đẹp ở nước ta, HS nói những điều đã biết về cảnh đẹp đó ( theo gợi ý trong SGK ). Lời kể rõ, có cảm súc, thái độ mạnh dạn, tự nhiên. - Rèn kĩ năng viết : HS viết được những điều vừa nói thành 1 đoạn văn. Dùng từ đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh vật trong tranh. II. Đồ dùng GV : ảnh biển Phan Thiết trong SGK, tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước, bảng phụ viết câu hỏi gợi ý BT1 HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kể chuyện Tôi có đọc đâu B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD làm BT * Bài tập 1 / 102 - Nêu yêu cầu BT - GV kiểm tra tranh ảnh HS mang đến - GV hướng dẫn HS nói về cảnh đẹp trong tấm ảnh Phan Thiết theo từng câu hỏi - Cả lớp và GV nhận xét VD: Tấm ảnh chụp một bãi biển tuyệt đẹp. Đó là cảnh biển ở phan thiết. . Bao trùm lên bức tranh là màu xanh của biển, của cây cối,.... . Núi và biển kề bên nhau thật là đẹp. . Cảnh trong tranh làm em ngạc nhiên, tự hào vì đất nước mình có nhiều phong cảnh đẹp như thế. Bài tập 2 / 102 - Nêu yêu cầu BT - GV nhắc các em chú ý về ND và cách diễn đạt - GV theo dõi HS làm bài, uốn nắn sai sót cho các em - GV nhận xét - Chấm điểm bài viết của HS - 1 HS kể - Nhận xét - HS nghe - Nói những điều em biết về cảnh đẹp theo gợi ý trong SGK - HS đọc câu hỏi gợi ý - 1 HS giỏi làm mẫu - HS tập nói theo cặp - 1 vài HS tiếp nối nhau thi nói + Viết những điều nói trên thành 1 đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu - HS viết bài vào vở - 4, 5 HS đọc bài viết C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét rút kinh nghiệm bài viết cho HS - Nhận xét chung giờ học Hát: Đ/c Điệp dạy Tự nhiên và xã hội Một số hoạt động ở trường I- Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Kể được tên các môn học và nêu đợc một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học của cá môn học. - Hợp tác, giúp đỡ với các bạn trong lớp, trong trường. II- Đồ dùng dạy học: Các hình SGK trang 46,47. III- Hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1- Tổ chức: 2- Kiểm tra: - Để phòng cháy khi ở nhà chúng ta cần phải làm gì ? - Nhận xét bài HS. 3- Bài mới: Hoạt động 1 a. Muc tiêu: Biết 1 số hoạt động diễn ra trong các giờ học - Biết mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. b. Cách tiến hành - Kể tên một số giờ hoạt động diễn ra trong giờ học ? Trình bày , trả lời câu hỏi trước lớp - Hình 1 thể hiện hoạt động gì ?...... * Kết luận: Trong giờ học các em được tham gia nhiều hoạt động khác nhau. HĐ2: Làm việc theo tổ học tập. *Mục tiêu: Biết kể tên các môn học HS được học ở trường. Biết nhận xét thái độ của bản thân và của bạn. *Cách tiến hành - Cho HS thảo luận nhóm - Công việc chính HS làm ở trường là gì ? Kể tên môn học em được học ở trường? 4- Hoạt động nối tiếp - Liên hệ tình hình học tập của lớp. - Về nhà xem lại bài - Hát - 1 HS lên bảng nêu, nhận xét - Vài em nêu lại * Làm việc theo cặp - HS kể. - Nhận xét, nhắc lại. - QS cây hoa trong giờ TNXH. - Kể chuyện theo tranh trong giờ Tiếng Việt. - Thảo luận nhóm trong giờ đạo đức. - Trình bày sản phẩm trong giờ thủ công. - Làm việc cá nhân trong giờ toán. - Tập thể dục - HS thảo luận nhóm 2 - Đại diện trình bày kết quả - Công việc chính của HS ở trường là học. - HS được học các môn: Toán, tiếng Việt, TNXH, thể dục, tin học, tiếng Anh, thủ công, đạo đức, âm nhạc, mĩ thuật. - HS liên hệ với tình hình học tập ở lớp mình. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 12 - Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm . tốt - Giao dục HS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động II Nội dung sinh hoạt 1 GV nhận xét ưu điểm : - Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh sạch sẽ - Thực hiện tốt nề nếp lớp, xếp hàng ra vào lớp nhanh - Truy bài tốt, có ý thức tự giác học tập - Trong lớp chú ý nghe giảng : Huyền, Uyên, Hà - Chịu khó giơ tay phát biểu : Phương, Phong - Có nhiều tiến bộ về đọc : Nam, Quyền 2. Nhược điểm : - Một số em đi học muộn : Sơn, Linh - Chưa chú ý nghe giảng : Trang - Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lối chính tả : Hiếu, Hạnh - Một số em còn vứt rác ra lớp 3 HS bổ sung 4 Vui văn nghệ 5 Đề ra phương hướng tuần sau - Duy trì nề nếp lớp - Trong lớp chú ý nghe giảng, chịu khó phát biểu - Chấm dứt tình trạng đi học muộn - Một số bạn về nhà luyện đọc và rèn thêm về chữ viết

File đính kèm:

  • docTuan 12.doc
Giáo án liên quan