Giáo án Lớp 3 Tuần 11-18 Trường THCS Phù Đổng

A/ Tập đọc.

 - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

+ Chú ý các từ ngữ: Đất nước, mở tiệc, chiêu đãi, vật quý, trở về nước, hỏi, trả lời, sản vật.

+ Biết đọc truyện với giọng kể có cảm xúc, phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.

 - Rèn kỹ năng đọc hiểu:

+ Hiểu nghĩa các từ: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục .

+ Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được cốt truyện, phong tục của người Ê-ti-ô-pi-a.

+ Hiểu ý nghĩa truyện: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng cao quý.

- GDHS biết yêu quê quý mảnh đất hương của mình.

 B/ Kể chuyện:

 - Rèn kỹ năng nói: + Biết sắp xếp lại các tranh minh họa sách giáo khoa theo thứ tự câu truyện.

+ Dựa vào tranh, kể được câu chuyện “Đất quý, đất yêu”.

 - Rèn kỹ năng nghe:

 

doc246 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 11-18 Trường THCS Phù Đổng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ,L, Q, C, - Lớp, Gv nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài :GV nêu mục tiêu đề bài. b. Hướng dẫn HS viết bảng con. - GV giới thiệu: - Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung: là những vị anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ bình yên cho đất nước. GV hướng dẫn - Các tên gọi này là tên riêng chỉ người nên các em cần viết hoa chữ cái đầu các tiếng. HS viết bảng con Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung: HS đọc lời căn dặn của Bác Hồ GV giảng - Lời dạy của Bác Hồ muống nhắn gởi đến chúng ta phải biết ơn các vị anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước. c. HS viết bài vào vở: - GV yêu cầu viết mỗi tên riêng 1 dòng. - Viết đoạn văn một lần. - HS viết bài GV theo dõi nhắc nhỡ. Thu một số bài chấm điểm – Nhận xét IV Củng cố – dặn dò: -Vềâ nhà thực hiện đúng theo lời Bác Hồ dạy. -Luyện viết phần bài viết ở nhà. Nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------------------- Môn: Tự nhiên – Xã hội: (Tiết 36) Bài: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG I/ Mục tiêu: - Sau bài học, học sinh biết: + Nêu tác hại của rác thải đối với sức khỏe con người. + Rèn kỹ năng thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống. - GDHS có ý thức không vức rác bừa bãi, biết giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung. II/ Đồ dùng dạy - học: Các hình trong sách giáo khoa trang 68 , 69. III/ Các hoạt động dạy - học: 1) Kiểm tra bài cũ: Ôn tập và kiểm tra học kỳ I. Kể tên các cơ quan trong cơ thể? (Cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. - Nhận xét – đánh gá 2) Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu. 3) Học sinh tìm hiểu bài: Bước 1: Thảo luận nhóm: Học sinh quan sát hình 1 , 2 trang 68 (Sách giáo khoa) và trả lời: H. Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác? Rác có hại như thế nào? - Có mùi hôi. Nếu vứt rác bừa bãi sẽ sinh ra những con vật trung gian truyền bệnh H. Những sinh vật nào thường sống ở đống rác? Chúng có hại gì đối với sức khỏe con người? Bước 2: Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - Xác chét súc vật, vứt bừa bãi bị thối rữa,sẽ sinh ra nhiều mầm bệnh và còn là nơi dễ sinh ra một số sinh vật khác dễ truyền bệnh như: Ruồi, muỗi, chuột…. * Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi …. Thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho con người. * Hoạt động 2: Làm việc theo cặp(Làm bài tập 2) H. Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ? - Không vứt rác bừa bãi nơi công cộng. H. Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ? - Thấy rác bẩn em nhặc, vứt đúng nơi quy định, Quét dọn nhà cửa sạch sẽ, về sinh cá nhân, trường, lớp và xung quanh khu vực học tập. H. Hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em? - Đốt, ủ để làm phân bón cây. * Kết luận: Cháng ta cần phải sử lý rác thải cho hợp lý để khỏi gây ô nhiểm môi trường. IV) Củng cố, dặn dò : H. Vì sao ta phải giữ vệ sinh môi trường ? (Để khỏi gây ô nhiễm môi trường và truyền bệnh). - Nhận xét tiết học. * Chuẩn bị: Vệ sinh môi trường (Tiếp theo). -------------------------------------------------- Thứ 6, ngày 17 tháng 12 năm 2010 Môn: Toán: (Tiết 89) KIỂM TRA HỌC KỲ I (Nhà trường ra đề và đáp án) ---------------------------------------- Môn: Tập làm văn (Tiết 18) Bài: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiết 6) I/ Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng. - Rèn kỹ năng viết: Viết được một lá thư đúng thể thức, thể hiện đúng nội dung thăm hỏi người thân, câu văn rõ ràng, sáng sủa. - Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập. II/ Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng. - Giấy rời để viết thư. III/ Các hoạt động dạy - học: 1) Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. 2) Kiểm tra học thuộc lòng: (Khoảng 1/3 số học sinh). 3) Bài tập 2: + Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Giáo viên giúp các em xác định đúng: - Đối tượng viết thư ? Một người thân như ông bà, cô bác, cô giáo cũ… - Nội dung thư: Thăm hỏi về sức khỏe, về tình hình ăn, ở, học tập, làm việc… + Giáo viên mời 3 học sinh phát biểu ý kiến : - Các em chọn viết thư cho ai? - Các em muốn hỏi thăm người đó về những điều gì? + HS mở SGK trang 81 đọc lại bài: Thư gửi bà để nhớ hình thức một lá thư. + Học sinh viết thư, giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh viết bài. + Giáo viên chấm một số bài và nêu nhận xét chung. IV. Củng cố, dặn dò - Gọi 2 HS đọc lại bài viết của mình – nhận xét - Nhận xét tiết học. - Những học sinh chưa viết xong lá thư, về nhà viết tiếp. Những em chưa kiểm tra về nhà tiếp tục luyện đọc. ---------------------------------------- Môn: Thủ công: (Tiết 18) Bài: CẮT, DÁN CHỮ: VUI VẺ (Tiếp theo) I/ Mục tiêu: - Học sinh biết vận dụng kỹ năng kẻ, cắt, dán chữ đã học ở các bài trước để cắt chữ: VUI VẺ. - Kẻ, cắt, dán được chữ: VUI VẺ đúng quy trình kỹ thuật. - Học sinh thích sản phảm cắt, dán chữ. II/ Giáo viên chuẩn bị: - Mẫu chữ: VUI VẺ. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ: VUI VẺ - Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán. III/ Các hoạt động dạy - học: 1) Kiểm tra bài cũ: Học sinh nêu quy trình cắt dán chữ: VUI VẺ. 2) Dạy bài mới: Hướng dẫn học sinh cắt, dán chữ: VUI VẺ. * Hoạt động 3: Học sinh thực hành dán chữ: VUI VẺ. - Bước 1: Kẻ cắt các chữ cái của chữ: VUI VẺ và dấu ( | ). - Bước 2: Dán thành chữ: VUI VẺ. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành cắt, dán chữ. - Giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. - Nhắc học sinh dán các chữ cân đối, đều, phẳng, đẹp. Cần dán theo đường chuẩn. Khoảng cách giữa các chữ cái phải đều, khi dán phải đặt tờ giấy nháp lên trên các chữ vừa dán và vuốt các chữ cho phẳng. Dấu hỏi dán sau cùng và cách chữ E nửa ô. - Sau khi HS dán chữ xong, tổ chức cho học sinh trưng bày và nhận xét sản phẩm. - Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh. Khen ngợi, khuyến khích, động viên các em làm được sản phẩm đẹp. 3) Nhận xét, dặn dò: Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kỹ năng thực hành kẻ, cắt, dán chữ của học sinh. - Nhận xét tiết học. --------------------------------------------------------------------------------- Môn: Thể dục: (Tiết 36) KIỂM TRA HỌC KỲ I I/ Mục tiêu: - Sơ kết học kỳ I. Yêu cầu học sinh hệ thống được những kiến thức, kỹ năng đã học, những ưu khuyết điểm trong học tập. Từ đó cố gắng tập luyện tốt hơn. - Chơi trò chơi: “Mèo đuổi chuột”. II/ Địa điểm, phương tiện: 1) Phần mở đầu: Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 - 2 phút. Cả lớp chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập: 1 phút. Chơi trò chơi: “Kết bạn”: 1 phút. Thực hiện bài thể dục phát triển chung: 2 lần, mỗi lần 4 x 8 nhịp. 2) Phần cơ bản: Sơ kết học kỳ I: 15 phút. + GV cùng học sinh hệ thống lại những kiến thức, kỹ năng đã học trong học kỳ I: - Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, bài thể dục phát triển chung 8 động tác. - Thể dục rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản: Đi vượt chướng ngại vật thấp, di chuyển hướng phải, trái. Trò chơi vận động: Tìm người chỉ huy, Thi đua xếp hàng, Mèo đuổi chuột, chim về tổ, đua ngựa. - Một số em lên thực hiện các nội dung trên. HS tập, giáo viên nhận xét, sửa sai. - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh. + Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”: 5 phút. 3) Phần kết thúc: Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát: 1 phút. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài, nhận xét, khen ngợi, biểu dương những học sinh thực hiện động tác chính xác: 3 phút. + Giao bài về nhà: Ôn bài thể dục phát triển chung và động tác rèn luyện tư thế cơ bản. ----------------------------------- Sinh hoạt lớp: SƠ KẾT TUẦN 18 I/ Mục tiêu: - Học sinh thấy rõ được những ưu điểm, những tồn tại trong tuần qua. - Giáo dục học sinh có tinh thần tự giác, ý thức tập thể. Nắm được kế hoạch tuần 18. II/ Nội dung sinh hoạt: * Giáo viên nhận xét các hoạt động trong tuần. 1) Đạo đức: - Học sinh biết vâng lời cô giáo và người lớn tuổi, biết chào hỏi lễ phép. - Đoàn kết thân ái với bạn bè, biết giữ vệ sinh cá nhân và lớp học. - Thực hiện tốt an toàn giao thông và nếp sống văn minh. 2) Học tập: - Tích cực ôn tập và thi học kỳ nghiêm túc. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập và thi học kỳ. - Các em nỗ lực làm bài nghiêm túc, đúng quy chế. 3) Các hoạt động khác: - Tham gia giữ vệ sinh sạch sẽ. Duy trì được nề nếp sinh hoạt sôi nổi. - Tham gia tốt nề nếp ra về đúng luật an toàn giao thông. 4) Thông qua kế hoạch tuần 18: - Chuẩn bị đầy đủ sách vở học kỳ II. Củng cố tốt nề nếp học tập. - Tái học đúng kế hoạch,đúng qui định của nhà trường ngày 27/ 12

File đính kèm:

  • docgiao an lop3.doc
Giáo án liên quan