I- Mục đích yêu câu
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
-Chú ý các từ ngữ : Luôn miệng, vui lòng, ánh lên, dứt lời, nén nổi xúc động, lẳng lặng cúi đầu, yên lặng, rớm lệ.,rủ nhau, hỏi đường, vui vẻ, ngạc nhiên, gương mặt, cặp mắt, xin lỗi
-Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
-Hiểu nghĩa các từ khó được chú giải trong bài: Đôn hậu, thành thực,Trung Kì, bùi ngùi.
-Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Tình cảm tha thiết gắn bó của các nhân vật trong chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
II-Phương pháp hình thức tổ chức dạy học :
1.Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ truyện sách giáo khoa .
2.Phương pháp : Đàm thoai gợi mở, luyện tập, giải thích
3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt.
17 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 10 Năm 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng pháp : Đàm thoai gợi mở, thực hành.,trực quan…
3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt.
-Sưu tầm một số tranh có màu đẹp của thiếu nhi vẽ về đề tài lễ hội.
-Một số bài vẽ của học sinh lớp trước.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1: Xem tranh
-Giáo viên yêu câu học sinh quan sát tranh ở vở tập vẽ, nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời.
+Tác giả bức tranh là ai?
+Tranh vẽ những loại hoa quả nào?
+Hình dáng của các loại hoa quả đó?
+Màu sắc của các loại hoa quả trong tranh.
+Những hình ảnh chính của bức tranh được đặt ở vị trí nào?Tỉ lệ giữa hình chính so với hình phụ?
+Em thích bức tranh nào nhất.
-Sau khi xem tranh giáo viên giới thiệu vài nét vè tác giả.
HĐ2: Nhận xét đánh giá.
-Giáo viên nhận xét chung về giờ học.
-Khen một số học sinh phát biểu xây dựng bài.
Dặn dò.
-Sưu tầm tranh tĩnh vật và tập nhận xét.
-Quan sát cành lá cây.
Tiết 4
Toán
Kiểm tra định kỳ GKI
Thứ năm ngày….tháng 11 năm 2006
Tiết 1
Chính tả
Nghe viết: quê hương
I-Mục đích yêu câu
1.Rèn kỹ năng viết chính tả:
-Nghe viết chính xác và trình bày đúng 3 khổ đầu bài thơ Quê hương. Biết viết hoa đúng chữ đầu tên bài, đầu dòng thơ.
2.Luyện đọc viết tiếng có vần khó (et/ oét), tập giải câu đố xác định cách viết một số chữ có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
II-Phương pháp , hình thức tổ chức dạy học :
1.Đồ dùng dạy học : Bảng viết 2 lần các từ ngữ BT 2.Tranh minh hoạ giải đó.
2.Phương pháp : Luyện tập, đàm thoại…
3.Hình thức tổ chức dạy học : Cá nhân, đồng loạt.
III-Các hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ:
B-Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
-Giáo viên nêu MĐ,yêu câu của tiết học.
2.Hướng dẫn học sinh viết chính tả:
a)Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
-Giáo viên đọc bài một lượt.
-Hướng dẫn học sinh nhận xét về chính tả.
-Học sinh đọc thầm bài chính tả, tập viết các tiếng khó dễ lẫn.
b)Giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả.
c)Chấm, chữa bài.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập 2:
-Học sinh đọc yêu câu của BT.
-Học sinh làm bài vào giấy nháp.
-Học sinh trình bày trước lớp.
-Giáo viên, học sinh nhận xét.
Bài tập3:
Học sinh đọc câu đố và ghi lời giải đố vào bảng con.
Giáo viên kết hợp củng cố cách viết phân biệt n/l hoặc thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.
4.Củng cố dặn dò:
-Giáo viên lưu ý học sinh cách trình bày chính tả và sửa lỗi đẫ mắc trong bài.
Tiết 2
Tự nhiên xã hội
Họ nội, họ ngoại
I-Mục tiêu
Sau bài học học sinh có khả năng:
-Giải thích thế nào là họ nội, họ ngoại.
-Xưng hô đúng với các anh cị em của bố mẹ.
-Giới thiệu được họ nội, họ ngoại của mình.
-ứng xử đúng với người họ hàng của mình, không phân biệt họ nội hay họ ngoại.
II-Phương pháp hình thức tổ chức dạy học :
1.Đồ dùng dạy học : Các hình trong sách giáo khoa trang 40,41.
2.Phương pháp : Đàm thoai gợi mở, luyện tập, giải thích, trực quan…
3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt.
III-Hoạt động dạy học
Họat động 1: Làm việc với sách giáo khoa .
*MT: -Giải thích thế nào là họ nội, họ ngoại.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
-Hương đã cho các ban xem ảnh những ai?
-Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai trong ảnh?
-Quangđã cho các ban xem ảnh những ai?
-Ông bà nội của Quang sinh ra những ai trong ảnh?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
-Đại diện một số nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét.
KL: (sách giáo khoa )
Họat động 2: Kể về họ nội và họ ngoại.
*MT: -Giới thiệu được họ nội, họ ngoại của mình.
*Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Bước 2: Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận:
Bước 3: đánh giá:
Họat động 3: Đóng vai
*MT:-Biết ứng xử thân thiện với họ hàng của mình.
*Cách tiến hành: Chơi trò chơi mời bạn đến thăm gia đình tôi.
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn
-Giáo viên chia nhóm thảo luận và đóng vaidựa vào các tình huống sau đây:
+Em hoặc anh của bố đến chơi nhà khi bố mẹ vắng nhà.
+Em hoặc anh của mẹ đến chơi nhà khi bố mẹ vắng nhà.
+Họ hàng bên ngoại bị ốm em cùng bố mẹ đến thăm.
Bước 2:Thực hiện.
KL: (sách giáo khoa )
-Củng cố dặn dò:
Tiết3
Thủ công
Ôn tập chương I
Phối hợp gấp, cắt, dán hình
I-Mục tiêu
-Học sinh biết cách bọc vở, gấp tàu thuỷ hai ống khói, con ếch, phối hợp gấp cắt dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng, bông hoa.
Hình thành và phát triển thói quen làm việc LĐ theo quy trình, có kế hoạch, cẩn thận, sáng tạo, giữ gìn vệ sinh và đảm bảo an toàn LĐ.Học sinh hứng thú với giờ học, yêu thích sản phẩm thủ công.
II-Giáo viên chuẩn bị
III-Các hoạt đọng dạy học chủ yếu
Tiết 2
Họat động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ lại và gấp cắt dán được ngôi sao năm cánh, lá cờ đỏ sao vàng, bông hoa bốn cánh, năm cánh đúng kĩ thuật, đẹp
Họat động 2: Thực hành
Họat động 3: Đánh giá nhận xét.
IV- Dặn dò
-Giáo viên nhận xét kết quả thực hành.
Tiết 4
Toán
Luyện tập chung
A-Mục tiêu
Giúp học sinh :
-Củng cố về:
-Nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học.
-Quan hệ của một số đơn vị đo độ dài thông dụng.
-Giải toán dạng" Gấp một số lên nhiều lần" và"Tìm một trong các phần bằng nhau của một số"
B-Phương pháp - hình thức tổ chức dạy học :
1.Đồ dùng dạy học :
2.Phương pháp : Đàm thoai gợi mở, luyện tập.,
3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt.
C-Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Bài 1:Cho học sinh thi đua nêu kết quả nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân: 2,3,4,5,6,7., chia: 2,3,4,5,6,7.
Bài 2:Cho học sinh viết phép tính và tính vào vở, rồi chữa bài. Cho học sinh K,G nêu cách tính.
Bài 3: Học sinh tự làm bài tại lớp.
Chữa bài: Nêu câu hỏi để học sinh nhắc lại các quan hệ giữa các đơn vị đo.
Bài 4: Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 5:
a) Cho học sinh tự đo độ dàiđoạn thẳng AB, rồi nêu kết quả đo.
b)Cho học sinh tự đo độ dàiđoạn thẳng CD, rồi vẽ đoạn thẳng CD vào vở.
-Hướng dẫn học sinh dùng thước để kiểm tra kết quả.
3.Củng cố dặn dò.
Thứ sáu ngày….tháng 10 năm 2006
Tiết 1
Tập làm văn
Tập viết thư và phong bì thư
I-Mục đích yêu câu
-Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gửi bà và gợi ý về hình thức - nội dung thư, biết viết một bức thư ngắn (khoảng 8 - 10 dòng) để thăm hỏi , báo tin cho người thân.
-Diễn đạt rõ ý, dặt câu đúng, trình bày đúng hình thức một bức thư; ghi rõ nội dung trên phong bì thư để gửi theo đường bưu điện.
II-Phương pháp - hình thức tổ chức dạy học :
1.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ chép sẵn gợi ý BT 1. Một bức thư và một phong bì đã viết mẫu. Giấy rời và phong bì thư.
2.Phương pháp : Đàm thoai gợi mở, luyện tập.,phương pháp giao tiếp…
3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt.
III-Các họat động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ:
B-Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài:
-Giáo viên nêu yêu câu MĐ của tiết học.
2.Hướng dẫn làm bài tập.
a) Bài tập 1:
-Học sinh đọc thầm nội dung BT 1.
-Giáo viên yêu câu học sinh đọc lại phần gợi ý viết trên bảng phụ.
-Giáo viên mời 4 học sinh nói về mình sẽ viết thư cho ai.
-Giáo viên gọi một học sinh lầm mẫu, nói về bức thư của mình sẽ viết.
-Giáo viên nhắc nhở học sinh chú ý khi viết thư.
-Học sinh thực hành viết thư trên giấy rời.
-Học sinh đọc thư của mình trước lớp. Giáo viên nhận xét chấm điểm cho những lá thư viết hay.
b) Bài tập 2:
-Học sinh đọc BT2, quan sát phong bì viết mẫu trong sách giáo khoa , trao đổi về cách trình bày mặt trước phong bì.
-Học sinh ghi nội dung cụ thể trên phong bì thư. Giáo viên quan sát giúp đỡ thêm.
-Bốn học sinh đọc kết quả.
3.Củng cố dăn dò:
-Học sinh nhắc lại cách viết thư, cách viết trên phong bì thư.
-Giáo viên yêu câu về nhà học sinh hoàn thiện nội dung bức thư, phong bì thư, dán tem rồi bỏ vào hòm thư bưu điện, gửi cho người thân.
Tiết2
Âm nhạc
học hát: lớp chúng ta đoàn kết
I-Mục tiêu
-Nhạn biết tínhư chất vui tươi sôi nổi của bài hát.
-Hát đúng giai điệu bài ca, lưu ý những chỗ nửa cung trong bài.
-Giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ bạn bè.
II-Phương pháp - hình thức tổ chức dạy học :
1.Đồ dùng dạy học :
2.Phương pháp : thực hành,.làm mẫu
3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu
Họat động 1: Dạy hát bài Lớp chúng ta đoàn kết.
-Giới thiệu bài.
-Giáo viên hát mẫu.
-Cả lớp đọc lời ca.
-Giáo viên dạy hát từng câu.
-Luyện tập luân phiên theo dãy bàn., theo tổ nhóm…
Họat động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
-Hát gõ đệm nhịp 2/4. hai tiếng đầu của bài hát rơi vào phách yếu.
-Giáo viên gõ tiết tấu lời ca của 4 câu hát trong bài, yêu câu học sinh lắng nghe hát thầm để nhận ra cách gõ giống nhau.
-Học sinh hát lại cả bài, giáo viên nhắc học sinh thể hiện tình cảm tươi vui sôi nổi và tập phát âm gọn tiếng.
IV- Củng cố dặn dò.
Tiết3
Toán
Bài toán giải bằng hai phép tính
I-Mục tiêu
Giúp học sinh:
-Làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính.
-Bước đầu biết giải và trình bày bài giải.
II-Phương pháp - hình thức tổ chức dạy học :
1.Đồ dùng dạy học : Tranh vẽ tương tự như sách toán 3.
2.Phương pháp : Đàm thoai gợi mở, luyện tập…
3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt.
III-Các họat động dạy học chủ yếu
1.Bài toán1: *giới thiêu bài toán.
-Vẽ sơ đồ minh hoạ lên bảng: Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn.
Hàng trên: 2 kèn ? kèn
Hàng dưới:
*Câu hỏi a)Hàng dưới có mấy cái kèn?
Đây là bài toán về nhiều hơn. Tìm số lớn (số kèn ở hàng dưới)
Chọn phép tính thích hợp: Phép cộng ( 3+2=5)
*Câu hỏi b) Cả hai hàng có mấy cái kèn?Đây là bài toán tìm tổng hai số? (Số kèn ở cả hai hàng)
Chon phép tính thích hợp: (3+5=8)
*Trình bày bài giải như sách toán 3.
2.Bài toán 2:
-Giới thiệu bài toán.
-Phân tích.
-Trình bày bài giải.
*Giáo viên kết luận: Đây là bài toán giải bằng hai phép tính.
3.Thực hành.
Bài 1:
-Học sinh tóm tắt.
-Giáo viên gợi ý:
+Muốn tìm số tấm bưu ảnh của hai anh em thì phải biết số tấm bưu ảnh của mỗi người.
+Bài toán đã cho biết anh có 15 tấm bưu ảnh. Do đó trước hết phải tìm số bưu ảnh của em.
-Học sinh trình bày bài giải.
Bài2: Thực hiện tương tự bài 1.
Bài3: Cho học sinh nêu BT rồi giải theo tóm tắt.
IV-Củng cố dặn dò
Sinh hoạt tập thể
File đính kèm:
- GIAO AN TXLlop 3Lop 3 T10doc.doc