I. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
- Các thế hệ trong một gia đình
- Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ
- Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình mình
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK phóng to
- HS mang ảnh chụp gia đình mình
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Thứ 2 ngày 4 tháng 11 năm 2013
Tự nhiên và xã hội: (Lớp 3B, 3A, 3C – tiết 1,2,4- chiều
Thứ 3: Lớp 3D- tiết 3- sáng)
Bài 19:
Các thế hệ trong một gia đình
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
- Các thế hệ trong một gia đình
- Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ
- Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình mình
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK phóng to
- HS mang ảnh chụp gia đình mình
III. Hoạt động dạy học:
- Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng
a) Tìm hiểu về gia đình
- Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?
- KL: Như vậy trong mỗi gia đình chúng ta có nhiều người ở lứa tuổi khác nhau cùng chung sống. VD như: Ông bà, cha mẹ, anh chị em và em
- Những người ở các lứa tuổi khác nhau đó được gọi là các thế hệ trong một gia đình
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm; GV nêu nhiệm vụ cho mỗi nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Tranh vẽ những ai? Nêu những người đó?
+ Ai là người nhiều tuổi nhất? Ai ít tuổi nhất?
+ Gồm mấy thế hệ?
- Bổ sung, nhận xét
- KL: Trong gia đình có thể có nhiều hoặc ít người chung sống. Do đó, cũng có thể nhiều hay ít thế hệ cùng chung sống
b) Gia đình các thế hệ:
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi
- GV giao nhiệm vụ: Quan sát hình SGK và TLCH:
+ Hình vẽ trang 38 nói về gia đình ai? Gia đình đó có mấy người? Bao nhiêu thế hệ?
- Nghe giới thiệu, nhắc lại đề bài
+ Trong gia đình em có ông bà em là người nhiểu tuổi nhất
+ Trong gia đình em, bố mẹ em là người nhiều tuổi nhất, em em ít tuổi nhất
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 4 - HS dựa vào tranh và nêu:
-> Trong tranh gồm có ông bà em, bố mẹ em, em và em của em
-> Ông bà em là người nhiều tuổi nhất, và em của em là người ít tuổi nhất
-> Gồm 3 thế hệ
- Các nhóm khác bổ sung, nhận xét
- Nghe, ghi nhớ
- 2 HS cùng bàn thảo luận
- Nhận n.vụ và T. luận TL câu hỏi:
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả
+ Đây là gia đình bạn Minh. Gia đình có 6 người: ông bà, bố mẹ, Minh và em gái Minh. Gia đình Minh có 3 thế hệ
+ Hình trang 39 nói về gia đình ai? Gia đình đó có bao nhiêu người? Bao nhiêu thế hệ?
- GV tổng kết ý kiến của các cặp đôi
- KL: Trang 38, 39 ở đây giới thiệu về 2 gia đình bạn Minh và bạn Lan. Gia đình Minh có 3 thế hệ cùng sống, gia đình Lan có 2 thế hệ chung sống
- Theo em mỗi gia đình có thể có bao nhiêu thế hệ?
c) Giới thiệu về gia đình mình:
- Yêu cầu HS giới thiệu, nêu gia đình mình mấy thế hệ chung sống?
- Khen những bạn giới thiệu hay, đầy đủ thông tin, có nhiều sáng tạo
+ Đây là GĐ bạn Lan, gồm có 4 người:
Bố mẹ Lan và em trai Lan. GĐ Lan có 2 thế hệ
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
- Có thể có: 2, 3, 4 thế hệ cùng sống, cũng có thể có 1 thế hệ.VD: gia đình 2 vợ chồng chưa có con
- HS gt bằng ảnh, tranh
- Các bạn nghe, nhận xét. VD:
GĐ mình có 4 người: Bố mẹ và mình, em Lan mình. GĐ mình sống rất hạnh phúc...
IV.Củng cố, dặn dò:
- Về nhà vẽ 1 bức tranh về gđ mình
- Học bài, CB bài sau: Họ nội, họ ngoại
************************************************
Thủ công: (Lớp 3C- tiết 3 - chiều.Thứ 3: Lớp 3D- tiết 4- sáng
Thứ 5: Lớp 3A- tiết 3- sáng. Lớp 3B- tiết 1- chiều)
Ôn tẬp: PHỐi hỢp gẤp, cẮt, dán hình (tiết 2)
I. Mục tiêu:
Đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh qua sản phẩm gấp hình.
II. Giáo viên chuẩn bị:
Các mẫu của bài 1,2,3,4,5.
III. Nội dung bài kiểm tra :
Đề kiểm tra: Em hãy gấp hoặc gấp, cắt ,dán một trong những hình đã học ở chương I.
- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của bài kiểm tra.
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên các bài đã học. Học sinh quan sát lại các mẫu.
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra. Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
IV. Đánh giá:
Hoàn thành ( A )
Chưa hoàn thành ( B )
Thực hiện chưa đúng quy trình
Không hoàn thành sản phẩm
V. Nhận xét, dặn dò:
Nhận xét bài kết quả kiểm tra của học sinh
dặn học sinh giờ sau mang đầy đủ dụng cụ học tập để học bài “ Cắt, dán chữ cái đơn giản”
*****************************************************
Thứ 3 ngày 5 tháng 11 năm 2013
Tự nhiên và xã hội: (Lớp 3A, 3B - tiết 1,2- sáng. Lớp 3C- tiết 4- chiều
Thứ 5: Lớp 3D- tiết 1- sáng)
Bài 20:
HỌ nỘi, họ ngoẠi
I.Mục tiêu: - Sau bài học, HS có khả năng:
- Giải thích thế nào là họ nội, họ ngoại
- Xưng hô đúng với các anh, chị em của bố, mẹ
- Giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình
- Ứng xử đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt họ nội hay họ ngoại
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong sgk phóng to
- HS mang tranh ảnh họ hàng nội ngoại đến lớp
III. Hoạt động dạy học:
1. Ôn định T.C: KT sĩ số, hát
2. KT bài cũ:
- Gọi HS trả lời CH: GĐ thường có mấy thế hệ chung sống
- Nhận xét, đánh giá
3. Bài mới:
a) GT bài: - Y/C lớp hát bài cả nhà thương nhau hoặc Ba mẹ là quê hương
- Kể tên những người họ hàng mà em biết? Như vậy: mỗi bạn đều có chú, bác, cô, dì,... là họ hàng của mình. Để hiểu rõ hơn những mối quan hệ này và giúp các em xưng hô đúng, hôm nay ta tìm hiểu bài “Họ nội- Họ ngoại”
b) Tìm hiểu về họ nội- họ ngoại:
- Chia lớp thành 6 nhóm, giao n.vụ cho các nhóm thảo luận,y/c báo cáo KQ
+ Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai?
+ Ông bà ngoại Hương sinh ra những ai trong ảnh?
+ Quang đã cho bạn xem ảnh của những ai?
+ Ông bà nội Quang sinh ra những ai trong ảnh
- Nghe HS báo cáo nhận xét, bổ sung
+ Những người thuộc họ nội gồm những ai?
+ Những người họ ngoại gồm những ai?
KL: Cả 4 bạn có chung ông bà nhưng Hồng, Hương phải gọi là ông bà ngoại vì mẹ bạn là con gái ông bà. Quang và Thủy gọi là ông bà nội. Như vậy: ông bà nội, bố Quang, Thuỷ được gọi là họ nội. Còn ông bà ngoại, mẹ, Hồng, Hương là họ ngoại
- GV t/c cho HS kể tên họ nội, họ ngoại
+ Họ nội gồm những ai?
+ Họ ngoại gồm những ai?
Nhận xét: Tổng kết các câu trả lời của HS
KL: Như vậy ông bà sinh ra bố và các anh chị của bố cùng với các con của họ... là những người thuộc họ nội
Ông bà sinh ra mẹ và các anh chị em của mẹ, cùng với các con của họ thì gọi là họ ngoại
c) Tổ chức trò chơi “Ai hô đúng”
- Phổ biến luật chơi và cách chơi:
+ GV đưa ra những miếng ghép ghi lại các quan hệ họ hàng khác nhau. HS đưa ra cách xưng hô và họ bên nào
VD: GV đưa Em gái của mẹ
HS nói Dì- họ ngoại
- Tổ chức cho HS chơi
- Tuyên dương, động viên
d) Thái độ T/C với họ nội- họ ngoại:
- Y/c HS thảo luận nhóm, đóng vai t/hg
- Nêu tình huống:
+ Anh của bố đến chơi khi bố đi vắng
+ Em của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng
- Em có nhận xét gì cách ứng xử vừa rồi?
- Tại sao phải yêu quý những người họ hàng của mình
KL: Ông bà nội, ông bà ngoại là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý, quan tâm giúp đỡ,...
- HS trả lời: GĐ thường có 2 hoặc 3 thế hệ cùng chung sống, nhưng cũng có khi có 1 hoặc 4 thế hệ
- HS hát tập thể
- 3 HS kể
- Nghe giới thiệu
- Thảo luận nhóm 5
+ Hương cho bạn xem ảnh ông bà ngoại và mẹ, và bác
+ Ông ngoại sinh ra mẹ Hương và bác Hương
+ Quang cho bạn xem ảnh ông bà nội và bố cùng cô của Quang
+ Ông bà nội của Quang sinh ra bố Quang và mẹ của Hương
- Ông bà nội và bố
- Ông bà ngoại, mẹ
- Nghe và ghi nhớ
- Làm việc cả lớp
- Họ nội gồm: Ông bà nội, bố, cô,...
- Họ ngoại gồm: Ông bà ngoại, mẹ, dì, cậu...
HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung
- Nghe và ghi nhớ
- HS chơi dưới sự hướng dẫn của GV, HS đoán đúng được thưởng tràng vỗ tay, nếu sai nhường bạn khác trả lời
- HS nhận t/hg đóng vai thể hiện cách ứng xử
- Trình bày và cách ứng xử
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
- Bạn ứng xử rất đúng
- Vì họ là những người họ hàng ruột thịt
4.Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn bài, CB bài sau
- Nhận xét tiết học
************************************************
HoẠt đỘng tẬp thỂ: (Lớp 3B – tiết 3 buổi chiều)
( Đã soạn ở tuần 9)
***********************************************
Thứ 5 ngày 7 tháng 11 năm 2013
TỰ nhiên và xã hỘI: (Lớp 3D, 3A - tiết 2, 4- sáng
Lớp 3B, 3C- tiết 2,3- chiều)
Ôn tẬp - KiỂm tra
I. Mục tiêu
Kiểm tra lại kiến thức đã học về 4 cơ quan của cơ thể người.
II. Hoạt động dạy học
- GV ghi câu hỏi lên bảng.
Câu 1: Nêu nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp ?
Câu 2: Kể tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn và nêu chức năng của nó ?
Câu 3: Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
Nêu chức năng của chúng.
Câu 4: Cơ quan thần kinh gồm có những bộ phận nào ?
Nêu vai trò của não ,tủy sống và các dây thần kinh ?
Câu 5:Tại sao phải sinh hoạt, học tập theo thời gian biểu ?
HS làm bài vào giấy.
GV thu bài.
Nhận xét bài làm của học sinh .
GV nhận xét giờ học
*************************************************
File đính kèm:
- GA lop 3 GV2 tuan 10.doc