Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Trường TH Trường Khánh B

I/- MỤC TIÊU:

 - Nhận biết sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào và thở ra; nêu được tên các cơ quan hô hấp.

 - Chỉ đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra; hiểu vai trò của cơ quan hô hấp đối với con người.

 - GD HS có ý thức giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.

II/- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Hình minh hoạ trang 4, 5 SGK.

 - Phiếu học tập.

 

doc30 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Trường TH Trường Khánh B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo) I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe. Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi, … hợp lý - HS biết làm việc điều độ, có kế hoạch, khoa học là có lợi cho cơ quan thần kinh. - Học sinh có ý thức thực hiện thời gian biểu. II/ Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ trong SGK, Bảng mẫu một thời gian biểu và phóng to, Giấy, bút cho các nhóm và cho từng HS. Phiếu photo thời gian biểu cho HS III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1) Ổn định lớp: 2) Kiểm tra bài cũ: 5’ (3 HS) ? Những việc làm như thế nào thì có lợi cho cơ quan thần kinh. ? Trạng thái sức khỏe nào có lợi cho cơ quan thần kinh. 3) Bài mới: 27’ a/ Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Vệ sinh thần kinh (tt). b/ Các hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giấc ngủ và vai trò của giấc ngủ. Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe. Tiến hành: Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: ? Hàng ngày các bạn đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ. ? Theo em, một ngày mỗi người nên ngủ mấy tiếng, từ mấy giờ đến mấy giờ. ? Giấc ngủ ngon, có tác dụng gì đối với cơ thể và cơ quan thần kinh . ? Để ngủ ngon, em thường làm gì. Kết lại: Chúng ta nên ngủ từ 7 – 8 giờ một ngày. Trẻ em cần được ngủ nhiều hơn. Tốt nhất nên ngủ từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng. Phải ngủ nơi thoáng đủ ấm và đủ mát. Khi ngủ, em phải mắc màn, không nên mặc quần áo quá nhiều hoặc quá chật. Hoạt động 2: Thực hành Lập thời gian biểu hàng ngày Mục tiêu: Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi,… hợp lý Tiến hành: Phát phiếu mẫu thời gian biểu. Hướng dẫn cho cả lớp: thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục: + Thời gian. + Công việc và hoạt động của cá nhân cần. Tổ chức cho HS trình bày. ? Chúng ta lập thời gian biểu để làm gì. ? Làm việc theo thời gian biểu hợp lý để làm gì. Kết lại: Thời gian biểu giúp các em sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý. Các em cần thực hiện đúng theo thời gian biểu đã lập, nhất là phải biết tận dụng thời gian học tập sao cho tốt nhất. Học tập – nghỉ ngơi hợp lý giúp bảo vệ tốt cơ quan thần kinh Nhóm 4. - HS trả lời. -Một ngày mỗi người nên ngủ 7 đến 8 tiếng, từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng Giúp cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi. -Ngủ ở nơi thoáng mát, không nằm ở nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp… - HS trả lời. - Làm việc cá nhân. - Vài HS. - Để làm công việc một cách khoa học. - Để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ cơ quan thần kinh. 4) Củng cố: 2’ Gọi HS đọc ND cần biết cuối bài. Vài HS đọc thời gian biểu của cá nhân. 5) Dặn dò và hướng dẫn về nhà: - Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Ôn tập. =================================== TUẦN: 9 TIẾT: 17 + 18 Ngày soạn: Ngày dạy: Ôn tập & Kiểm tra CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố, hệ thống hóa kiến thức về: + Cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. + Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan nêu trên - Vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma túy - Học sinh có ý thức giữ vệ sinh các cơ quan. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Các hình minh họa SGK/36. Bộ phiếu rời ghi câu hỏi ôn tập cho HS bốc thăm. - HS: Giấy, bút vẽ. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1) Ổn định lớp: 2) Kiểm tra bài cũ: 5’ (3 HS) - 1 HS đọc lại thời gian biểu đã lập. ? Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu. ? Sinh hoạt, học tập theo thời gian biểu có lợi gì. 3) Bài mới: 60’ a/ Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Ôn tập và kiểm tra: Con người và sức khỏe. b/ Các hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Trò chơi: Ai nhanh? Ai đúng? Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa kiến thức về: Cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan nêu trên Tiến hành: Tổ chức: Chia lớp làm 4 đội. Chọn 5 HS làm ban giám khảo. - Phổ biến cách chơi và luật chơi: + Nghe câu hỏi, đội nào rung chuông trước trả lời trước. + BGK sẽ tính điểm cho mỗi đội. + Đội nào nhiều điểm nhất sẽ thắng cuộc. - Tổ chức cho các đội hội ý trước khi chơi. - Tổ chức trò chơi. - Tổng kết tuyên dương đội thắng cuộc. Hoạt động 2: Vẽ tranh Mục tiêu: HS Vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma túy Tiến hành : - Tổ chức và hướng dẫn: Yêu cầu mỗi nhóm chọn 1 nội dung - Tổ chức cho HS thực hành. - Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm. - Đánh giá sản phẩm của các nhóm. Nhóm 4. Tập hợp nhóm theo phân công. Cử BGK. - Các nhóm hội ý trong thời gian 5 phút. - Tham gia trò chơi. - Không hút thuốc lá. Không uống rượu. Không sử dụng ma túy. - Các nhóm tham gia vẽ tranh. - Các nhóm treo sản phẩm và trình bày ý tưởng, lớp nhận xét cho nhau. 4) Củng cố: 2’ Cho HS nêu lại một số câu trả lời ở hoạt động 1. 5) Dặn dò và hướng dẫn về nhà: - Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Các thế hệ trong một gia đình. TUẦN: 10 TIẾT: 19 Ngày soạn: Ngày dạy: CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH I/ Mục tiêu: HS biết: - Các thế hệ trong một gia đình - Phân biệt dược gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ. Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình mình. - Học sinh biết yêu quý và trân trọng các thành viên trong gia đình mình. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Hình minh họa SGK/38, 39. - HS mang ảnh chụp chung gia đình đến lớp. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1) Ổn định lớp: 2) Kiểm tra bài cũ: 5’ (4 HS) Kiểm tra HS nêu lại chức năng của từng cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. 3) Bài mới: 27’ a/ Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Các thế hệ trong một gia đình. b/ Các hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Người trong gia đình. Mục tiêu: HS kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong gia đình mình. Tiến hành: - Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, hỏi đáp theo câu hỏi SGK/38. - Gọi HS kể trước lớp. Kết lại: Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống. Hoạt động 2: Quan sát tranh. Mục tiêu: Phân biệt dược gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ. Tiến hành : - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Quan sát hình minh họa SGK/38,39 trả lời các câu hỏi: ? GĐ Minh có mấy thế hệ cùng chung sống, đó là những thế hệ nào. ? GĐ Lan có mấy thế hệ cùng chung sống, đó là những thế hệ nào. ? Thế hệ thứ nhất trong gia đinh Minh là ai? ? Bố mẹ Minh là thế hệ thứ mấy trong gđ Minh. ? Bố mẹ Lan là thế hệ thứ mấy trong gđ Lan. ? Minh và em Minh là thế hệ thứ mấy trong gđ Minh. ? Lan và em Lan là thế hệ thứ mấy trong gđ Lan. Kết lại: Trong một gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống: 3 thế hệ, 2 thế hệ, 1 thế hệ,... Hoạt động 3: Giới thiệu về gđ mình Mục tiêu:Biết giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gđ mình. Tiến hành : - Tổ chức cho HS dùng ảnh gđ giới thiệu với các bạn. - Gọi HS giới thiệu trước lớp. - Nhận xét, khen ngợi HS giới thiệu sinh động. Làm việc nhóm đôi - 4 cặp HS hỏi đáp trước lớp. - Lắng nghe. - Tập hợp nhóm, quan sát tranh thảo luận trả lời câu hỏi - 3 thế hệ: ông bà, cha mẹ, các con. - 2 thế hệ: cha mẹ và 2 con. - Ông, bà. - Thứ hai - Thứ nhất - Thứ 3. Thứ 2. - Giới thiệu trong nhóm. - 4 HS 4) Củng cố: 2’ Gọi HS đọc ND cần biết cuối bài. 5) Dặn dò và hướng dẫn về nhà: - Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Họ nội, họ ngoại. ======================================= TUẦN: 10 TIẾT: 20 Ngày soạn: Ngày dạy: HỌ NỘI, HỌ NGOẠI I/ Mục tiêu: - HS biết và giải thích được thế nào là họ nội, họ ngoại. - Giới thiệu đúng những người thuộc họ nội và họ ngoại của bản thân. - Có tình cảm yêu quý, quan tâm, giúp đỡ để những người họ hàng thân thích, không phân biệt bên nội cũng như bên ngoại. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Hình minh họa SGK/40, 41. Giấy khổ to. - HS: mang ảnh họ hàng đến lớp. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1) Ổn định lớp: 2) Kiểm tra bài cũ: 4’ (4 HS) Cho HS giới thiệu các thành viên trong gia đình trước lớp. 3) Bài mới: 27’ a/ Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Họ nội, họ ngoại b/ Các hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Họ nội, họ ngoại Mục tiêu: Giải thích được những người thuộc họ nội là những ai, những người thuộc họ ngoại là những ai Tiến hành: - Yêu cầu HS quan sát H1/40, trả lời câu hỏi: ? Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai. ? Ông bà ngoại Hương sinh ra những ai trong ảnh. ? Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai. ? Ông bà nội Quang sinh ra những ai trong ảnh. ? Những người thuộc họ nội gồm những ai. ? Những người thuộc họ ngọai gồm những ai. Kết lại: Ông bà sinh ra bố và các anh chị em của bố cùng với các con của họ là người thuộc họ nội. Ông bà sinh ra mẹ và các anh chị em của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại. Hoạt động 2: Kể về họ nội, họ ngoại Mục tiêu: Biết giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình. Tiến hành : - Yêu cầu HS giới thiệu với bạn về những người họ hàng trong bức ảnh mình mang đến lớp. Kết lại: Mỗi người, ngoài bố, mẹ và anh chị em ruột của mình còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội và họ ngoại. Hoạt động 3: Đóng vai. Mục tiêu: Biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình. Tiến hành : - Nêu một số gợi ý (SGV/63), yêu cầu các nhóm chọn gợi ý để đóng vai. - Nhận xét, khen ngợi. - Làm việc nhóm đôi, cử đại diện trả lời. - Ông bà ngoại, mẹ, Cậu ruột - Mẹ và cậu Hương. - Ông bà nội, cha và cô ruột. - Cha và cô Quang - 1 HS trả lời. - 1 HS trả lời. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Làm việc nhóm đôi. 4 HS giới thiệu trước lớp. - Đóng vai trong nhóm, sau dó lên diễn trước lớp, nhận xét lẫn nhau. 4) Củng cố: 2’ Gọi HS đọc ND cần biết cuối bài. 5) Dặn dò và hướng dẫn về nhà: - Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.

File đính kèm:

  • docGATNXH3DaSua.doc
Giáo án liên quan