A. Mục tiêu:
* Tập đọc
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ : hạ lệnh, làng, vùng nọ, nộp, lo sợ.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật ( cậu bé, nhà vua )
+ Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Đọc thầm nhanh hơn lớp 2
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó được chú giải cuối bài
- Hiểu ND và ý nghĩa của câu chuyện ( ca ngợi sự thông minh, tài chí của cậu bé )
* Kể chuyện
+ Rèn kĩ năng nói :
- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện
- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng kể cho phù hợp với ND
+ Rèn kĩ năng nghe :
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn
22 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 940 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Đặng Thị Thu Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 :
- Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực
- So sánh lồng ngực khi hít vào và thở ra bình thường và khi thở sâu
- Nêu ích lợi của việc thở sâu
- HS bịt mũi nín thở
- Thở gấp hơn sâu hơn lúc bình thường
- 1 HS thực hiện động tác thở sâu
- Cả lớp thực hiện động tác hít vào thật sâu và thở ra hết sức
- HS nhận xét
* GV KL : Khi ta thở, lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp. Cử động hô hấp gồm hai động tác : hít vào và thở ra. Khi hít vào thật sâu thì thổi phồng lên để nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. Khi thở ra hết sức, lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài
b. HĐ2 : Làm việc với SGK
* Mục tiêu
- Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp
- Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra
- Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người
* Cách tiến hành
Bước 1 : Làm việc theo cặp
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- GV giúp HS hiểu cơ quan hô hấp là gì và chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp
- HS QS hình vẽ trong SGK
- 1 en hỏi 1 em trả lời
- 1 số cặp HS lên bảng hỏi đáp
GVKL : Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Cơ quan hô hấp gồm : mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi. Mũi, khí quản và phế quản là đường dẫn khí. Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
Tập viết: Ôn chữ hoa A
A. Mục tiêu:
- Củng cố cách viết chữ hoa A ( viết đúng mẫu đều nét và nối chữ đúng quy định ) thông qua BT ứng dụng
- Viết tên riêng ( Vừ A Dính ) bằng chữ cỡ nhỏ
- Viết câu ứng dụng ( Anh em như thể chân tay / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ) bằng chữ cỡ nhỏ
B. Đồ dùng:
GV : Mẫu chữ viết hoa A, tên riêng Vừ A Dính và câu tục ngữ
HS : Vở TV, bảng con
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
I.Kiểm tra :
- Vở tập viết
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu, mục đích của tiết học
2. HD viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa
- Tìm các chữ hoa có trong tên riêng
- GV viết mẫu ( vừa viết vừa nhắc lại cách viết từng chữ )
b. Viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- Gọi HS đọc từ ứng dụng
- GV giới thiệu Vừ A Dính là một thiếu niên người dân tộc Hmông, anh dũng hi sinh trong cuộc kháng chiến......
c. Luyện viết câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu câu tục ngữ
3. HD viết vào vở TV
- GV nêu yêu cầu viết
- GV nhắc nhở HS ngồi đúng tư thế
4. Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
- HS để vở lên bàn
- A, V, D
- HS quan sát
- HS viết từng chữ V, A, D trên bảng con
- Vừ A Dính
- HS tập viết trên bảng con : Vừ A Dính
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
- HS tập viết trên bảng con : Anh, Rách
- HS viết bài vào vở
III. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Nhắc những HS chưa viết song bài về nhà viết tiếp
- Khuyến khích HS về nhà HTL câu ứng dụng
Thủ công: Gấp tàu thuỷ hai ống khói
A. Mục tiêu:
- HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói
- Gấp được tàu thuỷ hai ống khói đúng quy trình kĩ thuật
- Yêu thích gấp hình
B. Đồ dùng:
GV : Mẫu tàu thuỷ, quy trình gấp tàu thuỷ, giấy nháp, giấy thủ công, bút màu,.....
HS : Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu,.....
C. Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động của thầy *Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
a. HĐ1 : GV HD HS QS và nhận xét
- GV giới thiệu mẫu tàu thuỷ hai ống khói
b. HĐ2 : GV HD mẫu
* B1 : Gấp, cắt tờ giấy hình vuông
* B2 : Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa HV
- Gấp tờ giấy HV làm 4 phần bằng nhau
* B3 : Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói
- GV HD HS gấp
- Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu,.....
- HS QS nhận xét về đặc điểm, hình dáng của tàu thuỷ
- HS suy nghĩ tìm ra cách gấp tàu thuỷ
- HS tự gấp cắt tờ giấy HV
- HS QS
- 1, 2 HS lên bảng thao tác lại
- HS tập gấp tàu thuỷ hai ống khói bằng giấy
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà tiếp tục tập gấp tàu thuỷ hai ống khói
Thứ sáu ngày 12 tháng 9 năm 2006
Toán (T5): Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố cách tính cộng. từ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm )
- Rèn kĩ năng tính toán cho HS
B. Đồ dùng:
GV : Bảng phụ viết tóm tắt BT3
HS : vở
C. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của thầy * Hoạt động của trò
I. Kiểm tra:
- Đặt tính rồi tính
256 + 70 333 + 47
II. Bài mới:
* Bài 1 trang 6
- Đọc yêu cầu BT
- GV lưu ý HS phép tính 85 + 72 ( tổng hai số có hai chữ số là số có ba chữ số )
* Bài 2 trang 6
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài 3 trang 6
- GV treo bảng phụ viết tóm tắt bài toán
- Muốn tìm cả hai thùng có bao nhiêu lít dầu làm phép tính gì ?
* Bài 4 trang 6
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV theo dõi nhận xét
* Bài 5 trang 6
- Đọc yêu cầu BT
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở nháp
- Nhận xét bài làm của bạn
+ Tính
- HS tự tính kết quả mỗi phép tính
367 487 85 108
+ + + +
120 302 72 75
487 789 157 183
Đổi chéo vở để chữa từng bài
+ Đặt tính rồi tính
- HS tự làm như bài 1
+ HS đọc tóm tắt bài toán
- HS nêu thành bài toán
- Tính cộng
- HS tự giải bài toán vào vở
Bài giải
Cả hai thùng có số lít dầu là :
125 + 135 = 260 ( l dầu )
Đáp số : 260 l dầu
+ Tính nhẩm
- HS tính nhẩm rồi điền kết quả vào mỗi phép tính
+ Vẽ hình theo mẫu
- HS vẽ theo mẫu hình ảnh con mèo
- HS tô mầu con mèo
III. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Khen những em có ý thức học tốt
Tập làm văn: Nói về Đội TNTP. Điền vào giấy tờ in sẵn
A. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nói : Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
- Rèn kĩ năng viết : Biết điền đúng ND vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách
B. Đồ dùng:
GV : Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách ( phô tô phát cho từng HS )
HS : VBT
C. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
I. Mở đầu :
- GV nêu Yêu cầu và cách học tiết TLV
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. HD làm BT
* Bài tập 1:( trang 11)- Đọc yêu cầu BT
- GV giảng : Tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng ( 5 đến 9 tuổi - sinh hoạt trong các Sao Nhi đồng ) lẫn thiếu niên ( 9 đến 14 tuổi - sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong.
- Đội thành lập ngày nào ? ở đâu ?
- Những đội viên đầu tiên của Đội là ai ?
- Đội được mang tên Bác Hồ khi nào ?
(Đội TNTP- HCM : 30/1/1970)
- GV nhận xét, bổ xung
* Bài tập 2 :( trang 11)
- Đọc yêu cầu BT
- GV theo dõi, nhận xét
- HS nghe
- Nói những điều em biết về Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
- HS trao đổi nhóm để trả lời
- Đội TL ngày 15/5/1941 tại Pác Bó,Cao Bằng. Có 5 đội viên đầu tiên là : Nông Văn Dền( bí danh Kim Đồng)là đội trưởng,Nông Văn Thàn( Cao Sơn), Lí Văn Tịnh(Thanh Minh), Lí Thị Mì(Thuỷ Tiên), Lí Thị Xậu( Thanh Thuỷ).
+ Chép mẫu đơn, điền các ND cần thiết vào chỗ trống
- HS làm bài vào vở
- 2, 3 HS đọc lại bài viết của mình
- Nhận xét bài làm của bạn
III. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Khen những em học tốt
Hát: Đ/c Điệp dạy
Tự nhiên và xã hội: Nên thở như thế nào ?
I. Mục tiêu:
- Sau bài học HS có khả năng hiểu được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng
- Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khí các-bô-níc, nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ con người.
II. Đồ dùng:
GV : Hình vẽ SGK trang 6, 7, gương soi nhỏ đủ cho các nhóm
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra
- Kể tên các bộ phận của cơ quan hô hấp
2. Bài mới
a. HĐ1 : Thảo luận nhóm
- Mũi, khí quản, phế quản, hai lá phổi
* Mục tiêu : Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng
* Cách tiến hành
- Các em nhìn thấy gì trong mũi ?
- Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi ?
- Hằng ngày dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì ?
- Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
- HS lấy gương ra soi, QS lỗ mũi của mình
- HS trả lời
* GVKL : Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ, vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi
b. HĐ2 : Làm việc với SGK
* Mục tiêu : Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói bụi đối với sức khoẻ
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Làm việc theo cặp
- Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi ?
- Khi được thở ở không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào ?
- Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói bụi ?
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Thở không khí trong lành có lợi gì ?
- Thở không khí có nhiều khói bụi, có hại gì ?
- QS H3, 4, 5 theo cặp
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm lên trình bày
* GVKL : Không khí trong lành là không khí chữa nhiều khí ô - xi, ít khí các – bô - níc và khói bụi, ...... Khí ô - xi cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh. Không khí chứa nhiều khí cac – bô - níc, khói, bụi, .... là không khí bị ô nhiễm. Vì vậy, thở không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ.
3. Củng cố,dặn dò: - Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị giờ sau
Hoạt động tập thể: ổn định tổ chức lớp
I Mục tiêu
- HS thấy được ưu khuyết điểm của mình trong tuần, từ đó phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại để tuần sau làm tốt hơn.
- Kiện toàn tổ chức lớp
II. Nội dung
1. Nhận xét chung
- Trong tuần qua các em đều ngoan, học làm bài đầy đủ.
- Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài: Hà, Linh ...
Nhưng bên cạnh có một số em ý thức chưa tốt: Mạnh, Anh, Long
2. Kiện toàn ban cán sự lớp
- Phân công lớp trưởng, lớp phó
*Lớp trưởng: Lê Thị Thu Hà
*Lớp phó : Phạm Thu Uyên
- Phân tổ:
* Chia lớp thành 3 tổ
Tổ 1: 10 em
Tổ trưởng: Nguyễn Ngọc Hà
Tổ 2: 10 em
Tổ trưởng : Nguyễn Quốc Long
Tổ 3: 10 em
Tổ trưởng : Đỗ Duy Hồng
3.Phương hướng tuần sau:
- Đẩy mạnh học tập hơn nữa
- Đi học đúng giờ, đủ đồ dùng học tập
File đính kèm:
- tuan 1.doc