A. KIỂM TRA BÀI CŨ.
-Gọi học sinh lên lên bảng yêu cầu đọc và TLCH bài tập đọc: Thư gửi bà.
-Nhận xét ghi điểm.
-Nhận xét chung.
B. DẠY BÀI MỚI.
1. Giới thiệu bài.
-GV cho HS minh họa bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
2. Hướng dẫn luyện đọc.
-Giáo viên đọc mẫu một lần
-Giọng đọc thong thả, nhẹ nhàng tình cảm.
-Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ đễ lẫn.
-Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó.
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 - Nguyễn Văn Hạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau nhưng thứ tự khác nhau.
-Nghe giáo viên hướng dẫn, sau đó 3 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm VBT.
+Cuộn dây điện dài 50m, Cắt lấy 4 đoạn, mỗi đoạn dài 8m. Hỏi cuộn dây điện còn bao nhiêu mét?
-1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở:
Bài giải
Số mét dây đã cắt đi là:
8 x 4 = 32 (m)
Số mét dây cn2 lại là:
50 – 32 = 18 (m)
Đáp số: 18 mét
-Nhận xét bài làm của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
+Bài tập yêu cầu viết phép nhân.
-Học sinh tính và nêu:
Số ô vuông trong hình chữ nhật là:
8 x 3 = 24 (ô vuông)
Số ô vuông trong hình chữ nhật là:
3 x 8 = 24 (ô vuông).
Thứ sáu, ngày
Tiết 1: Tập làm văn
Nghe-kể: TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU - NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU.
- Nghe - kể lại được câu chuyện tôi có đọc đâu ( BT1)
- Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý ( BT1)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Viết sẵn các câu hỏi gợi ý lên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ.
-Trả bài và nhận xét về bài Viết thư cho người thân. Đọc 1 đến 2 bài văn viết thư tốt trước lớp.
-Nhận xét ghi điểm.
B. DẠY BÀI MỚI.
1. Giới thiệu bài.
-Giáo viên nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
*Kể chuyện.
-Giáo viên kể câu chuyện 2 lần, sau đó lần lượt yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi.
+Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì ?
+Người viết thư viết thêm vào thư điều gì?
+Người bên cạnh kêu lên thế nào?
+Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào?
-Yêu cầu hai học sinh ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe, sau đó gọi một số học sinh trình bày trước lớp.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
Nội dung truyện: Tôi có đọc đâu!
Một người ngồi viết thư cho bạn ngay trong bưu điện. Bỗng anh ta thấy người ngồi cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình. Bực mình, anh ta bèn viết thêm vào bức thư: “Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư. ” Người ngồi bên cạnh bèn kêu lên:
-Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!
*Nói về quê hương em.
-Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Giáo viên gọi 1 đến 2 học sinh dựa vào gợi ý để nói trước lớp, nhắc học sinh nói phải thành câu.
-Nhận xét và cho điểm học sinh kể tốt, động viên những học sinh chưa kể tốt cố gắng hơn.
3. Củng cố, dặn dò.
-Học sinh học sinh kể lại câu chuyện cho người thân, tập kể về quê hương mình, chuẩn bị bài sau.
-Giáo viên nhận xét chung giờ học.
-Theo dõi giáo viên kể chuyện, sau đó trả lời câu hỏi:
+Người bên cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình.
+“Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư”.
+Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!
+Là người bên cạnh đọc trộm thư, bị người viết thư phát hiện liền nói điều đó cho bạn của mình. Người đọc trộm vội thanh minh là mình không đọc lại càng chứng tỏ anh ta đọc trộm vì chỉ có đọc trộm anh ta mới biết được người viết thư đang viết gì về anh ta.
-1 học sinh đọc yêu cầu, 2 học sinh đọc gợi ý.
-Một số học sinh kể về quê hương trước lớp. Các bạn khác nghe và nhận xét phần kể của bạn.
Tiết 2: Chính tả (nhớ viết)
VẼ QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU.
- Nhớ - viết bài chính tả ; trình bày sạch sẽ và đúng hình thức bài thơ 4 chữ .
- Làm đúng BT(2) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. KIỂM TRA BÀI CŨ.
-Gọi 4 học sinh lên bảng. Học sinh dưới lớp viết vào vở nháp.
-Nhận xét ghi điểm.
B. DẠY BÀI MỚI.
1. Giới thiệu bài.
Các em sẽ nhớ lại và viết đoạn đầu trong bài thơ Vẽ quê hương sau đó làm bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x hoặc vần ương/ương
2. Hướng dẫn viết chính tả.
-GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng khổ thơ 1 lần.
+Bạn nhỏ vẽ gì ?
+Vì sao bạn nhỏ vẽ quê hương rất đẹp?
+Đọan thơ có mấy khổ thơ? Cuối mỗi khổ thơ có dấu câu gì ?
+Giữa các khổ thơ ta viết như thế nào ?
+Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ?
-Yêu cầu học sinh nêu các từ khó, từ địa phương khi viết chính tả.
-Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ tìm được.
-Giáo viên theo dõi lớp viết chính tả.
-Giáo viên đọc lại đọan thơ cho học sinh sóat lỗi.
3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2. (bỏ câu b)
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
-Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
4. Củng cố, dặn dò.
-Về nhà học thuộc các câu thơ trong bài tập 3.
-Giáo viên nhận xét chung giờ học.
-Thi tìm nhanh các từ có tiếng bắt đầu bằng s/x hay vần ươn /ương.
-Theo dõi học sinh đọc, 4 học sinh đọc thuộc lòng lại.
+Làng xóm, tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, trường học.
+Vì bạn ấy rất yêu quê hương.
+2 khổ thơ và 4 dòng của khổ thứ 3. Cuối khổ 1 có dấu chấm, cuối khổ 2 có dấu 3 chấm.
+Ta để cách 1 dòng
+Phải viết hoa và viết lùi vào 3 ô cho đẹp.
+Làng xóm, lúa xanh, lượn quang, ước mơ, đỏ thắm, vẽ, bát ngát, xanh ngắt, trên đồi, . .
-2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
-Học sinh tự nhớ và viết vào tập.
-Dùng bút chì, đổi vở cho bạn ngồi cạnh để sóat lỗi, chữa bài.
-1 học sinh đọc yêu cầu SGK, lớp tự làm.
-Đọc lại lời giải và làm vào vở.
Tiết 3: Toán
NHÂN SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU.
Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có 1 chữ số.
Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ.
-Gọi 2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 8. hỏi học sinh về kết quả 1 phép nhân bất kì trong bảng
-Nhận xét ghi điểm.
Giáo viên ghi tựa bài
2. Hướng dẫn nhân số có ba chữ số với số có 1 chữ số.
*Phép nhân: 123 x 2
-Viết lên bảng phép nhân 123 x 2 = ?
-Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc
-Hỏi: khi thực hiện phép tính nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu?
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ để thực hiện phép tính trên. Giáo viên hướng dẫn học sinh tính theo từng bước như phần bài học trong sách toán 3
*Phép nhân 326 x 3
Tiến hành tương tự như phép nhân 123x2 = 246.
-Lưu ý học sinh: phép nhân 326 x 3 = 978 là phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục.
3. Luyện tập – Thực hành.
Bài 1.
-Yêu cầu học sinh tự làm bài.
-Yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bảng trình bày cách tính của 1 trong 2 cách tính mà mình đã thực hiện
-Nhận xét, sữa bài và cho điểm
Bài 2.
-Tiến hành tương tự bài tập 1
Bài 3.
-Gọi học sinh đọc đề bài toán
-Yêu cầu học sinh làm bài
-Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 4:
-Yêu cầu học sinh cả lớp tự làm bài.
-Hỏi: Vì sao khi tìm x trong phần a), tính tích 101x7 ?
+Vì x là số bị chia trong phép chia x: 7 = 101, nên muốn tìm x ta lấy thương nhân với số chia
-Hỏi tương tự với phần b)
-Nhận xét, sữa bài và cho điểm học sinh
4. Củng cố, dặn dò.
-Yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm.
-Giáo viên nhận xét chung giờ học.
-2 học sinh lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi
-Học sinh đọc phép nhân
-1 học sinh lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính ra giấy nháp:
+Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó mới tính đến hàng chục:
* 2 nhân 3 bằng 6, viết 6
* 2 nhân 2 bằng 4, viết 4
* 2 nhân 1 bằng 2, viết 2
* Vậy 123 nhân 2 bằng 246, viết 246
-5 học sinh lên bảng. Cả lớp làm VBT
Học sinh trình bày:
* 2 nhân 1 bằng 2, viết 2
* 2 nhân 4 bằng 8, viết 8
* 2 nhân 3 bằng 6, viết 6
* Vậy 341 nhân 2 bằng 682, viết 682
Các học sinh còn lại trình bày tương tự
+Mỗi chuyền máy bay chở được 116 người. Hỏi 3 chuyến máy bay như thế chở được bao nhiêu người?
-1 học sinh lên bảng, cả lớp làm VBT
Tóm tắt
1 chuyến: 116 người
3 chuyến: ? người
Bài giải
Cả 3 chuyến máy bay chở được số người là:
116 x 3 = 348 (người)
Đáp số: 348 (người)
a) x : 7 = 101 ; b) x : 6 = 107
x = 101 x 7 x = 107 x 6
x = 707 x = 642
Tiết : Thủ công
CẮT DÁN CHỮ I, T (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU.
Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T
Kẻ, cắt, dán chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối thẳng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Mẫu chữ I, T kích thước lớn.
-Quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T.
-Giấy, thước, bút chì, kéo, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. KIỂM TRA.
-Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
B. DẠY BÀI MỚI
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát nhận xét.
-Giới thiệu mẫu chữ I, T và hướng dẫn HS quan sát, nêu nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu.
-Hướng dẫn kẻ chữ I, T.
-Hướng dẫn cắt chữ I, T.
-Hướng dẫn dán chữ I, T.
Hoạt động 3: Thực hành, cắt, dán chữ I, T.
-Nhận xét và nhắc lại các bước.
-Theo dõi hướng dẫn thêm.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
-Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
-Đánh giá sản phẩm của HS.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
-Quan sát, nhận xét.
-Theo dõi
-Nhắc lại các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ I, T.
-Thực hành kẻ,cắt ,dán chữ I, T.
-Trưng bày theo tổ.
File đính kèm:
- Giao an tieu hoc lop 3.doc