Giáo án Lớp 3 Năm học 2006-2007

A/ tập đọc :

 - Đọc trôi chảy toàn bài .

 - Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu chấm , dấu phẩy, giữa các cụm từ .

 - Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.

 B/Kể chuyện :

 - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn.

 

doc275 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Năm học 2006-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần trình bày của mỗi nhóm, em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau, điểm gì khác nhau? Sự giống nhau đó nói lên điều gì? - Gv kết luận. *Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. - Các nhóm thảo luận, liệt kê những việc em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. Kết luận: Các em có thể tham gia vào các hoạt động: + Kết nghĩa với thiếu nhi quốc tế. + Tìm hiểu về cuộc sống học tập. + Tham gia giao lưu. + Viết thư, tặng ảnh, gửi quà..... + Vẽ tranh, làm thơ. - HS liên hệ bản thân. * Hướng dẫn thực hành. ------------------------------------------------------ Luyện từ và câu. Nhân hoá- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào? I/ Mục tiêu: - Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá. - Ôn tập cách đặt và TLCH: Khi nào? II/ Đồ dùng dạy học: 3 tờ phiếu khổ to. III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : a- Bài tập1: Một HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm việc theo cặp, 3 HS làm bài trên phiếu và dán vào bảng lớp. - GV kết luận: Con đom đóm trong bài thơ được gọi bằng “anh” là từ dùng để gọi người, tính nết và hoạt động của Đom Đóm được tả bằng tính nết và hoạt động của con người . Như vậy con Đom Đóm đã được nhân hoá. b- Bài tâp 2: Trong bài thơ “Anh Đom Đóm” những con vật nào được gọi và tả như người. - HS làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến. + Cò Bợ được gọi bằng chị: Ru con. + Van được gọi bằng Thím: Lặng lẽ mò tôm. c- Bài Tập 3: Hs đọc yêu cầu bài. - GV nhắc HS xác định đúng bộ phận trả lời câu hỏi: Khi nào? - Mời 3 HS lên bảng làm bài. Ví dụ: Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác. d- Bài tập 4: HS làm bài vào vỡ, điền vào bộ phận TLCH: Khi nào? Ví dụ: Đầu tháng 6 chúng em được nghĩ hè. *Củng cố, dặn dò: - 2 HS nhắc lại những điều mới học về nhân hoá. - Gv nhận xét giờ học. ------------------------------------------------------------ Tập viết : Ôn chữ hoa N (tiếp ) I/ Mục tiêu: - Củng cố cách viết chữ hoa N ( Nh ) - Viết đúng, đẹp chữ tên riêng và câu ứng dụng. -Viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. II/ Đồ dùng dạy học: - Chữ mẫu, chữ tên riêng. III/ Hoạt động dạy và học: A/ Bài cũ: 2 HS lên bảng viết : Ngô Quyền B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn viết : a) Luyện viết chữ hoa : HS tìm các chữ hoa có trong bài : Nh, R - GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - HS tập viết trên bảng con. b) Luyện viết từ ứng dụng : (tên riêng ) - HS đọc từ ứng dụng : GV giới thiệu về Bến cảng Nhà Rồng : Đây là nơi Bác Hồ đã lên tàu đi ra nước ngoài để tìm đường cứu nước. - GV cho HS xem chữ mẫu đồng thời viết mẫu lên bảng. - HS viết bảng con. c) Luyện viết câu ứng dụng : - HS đoc câu ứng dụng : Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà - GV giúp HS hiểu về các tên riêng có trong bài - HS tập viết trên bảng con : Phố Ràng, Nhị Hà. 3/ Hướng dẫn viết vào vở tập viết : - GV nêu yêu cầu : + Các chữ Nh : 1 dòng ; Chữ R, L 1 dòng + Viết tên riêng : Nhà Rồng: 2 dòng + Víêt câu ứng dụng : 2 lần - HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm. 4/ Chấm , chữa bài. Củng cố, dặn dò: Nhận xét bài viết của HS. ------------------------------------------------------------ Thứ 5 ngày 18 tháng 1 năm 2007 Thể dục : Đội hình đội ngũ. Trò chơi : Thỏ nhảy I/ Mục tiêu: - Yêu cầu thực hiện thuần thục kĩ năng ở mức tương đối chủ động. - Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi trò chơi. II/ Địa điểm- Phương tiện : III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Phần mở đầu : - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học - Chơi trò chơi : Chui qua hầm 2/ Phần cơ bản : - Ôn tập hợp hàng ngang , dóng hàng, điểm số + Cả lớp cùng thực hiện, mỗi động tác 2- 3 lần. + Tập luyện theo các khu vực đã được phân công. + Cả lớp tập liên hoàn các động tác trên theo lệnh của GV: 1- 2 lần. - Chơi trò chơi : Thỏ nhảy. + HS khởi động kĩ các khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông. + GV nêu tên trò chơi và tóm tắt cách chơi. + GV điều khiển và làm trọng tài cuộc chơi. 3/ Phần kết thúc : - GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét giờ học. ------------------------------------------------- Toán. Các số có 4 chữ số (tiếp). I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết cấu tạo thập phân của số có 4 chữ số. - Biết viết số có 4 chữ số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị. II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ: III/ Hoạt động dạy và học: A/ Bài cũ: Gọi HS đọc số: 4032, 5090, 7903, 4880. Viết số: Năm nghìn không trăm tám mươi. B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn HS :Viết số có 4 chữ số thành tổng các nghìn trăm, chục, đơn vị. - GV viết bảng: 5247. - Gọi HS đọc số. Hỏi: Số 5247 có mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? - GV hướng dẫn HS tự viết: 5247 = 5000 + 200 + 40 + 7. - Làm tương tự với các số tiếp theo. Lưu ý HS : Nếu tổng có số hạng bằng không thì có thể bỏ số hạng đó đi. Ví dụ: 7070 = 7000 + 70. 3/ Thực hành: BT1, 2, 3, 4 (vỡ BT). - HS đọc yêu cầu từng bài tập, GV giải thích thêm. - HS làm bài tập . GV theo dõi, chấm bài. * Chữa bài: a- Bài 1: Cho số viết thành tổng( gọi 2 Hs lên bảng chữa bài a, b). Ví dụ: 2006 = 2000 + 6. 9696 = 9000 + 600 + 90 + 6. b- Bài 2: Cho tổng, viết số (HS chữa bài miệng, Gv ghi bảng) Ví dụ: 7000 + 200 + 5 = 7205. c- Bài 3: HS đổi vỡ cho nhau, kiểm tra kết quả. Nhận xét. d- Bài 4: HS chữa bài trên bảng phụ.(Củng cố các chữ số trong số). 4 *Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. -------------------------------------------------- Chính tả ( nghe viết ) Trần Bình Trọng I/ Mục tiêu: - Nghe viết đúng chính tả bài : Trần Bình Trọng. Viết hoa đúng tên riêng. - Điền đúng vào chỗ trống bài tập chính tả. II/ Đồ dùng dạy học: III/ Hoạt động dạy và học: A/ Bài cũ: 3 HS lên bảng lớp viết : liên hoan, náo nức, thời tiết 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn HS nghe viết : a- Hướng dẫn HS nghe viết: - Gv đọc lần 1 bài viết. Một HS đọc lại. - Một HS đọc chú giải. Hỏi : Khi giặc dụ dỗ hứa phong cho tước vương, Trần Bình Trọng đã khảng khái trả lời ra sao ? - Em hiểu câu nói đó như thế nào ? - Nhận xét chính tả : + Những chữ nào trong bài được viết hoa ? + Câu nào được đặt trong ngoặc kép ? + HS viết từ khó vào nháp : b- GV đọc bài cho HS viết bài vào vở. c- Chấm, chữa bài. 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : - HS đọc thầm đoạn văn, làm bài tập - Mời 3 HS lên bảng thi điền nhanh, điền đúng, sau đó đọc kết quả - 1- 2 HS đọc đoạn văn sau khi đã điền đúng dấu câu. *Củng cố, dặn dò: nhận xét giờ học. ------------------------------------------------- Thứ 6 ngày 19 tháng 1 năm 2007. Tập làm văn. Nghe kể: Chàng trai làng Phù ủng. I/ Mục tiêu: - Nghe, kể câu chuyện: Chàng trai làng Phù ủng. - Nhớ nội dung câu chuyện. Kể lại đúng, tự nhiên. - Viết lại câu trả lời đúng nội dung, đúng ngữ pháp. II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện. III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn HS nghe kể chuyện: a- Bài tập 1: HS nghe kể chuyện: - Gv nêu yêu cầu BT: Giới thiệu về Phạm Ngũ Lão, vị tướng giỏi thời nhà trần, có nhiều công lao trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, sinh năm 1255, mất năm 1320, quê ở làng Phù ủng. - HS đọc yêu cầu của bài, đọc 3 câu hỏi gợi ý, quan sát tranh minh hoạ. - GV kể chuyện 2, 3 lần. + Truyện có những nhân vật nào? + Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì? + Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai. + Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô. * HS tập kể chuyện: - Từng tốp 3 HS tập kể lại câu chuyện (theo nhóm). - Các nhóm thi kể theo các bước. 2-3 HS có trình độ tương đương thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - HS phân vai kể lại câu chuyện. *Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. -------------------------------------------------------- Thủ công : Ôn tập chương II : Cắt ,dán chữ cái I/ Mục tiêu: - Giúp HS : Ôn tập lại cách cắt dán các chữ cái : I, T, U , V, E - Cắt dán thành thạo các chữ cái. II/ Đồ dùng dạy học: - Giấy màu, kéo, hồ dán, chữ mẫu III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Các hoạt động : * Hoạt động 1: HS nêu lại qui trình cắt các chữ cái : - Gv cho HS lần lượt nêu lại qui trình cắt các chữ cái. - GV bổ sung và củng cố thêm. * Hoạt động 2: hoạt động nhóm ( nhóm 4 ) - Các nhóm cắt chữ I, T, U, V, E và trình bày trên tờ giấy A4 - Bình chọn nhóm có sản phẩm đẹp. * Nhận xét giờ học. --------------------------------------------------- Toán. Số 10000. Luyện tập. I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết số 10.000. - Củng cố số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có 4 chữ số. II/ Đồ dùng dạy học: 10 tấm bìa viết số 1000. III/ Hoạt động dạy và học: A/ Bài cũ: Gọi 1 số HS lên bảng viết số thành tổng..... 5207, 4820, 9080, 7300. B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài: 2/ Giới thiệu số 10.000. - Cho HS lấy 8 tấm bìa có ghi 1000 và xếp như sgk-> đọc: tám nghìn. - Lấy thêm 1 tấm bìa. Hỏi: Tám nghìn thêm 1 nghìn là mấy nghìn? -> đọc: Chín nghìn. - Lấy tiếp 1 tấm bìa: Hỏi : Chín nghìn thêm 1 nghìn là mấy nghìn? - HS đọc số: 10.000: mười nghìn. - GV giới thiệu: số 10.000 đọc là mười nghìn hoặc 1 vạn. Gọi HS đọc. - HS nhận xét: Số 10.000 gồm 1 chữ số 1 và 4 chữ số 0. 3/ Thực hành: BT 1,2,34,5 (vở BT). - HS đọc yêu cầu BT, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. - HS làm bài: GV chấm bài. * Chữa bài: a- Bài 1: HS viết được các số tiếp theo của dãy số: Số tròn nghìn, số tròn trăm, số tròn chục... b- Bài 2: HS lên bảng điền vào tia số các số còn thiếu. c- Bài 3: Củng cố khái niệm số liền trước số liền sau. d- Bài 4: Củng cố về số tròn nghìn. đ- Bài 5: Củng cố về đo chiều dài, chiều rộng, chu vi hình chữ nhật. *Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. ----------------------------------------------------- Hoạt động tập thể : Sinh hoạt lớp I/ Nhận xét các hoạt động trong tuần 19 : - Mọi hoạt động đều tiến hành nghiêm túc. - Thực hiện chương trình học kì II đúng thời gian qui định - Sách vở học kì II đầy đủ. - HS đi học đều , không chậm giờ. * Tồn tại : Một số HS ra sân tập thể dục muộn. II/ Kế hoạch tuần 20 : Tiếp tục thực hiện tốt các nội qui của nhà trường đề ra.

File đính kèm:

  • docGiao an 3.doc
Giáo án liên quan