Giáo án Lớp 3 Năm 2013

 Đọc đúng, rành mạch,biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện :Ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé. (TLCH trong bài)

 

doc66 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trò chơi - HS khác động viên Đánh giá ai là người thắng cuộc 4. Củng cố, dặn dò: - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau ************************************************ Hoạt động tập thể: (Lớp 3B – tiết 3 -chiều) Trò chơi dân gian: Nu na, nu nống I. Mục tiêu: Học sinh biết chơi trò chơi: Nu na, nu nống Học sinh hứng thú trong khi chơi II. Nội dung và hình thức hoạt động: GV hướng dẫn cách chơi: Cho HS ngồi thành vòng tròn, hai chân duỗi ra, úp hai bàn tay xuống đùi. Bắt đầu từ em chủ trò sẽ hát tiếng đầu tiên của bài hát và đập tay xuống đùi ( mỗi em hát ứng với 1 tiếng), làn lượt từng em tiếp theo hát và đập tay xuống đùi cho đến lúc kết thúc bài hát. Nếu bài hát kết thúc ở ai thì bạn đó sẽ nhảy lò cò xung quanh các bạn. Bài hát: Nu na nu nống Đánh trống phất cờ Mở hội thi đua Thi tay đẹp đẽ Tay ai sạch sẽ Tay ai hồng hào Không bẩn tí nào Được vào đánh trống. Cách thực hiện: GV chọn một em chủ trò chơi trước.Sau đó cả lớp tự chơi GV nhận xét giờ học *************************************************** Thứ 5 ngày 10 tháng 10 năm 2013 Tự nhiên và xã hội: (Lớp: 3D,3A-tiết 2,4- sáng Lớp:3B,3C- tiết 2,3-chiều) ôn tập I. Mục tiêu: - Ôn tập và cũng cố các kiến thức đã học về hoạt động thần kinh II . Hoạt động dạy học - GV nêu câu hỏi: Câu 1: Những phản ứng của cơ thể khi bị kích thích gọi là gì? Câu 2: Tác động của môi trường đến cơ thể gọi là gì? Câu 3: Phản xạ nào được bác sĩ sử dụng để kiểm tra chức năng hoạt động của tủy sống? Câu 4: Tiếng động mạnh và bất ngờ làm ta giật mình. Phản xạ này do bộ phận thần kinh nào điều khiển? Câu 5: Khi thực hiện phản xạ đầu gối, người ta dùng búa cao su gõ nhẹ vào phía dưới của xương gì? Câu 6 : Não và tủy sống có chức năng gì đối với hoạt động sống của cơ thể? Câu 7 : Bộ phận thần kinh trung ương nằm trong cột sống có tên là gì? Câu 8: Não và tủy sống tiếp nhận gì từ các cơ quan gửi về? - HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm nêu kết quả: - Lớp, GV nhận xét, bổ sung. ********************************************** TUẦN 8 Thứ 2 ngày 14 tháng 10 năm 2013 Tự nhiên và xã hội: (Lớp 3B,3A,3C - tiết 1,2,4 -chiều Thứ 3: Lớp 3D- tiết 3 - sáng) Bài 15: VỆ sinh thẦn kinh (tiết 1) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Nêu được một số việc nên làm hoặc không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh - Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh - Kể tên được một số thức ăn, đồ uống,.... nếu đưa vào cơ thể sẽ có hại đối với cơ quan thần kinh II. Đồ dùng dạy học:- Phiếu học tập III. Hoạt động dạy học: 1.Ôn định T.C: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: + Vai trò của não? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ: nhóm 6 - Nêu nhiệm vụ và phát phiếu học tập - Yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả + H1: Bạn đang làm gì? Nhận xét, đánh giá - KL: Ngủ, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí đúng thời gian, bố mẹ chăm sóc đều có lợi cho TK * Hoạt động 2: Đóng vai - GV chia lớp thành 4 nhóm, giao 4 phiếu, mỗi phiếu ghi một trạng thái tâm lý: + Tức giận + Vui vẻ + Lo lắng + Sợ hãi - Gọi các nhóm lên trình diễn - Rút ra điều gì qua phần này? * Hoạt động 3: Làm việc với SGK - Yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi - Nêu nhiệm vụ, quan sát hình 9 và TLCH: + Chỉ và nói tên đồ ăn, thức uống,.... nếu đưa vào cơ thể sẽ có hại cho CQTK? - Yêu cầu đại diện trình bày trước lớp + Trong số thứ gây hại, những thứ nào gây nguy hiểm nhất? -> Não điều khiển mọi hoạt động, suy nghĩ của con người a) Nêu một số việc nên làm và không nên làm để vệ sinh CQTK - Thư kí ghi lại kết quả thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm chỉ nói về một hình, HS khác bổ sung - Các việc nên làm: 1, 2, 5, 6 - Các việc không nên làm: 3, 4, 7 b) Những trạng thái tâm lý có lợi, có hại đối với CQTK - Thảo luận theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển các bạn theo yêu cầu: Tập diễn đạt vẻ mặt của mỗi người theo trạng thái tâm lí được ghi trong phiếu - Mỗi nhóm cử 1 bạn lên trình diễn vẻ mặt của người đang ở trạng thái tâm lý trong phiếu c) Kể tên những thức ăn đồ uống có hại cho CQTK - 2 HS quay mặt vào nhau, quan sát và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của -> Cà phê, rượu, thuốc lá, ma tuý,... - Các nhóm đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung -> Ma tuý; Ma tuý là loại có hại nhất cho sức khoẻ và gây hại cho 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, tuyên dương động viên - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau **************************************************** Thủ công: (Lớp 3C - tiết 3- chiều.Thứ 3: Lớp 3D - tiết 4- sáng Thứ 5: Lớp 3A- tiết 3 - sáng. Lớp 3B -tiết 1 - chiều ) Bài 5: GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA (Tiết 2) I. Mục tiêu: Gấp, cắt, dán được bông hoa 5, 4 cánh, 8 cánh đúng quy trình. Hứng thú đối với giờ học gấp, cắt, dán hình. II. Giáo viên chuẩn bị: Tranh quy trình gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt để được hình bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh giáo viên nhận xét, học sinh quan sát lại tranh quy trình. + Gấp, cắt bông hoa 5 cánh: Cắt tờ giấy hình vuông rồi gấp giống như gấp ngôi sao 5 cánh. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong. Mở ra sẽ được bông hoa 5 cánh. + Gấp, cắt bông hoa 4 cánh: Gấp tờ giấy hình vuông làm 8 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 4 cánh. + Gấp, cắt bông hoa 8 cánh: Gấp tờ giấy hình vuông thành 16 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 8 cánh. 3. Cũng cố dặn dò: Giáo viên nhận xét kết quả thực hành. Dặn dò học sinh ôn lại các bài học, mang dụng cụ để làm bài kiểm tra cuối chương “ Phối hợp gấp, cắt, dán hình” -Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành, trang trí sản phẩm. -Học sinh thực hành quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh lúng túng. -Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm. Giáo viên đánh giá học sinh. *********************************************** Thứ 3 ngày 15 tháng 10 năm 2013 Tự nhiên và xã hội: (Lớp 3A ,3B – tiết 1,2 - sáng. Lớp 3C - tiết 4- chiều. Thứ 5: Lớp 3D -tiết 1- sáng) Bài 16 VỆ sinh thẦn kinh (tiÕp theo ) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ - Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập, vui chơi,.... một cách hợp lý. II. Đồ dùng dạy học:Các hình trong sgk phóng to III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định T.C: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: + Kể tên những thức ăn, đồ uống có hại cho cơ quan thần kinh? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Thảo luận - Yêu cầu HS làm việc theo cặp - Giao nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời các câu hỏi + Theo em khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi? + Có bạn nào ngủ ít không? Nêu cảm giác của em sau đêm ít ngủ? + Nêu điều kiện để có giấc ngủ tốt? + Hằng ngày bạn thức dậy và đi ngủ lúc mấy giờ? + Bạn đã làm gì trong cả ngày? - Bước 2: Làm việc cả lớp + Gọi các cặp trình bày * Hoạt động 2: Cho HS thực hành lập thời gian biểu - Hướng dẫn cả lớp + Thời gian biều trong cả ngày gồm các mục: Thời gian trong các buổi sáng, trưa, chiều, tối. - Cho HS làm vào phiếu đã phát cho HS - Yêu cầu HS làm việc theo cặp - Cho HS trình bày trước lớp + Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu? - KL: Thực hiện theo thời gian biểu giúp ta sinh hoạt và làm việc có khoa học -> Bia, rượu, thuốc lá, cà phê, ma tuý,... a) Vai trò của giấc ngủ - Lớp thảo luận theo cặp trả lời một số câu hỏi mà nhiệm vụ được giao: -> Khi ngủ CQTK được nghỉ ngơi, đặc biệt là bộ não. -> Trẻ càng nhỏ càng cần được ngủ nhiều; Từ 10 tuổi trở lên mỗi người cần ngủ từ 7h -> 10h. Nếu mất ngủ sau đêm đó dậy người mệt mỏi, đau đầu..... -> Hàng ngày em thức dậy từ lúc 5h30, đi ngủ lúc 10h - HS nêu - Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung - HS lập thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xế thời gian - 1 vài HS lên điền thử bảng treo mẫu - Phát phiếu in sẵn, HS khác theo dõi - Cùng nhau trao đổi để hoàn thiện thời gian biểu - 1 số HS lên giới thiệu thời gian biểu của mình. Các bạn khác nghe và nhận xét, bổ sung -> Để làm việc có giờ giấc và học tập có kết quả chúng ta phải thực hiện tốt thời gian biểu của mình. 4. Dặn dò: - Về nhà thực hiện tốt thời gian biểu đã đề ra - Ôn bài, chuẩn bị bài sau ********************************************************* Hoạt động tập thể: (Lớp 3B – tiết 3 - chiều) (Đã soạn ở thứ 3 - tuần 7) ******************************************************* Thứ 5 ngày 17 tháng 10 năm 2013 Tự nhiên và xã hội: (Lớp 3D, 3A - tiết 2, 4 -sáng. Lớp 3B, 3C - tiết 2,3 -chiều) Ôn tập I. Mục tiêu: Học sinh ôn tập cũng cố kiến thức đã học về vệ sinh thần kinh II.Hoạt động dạy học: GV ghi câu hỏi lên bảng, HS thảo luận nhóm Câu 1: Thiếu ngủ làm thần kinh mệt mỏi cá em không nên …. Câu 2: Khi đã mệt, ta cần….. để thần kinh được thư giãn Câu 3: Làm việc quá sức không tốt cho sức khỏe, làm việc và nghỉ ngơi cần…. để cơ thể khỏe mạnh. Câu 4: Không hút…. vì có hại cho cơ quan thần kinh. Câu 5: Không nên….. vì nếu đã mắc nghiện thì rất khó cai. Câu 6: Khi ngủ, những cơ quan nào được nghỉ ngơi tốt nhất? Câu 7: Trẻ nhỏ nên ngủ ít hay ngủ nhiều? Người lớn cần ngủ mấy giờ trong một ngày? Câu 8: Nếu không ngủ đủ, cơ thể sẽ cảm thấy như thế nào? Câu 9: Để tỉnh táo vào giờ học buổi chiều, ta cần làm gì vào giờ nghỉ trưa? Câu 10: Để thần kinh sảng khoái và đỡ mệt mỏi sau những giờ học tập và làm việc chúng ta nên làm gì? Đại diện nhóm nêu kết quả, HS khác nhận xét, GV chốt ý đúng. *******************************************************

File đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 12.doc
Giáo án liên quan