Học sinh tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, hoạ sĩ về đề tài môi trường.
- Biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Giáo viên:
- Sưu tầm một số tranh về đề tài môi trường và các loại đề tài khác.
- Tranh của hoạ sĩ cùng đề tài (nếu có).
Học sinh:
- Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi.
-Vở tập vẽ lớp 3
6 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 913 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Mĩ thuật - Bài 1: Thường thức mĩ thuật: Xem tranh thiếu nhi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Thường thức mĩ thuật
Xem tranh thiếu nhi
I. Mục tiêu:
- Học sinh tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, hoạ sĩ về đề tài môi trường.
- Biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy - học:
Giáo viên:
- Sưu tầm một số tranh về đề tài môi trường và các loại đề tài khác.
- Tranh của hoạ sĩ cùng đề tài (nếu có).
Học sinh:
- Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi.
-Vở tập vẽ lớp 3
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. hoạt động cơ bản
1. GV giới thiệu tranh.
2.Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung:
*Tranh "Chăm sóc cây xanh" -Nguyễn Ngọc Bình.
+ Tranh vẽ hoạt động gì?
+ Hình nào là chính, phụ trong tranh?
+ Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh?
+ Em có thích bức tranh này không? Vì sao?
*Tranh "Chúng em và cây xanh" - Yến Oanh
+ Hình ảnh chính của tranh thể hiện điều gì?
+ Em có thích bức tranh này không? Vì sao?
B.Hoạt động thực hành
Nhận xét - đánh giá:
GV tổng hợp ý kiến, thống nhất các ý kiến trả lời, khen ngợi, động viên những bạn có ý kiến hay, giúp tìm ra cái quan trọng của công việc bảo vệ môi trường.
c. hoạt động ứng dụng
-Sưu tầm tranh thiếu nhi.
-HS làm việc nhóm:
+ Các bạn đang chăm sóc cây trong vườn, mỗi bạn một công việc: sách nước, tưới cây, gánh đất đổ vào góc cây, buộc lại hàng rào cho cây. Hình ảnh phụ là cây cối xung quanh.
+Màu xanh: Thể hiện sự mát mẻ, thoáng đãng.
+Em rất thích vì nó đã thể hiện được tình cảm của em với môi trường xung quanh.
- Các bạn đang vui chơi, học tập dưới môi trường xanh - sạch - đẹp.
- Em rất thích vì nó giúp em hiểu được tầm quan trọng của việc cần phải bảo vệ môi trường để có chỗ vui chơi, học tập ... tốt.
Tieỏt 2
Vẽ trang trí
Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào đường diềm
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu cách trang trí đường diềm đơn giản
- Học sinh vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm.
- Thấy được vẻ đẹp của các đồ vật được trang trí đường diềm.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy - học:
Giáo viên:
- Một số đồ vật có trang trí đường diềm.
- Bài mẫu chưa hoàn thành và đã hoàn thành.
Học sinh:
- Vở tập vẽ 3, chì, màu, thước.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. hoạt động cơ bản
1.GV cho HS xem một số bài trang trí đường diềm và gợi ý.
+Họa tiết đưa vào trang trí đương diềm?
+Những họa tiết giống nhau vẽ như thế nào?
+ Màu sắc ra sao?
+ Các họa tiết sắp xếp như thế nào?
2.Hướng dẫn HS tìm hiểu cách vẽ họa tiết.
* Lưu ý: Tô màu gọn không chờm ra ngoài, họa tiết giống nhau tô màu giống nhau, nền nhạt thì họa tiết đậm hoặc ngược lại. Không nên dùng nhiều màu.
B.Hoạt động thực hành
1.Hướng dẫn HS thực hành.
- Vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm.
- Cho HS xem bài vẽ của học sinh năm cũ để các em có hứng thú làm bài và rút được kinh nghiệm cho bài vẽ của mình.
- Giáo viên quan sát toàn lớp, hướng dẫn thêm cho học sinh chưa hiểu bài.
2.Nhận xét - đánh giá:
- Thu 3-5 bài của HS
- Quan sát và nhận xét bài cho bạn về:
+ Cách vẽ tiếp họa tiết
+ Cách vẽ màu
+ Em thích bài nào nhất? Vì sao?
* Nhận xét chung tiết học
- Khen ngợi các nhóm, cá nhân tích cực phát biểu kiến xây dựng bài, có bài vẽ đẹp
c. hoạt động ứng dụng
-Hãy vẽ một số vật dụng trong gia đình em và trang trí đường diềm lên đồ vật.
-HS làm việc nhóm:
+ Hoa, lá, con vật
+ Họa tiết giống nhau vẽ bằng nhau và cùng màu.
+ Vẽ màu làm nổi bật họa tiết
+ Có nhiều cách sắp xếp: nhắc lại, xen kẽ, đăng đối
- Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi:
+Có những họa tiết nào trong đường diềm? Những họa tiết đó được sắp xếp như thế nào?
+Ô thứ 3 ta vẽ giống ô thứ mấy? Và là bông hoa nào?
- GVTK: Đây là cách vẽ xen kẽ
- Minh họa bảng.
+ Phác nhẹ tay hình cánh hoa theo trục đối xứng.
+Sửa cho đều và cân đối
+Tô màu( Chọn màu tô cho cánh hoa hình trái tim, cánh hoa nhọn và nền).
- Nhắc lại các bước.
- Thực hành
- Quan sát bài và nhận xét, xếp loại
Thứ ba ngày 15 tháng 09 năm 2009
Bài 3:Vẽ theo mẫu –Vẽ quả
I.Mục tiêu:
-HS phân biệt được màu sắc, hình dáng một số loại quả.
-Biết cách vẽ và vẽ được hình một số loài hoa quả theo ý thích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp một số hoa quả.
II.Chuẩn bị
1.Chuẩn bị của GV
-Một số loại hoa quả có sẵn ở địa phương
-Hình gợi ý cách vẽ quả
-Bài vẽ HS năm trước
2.Chuẩn bị của HS
-Giấy vẽ vở tập vẽ
-Mang theo hoa quả nếu có
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1.ổn định: Lớp hát tập thể
2.Kiểm tra: Đồ dùng học tập của học sinh
3.Bài mới
Quan sát nhận xét (5p)
-GV giới thiệu một vài loại quả và đặt câu hỏi để HS suy nghĩ trả lời
+Tên ccác loại quả.
+Đặc điểm hình dáng
+Tỉ lệ chung, tỉ lệ từng bộ phận
+Màu sắc của từng loại quả.
-Sau khi HS trả lời GV tóm tắt lại đặc điểm của một số loại hoa quả
Cách vẽ quả(5p)
GV đặt mẫu ở vị trí thích hợp hoặc giúp HS đặt mẫu theo nhóm
+So sánh ước lượng chiều cao , ngang, hình dáng sao cho vừa với khổ giấy.
+Vẽ phác hình quả.
+Sửa hình cho giống với mẫu
+Vẽ màu theo ý thích
Thực hành (25p)
GV yêu cầu HS quanấnt kĩ trước khi vẽ.
+GV bao quát nhắc nhở những em còn lúng túng về bố cục hính và màu
+Động viên các em cố hoàn thành bài ở tại lớp.
D.Nhận xét đánh giá (5p)
Gv gợi ý HS nhận xét, đánh giá một số bài vẽ
+Khen ngợi một số em có bài vẽ đẹp
*Dặn dò :Về nhà quan sát quang cảnh trường học.
+HS quan sát trả lời
+HS thực hành
+HS nhận xét xếp loại theo cảm nhận của mình.
File đính kèm:
- mi thuat 3.doc