Giáo án Lớp 3A Buổi 1 Tuần 23

 A.Tập đọc:

 - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc đúng các từ ngữ khó phát âm trong bài: nổi tiếng, lỉnh kỉnh, một lát, nhận lời, nắp lọ.

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 - Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4.

 - Rèn kỹ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài.

 - Hiểu nội dung câu chuyện: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 B. Kể chuyện:

 - Rèn kĩ năng nói: Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 827 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3A Buổi 1 Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chì. - 2 em đọc yêu cầu bài. - Học sinh làm vào vở. - Hai học sinh lên bảng thi làm bài. - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn thắng cuộc. - Chữa bài theo lời giải đúng - 2HS đọc yêu cầu bài. - 3 nhóm lên bảng thi làm bài. - Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc. - 5 - 7 em đọc lại lời giải đúng. - Cả lớp làm bài vào VBT theo lời giải đúng. ****************************************************************** Thứ tư ngày 3 tháng 2 năm 2010 Luyện từ và câu Nhân hóa Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: như thế nào? I/ Mục tiêu: Tiếp tục ôn phép nhân hóa: Tìm được những vật được nhân hoá, cách nhân hoá trong bài thơ ngắn. Ôn tập về cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?: Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào? và đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó. II/ Chuẩn bị : - Một đồng hồ hoặc mô hình đồng hồ có 3 kim. - Ba tờ giấy khổ to kẻ bảng BT3. - Bảng lớp viết 4 câu hỏi của bài tập 3. III/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu hai em lên bảng làm bài tập 1 và 3 tuần 22. - Gọi 1 em TLCH: Nhân hóa là gì ? - Nhận xét chấm điểm. 2.Bài mới a) Giới thiệu bài: b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: - Yêu cầu một em đọc nội dung bài tập 1, cả lớp đọc thầm theo. - Gọi HS đọc bài thơ “đồng hồ báo thức”. - Cho HS quan sát chiếc đồng hồ, chỉ cho HS thấy: kim giờ chạy chậm ... Tác giả tả rất đúng. - Yêu cầu lớp tự làm bài. - Giáo viên dán tờ phiếu lên bảng lớp. - Mời HS thi trả lời đúng nhanh. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài 2: - Yêu cầu một em đọc yêu cầu bài tập 2. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm. - Yêu cầu trao đổi theo cặp. - Gọi nhiều cặp lên bảng hỏi - đáp trước lớp. - Giáo viên theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài 3: -Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu nhiều em nối tiếp đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu. - Nhận xét chốt lời giải đúng. 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS học bài xem trước bài mới. - Hai em lên bảng làm lại BT1 và 3 tuần 22. - Một học sinh nhắc lại nhân hóa là gì? - Học sinh khác nhận xét bài bạn. - Lớp theo dõi giới thiệu bài. - Một học đọc yêu cầu bài tập1. - Hai em đọc bài thơ. - Cả lớp quan sát các kim đồng hồ trả lời kim giờ chạy chậm, kim phút đi từng bước, kim giây phóng rất nhanh. - HS tự làm bài. - HS thi trả lời đúng và nhanh. - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn thắng cuộc. - Cả lớp làm bài vào VBT theo lời giải đúng: + Kim giờ gọi là: bác; tả bằng từ ngữ: thận trọng nhích từng li, từng li + Kim phút gọi bằng anh; tả bằng TN: lầm lì đi từng bước, từng bước. +Kim giây gọi bằng bé; tả bằng từ ngữ: tinh nghịch chạy vút lên trước hàng. - Một học sinh đọc bài tập 2. - Lớp theo dõi và đọc thầm theo. - HS trao đổi theo cặp. - Lần lượt các cặp lên thực hành hỏi đáp trước lớp. Cả lớp nhận xét bổ sung. - Một học sinh đọc đề bài tập 3. - Nhiều học sinh lên nối tiếp đặt câu hỏi. - Cả lớp nhận xét bổ sung: a/Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào? b/ Ê - đi - xơn làm việc như thế nà? c/ Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào? d/ Tiếng nhạc nổi lên như thế nào? - Hai học sinh nêu lại nội dung vừa học. *************************************** Tập viết ôn chữ hoa: Q I/ Mục tiêu: - Củng cố về cách viết chữ hoa Q thông qua bài tập ứng dụng: Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Q. - Viết đúng tên riêng Quang Trung bằng chữ cỡ nhỏ. - Viết đúng câu ứng dụng Quê em đồng lúa nương dâu/ Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang bằng cỡ chữ nhỏ. - Rèn tính cẩn thận, ý thức giữ vở sạch chữ đẹp. II/ Chuẩn bị: Mẫu chữ viết hoa Q. Tên riêng Quang Trung và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. III/ hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. ổn định tổ chức lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - KT bài viết ở nhà của học sinh của HS. -Yêu cầu nêu từ và câu ứng dụng đã học tiết trước. -Giáo viên nhận xét đánh giá. 3.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b)Hướng dẫn viết trên bảng con * Luyện viết chữ hoa : - Yêu cầu học sinh tìm các chữ hoa có trong bài. - Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết chữ Q, T. - Yêu cầu học sinh tập viết vào vở nháp chữ Q, T. * Học sinh viết từ ứng dụng tên riêng: - Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng. - Giới thiệu: Quang Trung (1753 – 1792), là một anh hùng dân tộc có công trong cuộc đại phá quân Thanh. - Yêu cầu HS tập viết trên vở nháp. * Luyện viết câu ứng dụng : - Yêu cầu một học sinh đọc câu ứng dụng. + Câu thơ nói gì? - Yêu cầu luyện viết trên vở nháp: Quê, Bên. c) Hướng dẫn viết vào vở : - Nêu yêu cầu viết chữ Q một dòng cỡ nhỏ. Các chữ T, S : 1 dòng. - Viết tên riêng Quang Trung 2 dòng cỡ nhỏ - Viết câu thơ 2 lần. - Nhắc nhở học sinh về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu. d/ Chấm chữa bài 4. Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét đánh giá - Dặn HS luyện viết thêm để rèn chữ. - 1 em nhắc lại từ và câu ứng dụng ở tiết trước. - Hai em lên bảng viết : Phan Bội Châu - Lớp viết vào vở nháp. - Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu. - Các chữ hoa có trong bài: Q, T, B. - Lớp theo dõi giáo viên - Viết vở nháp. - Một học sinh đọc từ ứng dụng: Quang Trung. - Lắng nghe. - Luyện viết từ ứng dụng vào vở nháp. - 1HS đọc câu ứng dụng: Quê em đồng lúa nương dâu Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang. + Tả về cảnh đẹp bình dị của một miền quê. - Lớp thực hành viết trên vở nháp: Quê, Bên. - Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên ****************************************************************** Thứ năm ngày 19 tháng 2 năm 2009 Chính tả Nghe- viết: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam I/ Mục tiêu: - Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe và viết lại chính xác bài “Người sáng tác Quốc ca Việt Nam”, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập điền các âm dễ lẫn l/ n. II/ Chuẩn bị: -ảnh của nhạc sĩ Văn Cao. - 3 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2b. - Bút dạ + 3 tờ giấy viết nội dung bài tập 3b. III/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp 4 từ có âm l và 4 từ có âm n. - Nhận xét đánh giá chung. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn nghe viết : * Hướng dẫn chuẩn bị: - Đọc bài chính tả 1 lần. - Yêu cầu hai em đọc lại bài cả lớp đọc thầm. - Cho HS xem ảnh của nhạc sĩ Văn Cao. + Những chữ nào trong bài được viết hoa? - Yêu cầu HS luyện viết từ khó vào vở nháp. * Đọc cho học sinh viết bài vào vở. * Chấm, chữa bài. c/ Hướng dẫn làm bài tập Bài 2a: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - Dán 2 tờ giấy lớn lên bảng. Gọi 2 em lên bảng thi làm bài đúng nhanh và đọc lại kết quả. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng. - Gọi 5 - 7 học sinh đọc lại khổ thơ sau khi đã điền vần đúng. Bài 3a: - Giúp học sinh nắm vững yêu cầu đề bài. - Dán 2 tờ phiếu lên bảng. Gọi 2 nhóm làm bài dưới hình thức thi tiếp sức. - Gọi học sinh nhìn bảng đọc lại kết quả. - Nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. - Yêu cầu cả lớp viết theo lời giải đúng. 3.Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS KT lại các bài tập đã làm. - 2HS lên bảng viết. - Cả lớp viết vào vở nháp. - Lớp lắng nghe giới thiệu bài. - Lớp lắng nghe giáo viên đọc. - 2 học sinh đọc lại bài. - Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài. + Viết hoa chữ đầu tên bài, các chữ đầu câu, tên riêng: Văn Cao, Việt Nam. - Cả lớp viết từ khó vào vở nháp: Tiên quân ca, Nam Cao, Việt Nam … - Cả lớp nghe và viết bài vào vở. - Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì. - 2 em đọc yêu cầu bài. - Học sinh làm vào vở. - Hai học sinh lên bảng thi làm bài. - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn thắng cuộc. - 1 số em đọc lại khổ thơ. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. - 2HS đọc yêu cầu bài: Đặt câu để phân biệt trúc - trút; lụt - lục. - 2 nhóm lên bảng thi làm bài. - Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc. - Cả lớp làm bài vào VBT theo lời giải đúng. + Cây trúc này rất đẹp. + Ba thở phào nhẹ nhõm vì trút được gánh nặng. + Vùng này đang lụt nặng. + Bé Hoa lục tung đồ đạc. ****************************************************************** Tập làm văn Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật I/ Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nói: Kể được một vài điều về một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem. - Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều em vừa nói thành một đoạn văn (từ 7 –10 câu) diễn đạt rõ ràng, sáng sủa . II/ Chuẩn bị: - Tranh ảnh về các loại hình nghệ thuật của HS trong trường … - Bảng lớp viết các gợi ý cho bài kể. III/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi hai học sinh đọc bài viết về một người lao động trí óc (tiết TLV tuần 22) - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a/ Giới thiệu bài : b/ Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập và gợi ý. - Gọi một em kể mẫu (trả lời theo các gợi ý) - Yêu cầu lần lượt nói về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em chọn để kể theo gợi ý. - Gọi 1 số học sinh thi kể trước lớp. - Lắng nghe và nhận xét từng em. Bài tập 2 : - Gọi 1em đọc yêu cầu của bài. - Hướng dẫn học sinh dựa vào những điều vừa nói để viết thành đoạn văn 7 - 10 câu nói về chủ đề đang học. Viết rõ ràng, diễn đạt thành câu. - Gọi 5 -7 học sinh đọc bài trước lớp. - Nhận xét cho điểm một số bài viết hay. - Giáo viên thu bài học sinh chấm. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn chuẩn bị tốt cho tiết sau. - Hai em đọc bài viết của mình. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. -Lắng nghe. - 1 em đọc yêu cầu bài và các gợi ý, lớp đọc thầm. - 1 em kể mẫu, lớp nhận xét bổ sung. - HS tập kể. - Lần lượt từng HS thi kể trước lớp. - Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất . - Một học sinh đọc đề bài tập 2: Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn. - Cả lớp viết bài vào vở. - Học sinh lần lượt đọc lại đoạn văn. - Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn viết tốt nhất. ****************************************************************** Ban giám hiệu kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao an lop 3 b1 tuan 23 mung.doc
Giáo án liên quan