Giáo án lớp 3 môn Âm nhạc - Tuần 29: Tập viết các nốt nhạc trên khuông

MỤC TIÊU:

 - HS nhớ tên nốt, hình nốt, vị trí các nốt nhạc trên khuông.

 - Tập viết nốt trên khuông.

II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:

 - Bảng phụ kẻ khuông nhạc.

 - Tổ chức trò chơi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 1. Phần mở đầu:

 GV giới thiệu nội dung tiết học: Tập viết

 

doc3 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Âm nhạc - Tuần 29: Tập viết các nốt nhạc trên khuông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29 Thứ 4 ngày 30 tháng 3 năm 2011 Buổi 1: TẬP VIẾT CÁC NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG. I. MỤC TIÊU: - HS nhớ tên nốt, hình nốt, vị trí các nốt nhạc trên khuông. - Tập viết nốt trên khuông. II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: - Bảng phụ kẻ khuông nhạc. - Tổ chức trò chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Phần mở đầu: GV giới thiệu nội dung tiết học: Tập viết các nốt nhạc trên khuông. 2. Phần hoạt động: a. Hoạt động 1: Ghi nhớ các nốt nhạc trên khuông. - GV yêu cầu HS kẻ 1 khuông nhạc: + Tổ 1 viết các nốt: Đô - Rê - Mi - Pha - Son - La - Si ở hình nốt trắng. + Tổ 2 viết các nốt: Đô - Rê - Mi - Pha - Son - La - Si ở hình nốt đen. + Tổ 3 viết các nốt: Đô - Rê - Mi - Pha - Son - La - Si ở hình nốt móc đơn. + Tổ 1 viết các nốt: Đô - Rê - Mi - Pha - Son - La - Si ở hình nốt móc kép. - GV kiểm tra, đánh giá bài của HS và nhận xét, tuyên dương từng tổ. b. Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc. - GV giơ bàn tay làm khuông nhạc, xoè 5 ngón tay tượng trưng cho 5 dòng kẻ nhạc. Cho HS đếm từ ngón út là dòng 1 rồi đến dòng 2, 3, 4, 5. GV chỉ vào ngón út, hỏi: ? Nốt nhạc ở dòng 1 có tên là nốt gì ? (Nốt mi). ? Nốt nhạc ở dòng 2 có tên là nốt gì ? (Nốt Son). - Cho HS đếm thứ tự các khe. ? Nốt nhạc nằm giữa khe 2 có tên là nốt gì ? (Nốt La). ? Nốt nhạc nằm giữa khe 3 có tên là nốt gì ? (Nốt Si). - GV giơ bàn tay, HS làm theo. - GV hỏi nốt, HS chỉ lên bàn tay mình. - GV cho 1 số em lên trước lớp chỉ vị trí các nốt nhạc trên “Khuông nhạc bàn tay”. c. Hoạt động 3: Tập viết nốt nhạc trên khuông. - GV hướng dẫn HS kẻ 2 khuông nhạc. Sau đó đọc chậm tên từng nốt ở 4 ô nhịp đầu trong bài Con chim non để HS tập viết nốt nhạc ( Không viết gạch nhịp và hoá biểu). - Khi HS viết xong, GV cho các biết đoạn nhạc các em vừa chép có trong bài hát Con chim non. GV kiểm tra, đánh giá và cho HS hát lại bài hát Con chim non. 3. Phần kết thúc: GV nhận xét kết thúc tiết học. Thứ 6 ngày 1 tháng 4 năm 2011 Buổi 2: ÔN TẬP BÀI HÁT: CÙNG MÚA VUI. I. MỤC TIÊU: - Nâng cao chất lượng tiếng hát của HS, HS biết hát và thể hiện tình cảm của bài hát. - Hát kết hợp múa đơn giản. II. CHUẨN BỊ: - Đàn. - Một số động tác phụ hoạ cho bài hát “Cùng múa vui”. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Phần mở đầu: GV đàn giai điệu 1 câu trong bài hát “Cùng múa vui”. ? Câu nhạc mà chúng ta vừa nghe có trong bài hát nào? Dân ca vùng nào? Mời 2 HS hát bài hát “Cùng múa vui”. GV nhận xét, đánh giá. GV nêu nội dung tiết học: Ôn bài hát “Cùng múa vui”. 2. Phần hoạt động: a. Hoạt động 1: Hát ôn. - GV đàn giai điệu toàn bài 1 lần, HS lắng nghe và nhẩm thầm lời ca. - Một HS trình bày bài hát, GV đệm đàn. - Phân nhóm HS luyện hát. GV theo dõi lắng nghe và sửa sai cho HS. - HS hát và gõ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu lời ca. - Mời 3 HS lên thể hiện bài hát trước lớp với 3 cách gõ đệm. - HS cả lớp nhận xét, GV củng cố. - Nhóm hát, nhóm gõ đệm theo tiết tấu lời ca và ngược lại. - 1 số cá nhân trình bày bài hát. GV đệm đàn. b. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ. ? Ai có thể hát và thể hiện bài hát “ Cùng múa vui” bằng 1 số động tác phụ hoạ đơn giản ? - Cá nhân HS trình bày bằng sự sáng tạo. - HS cả lớp nhận xét, GV động viên khích lệ. - Chọn học sinh có cách phụ hoạ hay nhất làm mẫu cho HS cả lớp cùng làm theo. - GV làm mẫu 1 số động tác múa đơn giản cho HS cả lớp cùng tham khảo. - Các nhóm hát và múa phụ hoạ trước lớp. 3. Phần kết thúc: GV đệm đàn, HS cả lớp hát và múa phụ hoạ bài hát “Cùng múa vui”.

File đính kèm:

  • doctuân 29.doc
Giáo án liên quan