- HS biết bài hát “Cùng múa hát dưới trăng” là bài hát nhịp 3/8, tính chất vui tươi, nhịp nhàng, nhảy múa.
- Hát đúng giai điệu, lời ca, biết thể hiện các tiếng có luyến.
- Giáo dục tình bạn bè thân ái, tình cảm yêu quí thiên nhiên, biết bảo vệ và chung sống hoà hợp với thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Tranh ảnh minh hoạ cho bài hát.
- Băng nhạc, máy nghe.
- Đàn.
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Âm nhạc - Tuần 21: Học bài hát: Cùng múa hát dưới trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ 4 ngày 26 tháng 1 năm 2011
Buổi 1:
HỌC BÀI HÁT: CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG.
Nhạc và lời: Hoàng Lân.
I. MỤC TIÊU:
- HS biết bài hát “Cùng múa hát dưới trăng” là bài hát nhịp 3/8, tính chất vui tươi, nhịp nhàng, nhảy múa.
- Hát đúng giai điệu, lời ca, biết thể hiện các tiếng có luyến.
- Giáo dục tình bạn bè thân ái, tình cảm yêu quí thiên nhiên, biết bảo vệ và chung sống hoà hợp với thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Tranh ảnh minh hoạ cho bài hát.
- Băng nhạc, máy nghe.
- Đàn.
- Nhạc cụ gõ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV giới thiệu nội dung tiết học:
Học bài hát Cùng múa hát dưới trăng.
2. Phần hoạt động:
a. Hoạt động 1: Dạy hát.
GV treo tranh minh hoạ bài hát lên bảng:
? Bức tranh có những hình ảnh gì ? HS nhận xét qua tranh.
GV thuyết trình:
Vào 1 đêm trăng sáng ở trong khu rừng nhỏ. Mẹ con nhà thỏ cùng nắm tay vui múa hát. Những con thú trong rừng cũng tìm đến và hoà chung nhịp múa cùng gia đình thỏ. Bài hát Cùng múa hát dưới trăng miêu tả khung cảnh thiên nhiên thanh bình và tình thân ái giữa những con thú ngộ nghĩnh, đáng yêu.
- Nghe hát mẫu: HS nghe bài hát qua băng 1 lần.
? Hãy nêu cảm nhận ban đầu của em về bài hát “Cùng múa hát dưới trăng”?
- Đọc lời ca: 1-2 HS đọc lời ca.
- Luyện thanh.
- Tập hát từng câu: (2 dòng là một câu)
GV hát mẫu từng câu sau đó đàn giai điệu 2-3 làn cho HS nghe và hát nhẩm theo.
GV bắt nhịp và đếm 1-2 cho HS cùng hát hoà giọng theo đàn.
Khi tập xong 2 câu thì cho HS hát nối 2 câu với nhau. Nhắc nhở HS lấy hơi trước mỗi câu hát. GV củng cố các câu hát ngay sau khi HS trình bày.
- Hát đầy đủ cả bài.
+ HS hát cả bài 2 lần. GV đệm đàn .
+ Một vài HS trình bày bài hát.
b. Hoạt động 2: Luyện hát.
- GV hướng dẫn HS hát đối đáp và tập hát nối tiếp các câu hát.
- Hướng dẫn HS hát có lĩnh xướng.
- HS cả lớp trình bày bài hát. GV yêu cầu HS hát nhẹ nhàng, thể hiện tính chất mềm mại của bài hát.
- GV đệm đàn, HS hát lời 1 với cách hát đối đáp, lần 2 với cách hát lĩnh xướng. Kết thúc bài hát bằng cách hát câu cuối thêm 1 lần.
3. Phần kết thúc:
- HS từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, Tổ trưởng cử 1 HS bắt nhịp.
- Dặn dò HS về nhà tập hát để thuộc lời ca và hát bài hát tự nhiên, rõ lời hơn.
Buổi 2:
LÀM QUEN VỚI ĐÀN PHÍM ĐIỆN TỬ.
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu làm quen với bài luyện ngón kỉ thuật luồn ngón 1.
II.CHUẨN BỊ:
Đàn GV và HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV giới thiệu nội dung tiết học:
Thực hành bài tập luyện ngón kỉ thuật luồn ngón 1.
2. Phần hoạt động:
- GV hướng dẫn và làm mẫu trên đàn cho HS quan sát bài tập luyện ngón.
123-1234-123-12345 và ngược lại 54321-321-4321-321.
- GV hướng dẫn trực tiếp trên đàn cho từng nhóm HS.
- HS cả lớp thực hiện.
- Các nhóm thực hiện bài tập luyện ngón.
- GV quan sát kiểm tra khi HS thực hành, sửa tư thế đánh và các thế ngón cho HS.
- Một số cá nhân trình bày bài tập thực hành trên đàn. HS cả lớp nhận xét. GV củng cố.
3. Phần kết thúc:
GV nhận xét kết thúc tiết học.
File đính kèm:
- Tu©n 21.doc