Nhà ảo thuật
Nhà ảo thuật
Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
Vẽ theo mẫu: Vẽ cái bình đựng nước
Chương trình xiếc đặt sắc
Luyện tập.
N-V : Nghe nhạc
Lá cây
Trò chơi “Chuyền bóng tiếp sức”
Trò chơi “
Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số
Nhân hóa.Ôn cách đặt và TLCH như thế.
Ôn tập và thực hành.
On chữ hoa Q
20 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Lê Thị Hồng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
A - MỤC TIU : Giúp học sinh:
-Biết thực hiện phép chia : trường hợp chia có dư, thương có 4 chữ số hoặc có 3 chữ số .
- vận dụng phép chia để làm toán
B- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hướng dẫn thực hiện phép chia 9365 : 3
- GV yêu cầu đặt tính rồi tính.
- Quy trình thực hiện : Thực hiện lần lượt từ trái sang phải hoặc từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất ; mỗi lần chia đều tính nhẩm : chia, nhân, trừ .
2. Hướng dẫn thực hiện phép chia 2249 : 4 = 562 (dư 1)
Nhắc lại : Lần 1 nếu lấy một chữ số ở số bị chia mà bé hơn số chia thì phải lấy hai chữ số .
*Số dư phải bé hơn số chia.
3. Thực hành:
Bài 1:Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Nên khuyến khích học sinh giải thích vì sao ra kết quả như vậy ?
Bài 2: Cho HS làm bài rồi chữa bài .
Đây là phép chia có dư.
Bài 3: Cho học sinh làm vào vở , sau đó sửa sai cho học sinh.
Bài giải
Thực hiện phép chia : 1250 : 4 = 312 (dư 2)
Vậy 1250 bánh xe lắp được nhiều nhất vào 312 xe và còn thừa 2 bánh xe .
Đáp số : 312 Xe ; thừa 2 bánh xe .
5. Củng cố, dặn dò: Gọi 1 học sinh cho ví dụ và nêu cách tính.
- Về nhà chuẩn bị bài “chia (tt)”.
Tiết 2
M NHẠC : GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÌNH NỐT NHẠC
I – MỤC TIU :
- Nhận biết một số hình nốt nhạc (nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, móc kép).
-Tập viết các hình nốt.
II – GIO VIN CHUẨN BỊ:
- Dùng giấy bìa màu cắt một số hình nốt đen, nốt trắng, móc đơn ...
-Tư liệu : Du Bá Nha – Chung Tử Kì (truyện cổ Trung Quốc)
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu một số hình nốt nhạc.
Để ghi chép độ dài, ngắn của âm thanh, người ta dùng các hình nốt.
- Hình nốt trắng
- Hình nốt đen
-Hình nốt móc đơn ♪
-Hình nốt móc kép
-Dấu lặng đen
-Dấu lặng đơn
Hoạt động 2 : Tập viết các hình nốt nhạc trên
Hoạt động3 : Kể cho HS nghe câu chuyện Du Bá Nha – Chung tử Kì và đặt một vài câu hỏi cho HS trả lời .
Củng cố, dặn dò : Về nhà luyện hát cho thuộc và gõ cho đúng nhịp.
- Tiết sau học bài : “Ôn tập hai bài hát- nhận biết một số nốt nhạc trên khuông” .
TN-XH: KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA L CY
I - MỤC TIU : Sau bài học, học sinh có khả năng :
-Nêu chức năng của lá cây.
-Kể ra những ích lợi của lá cây.
II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Các hình trang 88, 89 sách giáo khoa
III – HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: Làm việc với sgk theo cặp
Mục tiêu: -Biết nêu chức năng của lá cây
Ü Cách tiến hành:
BƯỚC 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cây cối trên sân trường
- Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ?
- Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào ?
- Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải khí gì ?
- Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp , lá cây còn có chức năng gì ?
BƯỚC 2: Học sinh thi đua đặc ra những câu hỏi và đố nhau về chức năng của lá cây .
* Kết luận : Lá cây có ba chức năng : - Quang hợp
- Hô hấp
- Thoát hơi nước
-GV kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây cối . Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau . Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa, và quả. Mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng như : nhờ hơi nước được thoát ra từ lá mà dòng nước liên tục được hút từ rễ, qua thân và đi lên lá; sự thoát hơi nước giúp cho nhiệt độ của lá được giữ ở mức độ thích hợp, có lợi cho hoạt động sống của cây...
Kết thúc bài học : HS nêu được ích lợi của lá cây (để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà ...)
Giáo viên nhận xét về việc sử dụng thời gian vẽ tranh và nội dung tranh , tuyên dường một số em vẽ đẹp và bình luận hay .
Chính tả : (N-V) NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
Rèn kĩ năng viết chính tả :
1. Nghe - viết chính xác, trình bày rõ ràng, đúng ,đẹp đoạn văn trong bài “Người sáng tác Quốc ca Việt Nam”
2. Làm đúng các bài tập điền âm, vần và đặt câu phân biệt những tiếng có âm , vầ dễ lẫn : l/n; ut/uc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
-Ảnh Văn Cao trong sgk
- Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ trong bài tập 2,3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
.A .KIỂM TRA BI CŨ: Gọi 3 em lên viết 4 từ có tiếng bắt đầu bằng l/n .
B. DẠY BI MỚI
1.Giới thiệu bài : Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn học sinh viết chính tả
a)Hướng dẫn chuẩn bị
- Giáo viên đọc đoạn văn “Người sáng tác Quốc ca Việt Nam”
- Một em xung phong đọc ..
- Hướng dẫn các em nắm được nội dung và cách trình bày :
+ Những chữ nào phải viết hoa ? *Người, Quốc ca ,Việt Nam,
Vì sao ? Tên riêng- chữ đầu câu
+Nên bắt đầu viết câu đầu từ đâu ? -Viết cách lề trang giấy 1 ô li .
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, quan sát cách trình bày bài, cách ghi các dấu câu ( dấu phẩy, dấu chấm ), các chữ dễ viết sai.
b) Giáo viên đọc cho học sinh viết
c) Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
a) Bài tập 2a: - GV nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài cá nhân vào nháp
- Mời 2 em chữa bài tập trên bảng lớp, sau đó từng em đọc lại kết quả. Cả lớp và GV chốt lại lời giải đúng .
– Gọi 5 em đọc kết quả lại :
Buổi trưa lim dim
Nghìn con mắt lá
Bóng cũng nằm im
Trong vườn êm ả
b) Bài 3a : Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài và làm vào vở .
Nồi – lồi : Nhà em có nồi cơm điện ./Mắt con cóc rất lồi.
No– lo : Chúng em đã ăn no. /Mẹ đang rất lo lắng .
4. Củng cố, dặn dò: Gọi 2em đọc lại bài tập 2,3.
-Dặn chuẩn bị tiết Tập làm văn tới : Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
Tiết 1 Thứ sáu, ngày 22 tháng 02 năm 2008.
Toán : CHIA SỐ CĨ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CĨ MỘT CHỮ SỐ (TT)
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : Giúp HS :
- Biết thực hiện các phép chia trường hợp có chữ số 0 ở thương..
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có hai phép tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia : 4218 : 6
- GV cho HS lên bảng đặt phép tính rồi thực hiện phép tính nhẩm (chia nhân, trừ) . 4218 : 6 = 703
2. Thực hành :
Bài 1: cho học sinh đặt tính rồi tính làm bảng con rồi chữa lên bảng củng cố cách thực hiện.
Bài 2 : Học sinh tự trình bày bài giải trong vở .
Bài giải
Số mét đường đã sửa là :
1215 : 3 = 405 (m)
Số mét đường còn phải sửa là :
1215 – 405 = 810 (m)
Đáp số : 810 m đường.
Bai 3 : cho học sinh tự làm tìm ra phép tính đún hoặc sai rồi chữa : a) Đúng; b),c) Sai
3. Củng cố, dặn dò :Gọi 2 em nhắc lại cách chia số có bốn chữ số...
- Về nhà luyện chia các số có thương là 0 và chuẩn bị bài sau “Luyện tập”
Thủ công ĐAN NONG ĐÔI
I. MỤC TIU :
- HS biết cách đan nong đôi.
- Đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật .
- Rèn HS thích đan nan .
II. GIO VIN CHUẨN BỊ
- Mẫu tấm đan nong đôi
- Tranh quy trình và sơ đồ đan nong đôi .
- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
Giới thiệu mẫu tấm đan nong mốt :
Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn mẫu .
Bước 1 : kẻ, cắt các nan đan H U
- Kẻ các đường kẻ dọc, ngang cách đều nhau 1 ô đối với giấy.
- Cắt một hình vuông có cạnh 9 ô, sau đó cắt thành 9 nan dọc .
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có chiều rộng 1 ô , dài 9 ô . Nên cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh
Bước 2: Đan nong đôi
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan
Dùng 4 nan còn lại dán bốn cạnh của tấm đan để được tấm đan nong đôi như tấm đan mẫu.
Củng cố, dặn dò :GV nhận xét bài làm của HS
-Về nhà cắt và đan lại cho đẹp tiết sau thực hành tiếp
Thể dục : TRỊ CHƠI “ CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC”
I.MỤC TIU :
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu học sinh thực hiện động tác tương đối chính xác .
- Học trò chơi “ Chuyển bóng tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi .
II .ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN : Trên sân trường, dọn vệ sinh, an toàn
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHP LN LỚP
1 Phần mở đầu : - HS ra sân , xếp 4 hàng dọc (2phút)
- GV phổ biến nội dung và yêu cầu tiết học. (2phút)
2. Phần cơ bản :
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân: (10-12 phút )
Lần lược các tổ thực hiện bài thể dục dưới sự điều khiển của GV.
- Học trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức” (8-10 phút )
GV tổ chức các đội chơi và nêu tên trò chơi, rồi giải thích cách chơi và luật lệ chơi.
3. Phần kết thúc : GV cùng học sinh hệ thống bài (2 phút)
Nhận xét tiết học và dặn về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân tiết sau học tiếp.
Tập làm văn : KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : Rèn kĩ năng nói :
- Biết kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem .
- Rèn kĩ năng viết : Dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu ) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
Bảng lớp viết các gợi ý cho bài kể .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
A. KIỂM TRA BI CŨ. Gọi 3 em đọc bài viết về một người lao động trí óc ( tuần 22)
B DẠY BI MỚI :
1.Giới thiệu bài : giới thiệu mục đích yêu cầu của bài tập
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1 : Một học sinh đọc yêu cầu của bài
GV hướng dẫn các em làm bài .
- Gọi vài em đọc lại bài làm của mình.
4. Củng cố, dặn dò : - Biểu dương những em trình bày hay .
- Nhắc học sinh về nhà hoàn chỉnh bài viết.
Sinh hoạt lớp.
Nội dung:
1. Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần:
- Nhìn chung các em đi học sách vở và đồ dùng học tập đầy đủ đồng phục gọn gàng, sạch sẽ.
- Học bài và làm bài đầy đủ . Trong các tiết học rất sôi nổi phát biểu xây dựng bài như : Linh, Phượng, Toanh Mri , Kiên, Hưng Thuynh, Sơn, Thiếp,....bên cạnh đó còn có một số em chưa chia được “Số có bốn chữ số cho số có một chữ số” nên chưa đạt điểm cao như em Yim, Nhoan, Jing, Khiu,...
- Lao động tham gia tưới cây, làm vệ sinh trong và ngoài lớp học sạch sẽ , nhiệt tình, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Tuyên dương một số em đã tham gia học tập và đóng góp đầy đủ như : Linh, Phượng, Toanh Mri , Kiên, Hưng .
-Động viên một số em đi học hay thiếu đồ dùng học tập như : Vé. Kú, Thiu,.....Tuần sau cố gắng hơn.
2. Kế hoạch tuần tới :
-Duy trì sĩ số và nền nếp . Đi học đúng giờ , vệ sinh thân thể trước khi đến trường .
-Thực hiện đúng các phép tính : Cộng, trừ, nhân, chia đã học .
- Tiếp tục nộp các khoản tiền trường học kì 2.
- Chuẩn bị ôn thi giữa học kì 2 .
File đính kèm:
- Giao an lop 3 Tuan 22.doc