I. MỤC TIÊU :
- Bước đầu biết thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau, không phân biệt màu da, ngôn ngữ
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Biết trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên : vở bài tập đạo đức, các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế, các tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế, một số trang phục của các dân tộc
- Học sinh : vở bài tập đạo đức.
41 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 chuẩn kiến thức Tuần 19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôâ một nghìn?ù.
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng: 8000 (tám nghìn)
- GV cho HS lấy thêm một tấm bìa có ghi 1000 rồi xếp tiếp vào nhóm 8 tấm bìa.
- GV hỏi: Tám nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn.
- GV cho HS lấy thêm một tấm bìa có ghi 1000 rồi xếp tiếp vào nhóm 9 tấm bìa.
- GV hỏi: Chín nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn?
- GV giới thiệu: Số 10.000 đọc là mười nghìn hoặc một vạn.
- GV gọi 4 – 5 HS đọc lại số 10.000
- GV hỏi: Số mười nghìn có mấy chữ số? Bao gồm những số nào?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV yêu cầu HS trả lời miệng.
- GV nhận xét, chốt lại: (một nghìn, hai nghìn, …)
(1000; 2000; 3000; 4000;5000; 6000; 7000; 8000; 9000; 10.000.)
Bài 2: Viết các số từ 9300 đến 9900
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV cho 1 HS lên bảng viết, cả lớp làm pht.
-GV chửa bài: 9300; 9400; 9500; 9600; 9700; 9800; 9900.
Bài 3: Viết các số tròn chục từ 9940 đến 9990.
GV gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm vở tập.
-GV chốt lại:
(9940; 9950; 9960; 9970; 9980; 9990)
Bài 4: Viết các số từ 9995 đến 10 000.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV cho 3 nhóm thi đua lên bảng viết nhanh.
-GV chốt lại:
(9995; 9996; 9997; 9998; 9999; 10 000)
*/ Bài 5: Viết số liền trước, liền sau của mỗi số sau:
2664;2665;2666 1998;1999; 2000 9998;9999;10000
2001;2002; 2003 6889; 6890; 6891
*/ Bài 6: Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch.
9990 9991 … …. … 9995 … … … … 10 000
- GVcho HS chơi tiếp sức, 3 nhóm chơi.
-GV nhận xét công bố nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố – dặn dò.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
-HS quan sát.
-Có 8 ô.
-HS đọc: Tám nghìn..
-HS: là chín nghìn
-HS: là mười nghìn.
-HS đọc lại số 10.000.
-HS: Số mười nghìn có 5 chữ số. Bao gồm một chữ số 1 và 4 chữ số 0.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Học sinh mở vở bài tập.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-Học sinh nêu miệng
-HS nhận xét.
-HS đọc yêu cầu của đề bài
-HS nhận xét.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS cả lớp làm vào vở.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS thảo luận nhóm đôi.
- 3 nhóm lên bảng.
-HS cả lớp nhận xét.
-3 nhóm HS lên bảng thi đua
- HS nhận xét.
Tự nhiên và xã hội
Bài 37
Vệ sinh môi trường (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU :
Nêu tác hại của việc người gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu tiển đúng nơi qui định.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên : các hình trang 70, 71 trong SGK
Học sinh : SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Vệ sinh môi trường ( 4’ )
Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Nhận xét bài cũ
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Vệ sinh môi trường (tiếp theo)
Hoạt động 1: Quan sát tranh ( 7’ )
Mục tiêu: Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người
Phương pháp : thảo luận, giảng giải
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát tranh trong SGK và nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên hỏi:
+ Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương(đường làng, ngõ xóm, bến xe, bến tàu…)
+ Cần phải làm gì để tránh những hiện tượng trên ?
Giáo viên nhận xét
Kết luận: Phân và nước tiểu là chát cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện đúng nơi quy định; không để vật nuôi ( chó, mèo, lợn, gà, trâu bò, …) phóng uế bừa bãi.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm ( 7’ )
Mục tiêu : Biết được các loại nhà tiêu và cách sử dụng hợp vệ sinh.
Phương pháp : thảo luận, giảng giải
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 3, 4 trang 71 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên hỏi:
+ Ở địa phương bạn thường sử dụng loại nhà tiêu nào?
+ Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ ?
+ Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường ?
Giáo viên hướng dẫn : ở các vùng miền khác nhau có loại nhà tiêu khác nhau, cách sử dụng cũng khác nhau
Ở thành phố thường dùng nhà tiêu tự hoại thì phải có đủ nước dội thường xuyên để không có mùi hôi và phải sử dụng giấy vệ sinh dùng cho nhà tiêu tự hoại.
Ở nông thôn thường dùng nhà tiêu hai ngăn và phải có tro bếp hoặc mùn cưa để lên trên sau khi đi đại tiện, giấy vệ sinh cho vào sọt rác.
Kết luận : Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : bài 38 : Vệ sinh môi trường ( tiếp theo ).
Hát
Học sinh trình bày
( 1’ )
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh trình bày.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh trình bày.
Bài 38
Vệ sinh môi trường (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU :
Nêu được được tầm quan trọng của việc xử lý nguồn nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người và động vật, thực vật.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên : Các hình trang 72, 73 trong SGK
Học sinh : SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Vệ sinh môi trường (tiếp theo) ( 4’ )
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương(đường làng, ngõ xóm, bến xe, bến tàu…).
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Nhận xét bài cũ
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Vệ sinh môi trường (tiếp theo)
Hoạt động 1: Quan sát tranh ( 7’ )
Mục tiêu: Biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống.
Phương pháp : thảo luận, giảng giải
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 1, 2 trang 72 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhì thấy trong hình. Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai ? Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên hỏi:
+ Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người ?
+ Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy,… cần cho chảy ra đâu ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên phân tích cho học sinh hiểu trong nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người đặc biệt là nước thải từ các bệnh viện. Nước thải từ các nhà máy có thể gây nhiễm độc cho con người, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước
Giáo viên nhận xét
Kết luận: Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lí thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước.
Hoạt động 2 : Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh ( 7’ )
Mục tiêu : Giải thích được tại sai cần phải xử lí nước thải.
Phương pháp : thảo luận, giảng giải
Cách tiến hành :
Giáo viên cho từng Cá nhân trình bày ở gia đình hoặc ở địa phương em thì nước thải được chảy vào đâu ? Theo em cách xử lí như vậy hợp lí chưa ? Nên xử lí như thế nào thì hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh ?
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 3, 4 trang 73 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý:
+ Theo bạn, hệ thống cống nào hợp vệ sinh ? Tại sao ?
+ Theo bạn, nước thải có cần được xử lí không ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận : Việc xử lí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi để vào hệ thống nước chung là cần thiết.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 39 : Ôn tập : Xã hội.
Hát
Học sinh trình bày
( 1’ )
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh trình bày.
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh trình bày.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
File đính kèm:
- lop 3 CKT tuan 19 ( 3cot ).doc