Giáo án Lớp 3 buổi sáng Tuần 2 – Trần Thị Tuyết

I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần ở hàng chục hoặc ở hàng trăm).

- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép trừ).

- Các bài tập cần làm: Bài 1( cột 1, 2 3), bài 2,( cột 1, 2 ,3) bài 3,

-Dành HS khá giỏi : Bài 1 cột 4,5; bài 2 cột 4,5; bài 4

 

doc21 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 buổi sáng Tuần 2 – Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa Ă, Â ; Tên riêng và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ ô li. III. Các hoạt động dạy – học: A. Bài cũ: 5’ GV kiểm tra vở tập viết của HS. B. Dạy bài mới: 25’ 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con a. Luyện viết chữ hoa: - HS tìm các chữ hoa có trong bài: Ă, Â, L. GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - HS tập viết vào bảng con. b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): Âu Lạc - HS đọc từ ứng dụng. - GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. HS tập viết vào bảng con. c. Luyện viết câu ứng dụng - HS đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu nội dung. - HS tập viết trên bảng con các chữ: Ăn khoai, Ăn quả. 3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ – HS viết bài. - HS viết vào vở . chữ hoa Ă ( 1 dòng) , Â, L( 1 dòng); viết đúng tên riêng Âu Lạc ( 1 dòng) và câu ứng dụng: Ăn quả .....mà trồng( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. - GV theo dõi , hướng dẩn thêm. 4. Chấm, chữa bài GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét. C. Củng cố , dặn dò: 5’ Nhắc HS luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp; học thuộc lòng câu ứng dụng. Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2013 ĐẠO ĐỨC KÍNH YÊU BÁC HỒ (Tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt: - Biết công lao to lớn của Bác Hồ với đất nước, với dân tộc. - Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. - Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng. - HS khá giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy. II. Tài liệu và phương tiện: VBT Đạo đức III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: HS tự liên hệ việc thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. 10’ - Yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh: + Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng? + Còn điều nào chưa thực hiện tốt? Vì sao? + Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới? - GV mời một vài HS tự liên hệ trước lớp. - GV khen những HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Hoạt động 2: HS trưng bày các sản phẩm sưu tầm (tranh ảnh, bài báo, câu chuyện, bài thơ,...) về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi và các tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ. 10’ - HS trình bày kết quả sưu tầm được (hát, kể chuyện, đọc thơ,...) - HS cả lớp thảo luận, nhận xét về kết quả sưu tầm của các bạn. - GV giới thiệu thêm một số tư liệu khác về Bác Hồ với thiếu nhi. Hoạt động 3: Trò chơi Phóng viên.10’ - Một số HS trong lớp lần lượt thay nhau đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi. Ví dụ : + Xin bạn cho biết Bác Hồ còn có tên gọi nào khác? + Quê Bác ở dâu? + Bạn hãy đọc một câu thơ ( hoặc ca giao) nói về Bác Hồ. * Kết luận: 5’. Bác Hồ là vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt nam, Bác đã lãnh đạo nhân dân ta giành độc lập. Cả lớp đọc đồng thanh câu thơ: Tháp Mười đẹp nhất bông sen. Viêt Nam đẹp nhất có tên Bác hồ. Hoạt động 3. Cũng cố, dặn dò: 5’ HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. GV nhận xét, dặn về nhà. TOÁN ÔN TẬP CÁC BẢNG CHIA I. Yêu cầu cần đạt: - Thuộc các bảng chia (chia cho 2, 3, 4, 5). - Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4 (phép chia hết). -HS làm bài 1,2,3 . Bài 4 dành HS khá giỏi II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: 5’ - Gọi HS đọc bảng nhân 3, 4 nối tiếp. - 2HS lên thực hiện phép tính sau: 2 x 6 + 128 ; 4 x 7 - 19 2. Bài mới: 25’ Luyện tập Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập (Tính nhẩm). - Nêu kết quả dựa vào bảng nhân; Qua đó HS thấy được mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Ví dụ: 3 x 4 = 12 12 : 3 = 4 12 : 4 = 3 - Cả lớp làm bài vào vở rồi nêu miệng kết quả. Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập; GV hướng dẫn tính nhẩm phép chia 200 : 2. 200 : 2 nhẩm là “ 2trăm chia cho 2 được 1 trăm vậy 200 :2 = 100 tương tự cho HS tự làm các phép tính còn lại. - Cả lớp làm bài vào vở rồi chữa bài. Bài 3: - HS đọc đề bài toán; GV hướng dẫn HS thực hiện tóm tắt rồi giải bài toán. HS tự trình bày bài giải vào vở rồi chữa bài. Mỗi hộp có số cái cốc là: 24 : 4 = 6 (cái) Bài 4 (Dành cho HS khá giỏi): HS thi nói nhanh phép tính với kết quả. Chia lớp thành 3 nhóm chơi tiếp sức. HS theo dõi nhận xét phân đội thắng. 3. Cũng cố , dặn dò: 5’ GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS Âm nhạc Cô Loan dạy CHÍNH TẢ Nghe - viết: CÔ GIÁO TÍ HON I. Yêu cầu cần đạt: - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập 2 a/b. II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ GV đọc cho 2HS viết trên bảng cả lớp viết vào nháp các từ ngữ: nguệch ngoạc, khuỷu tay, xấu hổ, cá sấu... B. Dạy bài mới: 25’ 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS nghe - viết a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn viết. 1 HS đọc lại; cả lớp đọc thầm theo. - Giúp HS nắm hình thức đoạn văn: + Đoạn văn có mấy câu? Chữ đầu các câu viết như thế nào? + Chữ đầu đoạn viết như thế nào? + Tìm tên riêng trong đoạn văn? Cần viết tên riêng như thế nào? - GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp những tiếng dễ viết sai. GV nhận xét, chữa lỗi. b. GV đọc cho HS viết bài vào vở. c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài tập (2) – lựa chọn - GV chọn cho HS cho HS làm BT2a; HS khá giỏi làm cả bài. 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo. - GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài; Một HS làm mẫu trên bảng. - Cả lớp làm bài vào VBT; - Chia lớp thành 3 nhóm, các HS trong nhóm tiếp nối nhau tìm từ ghi trên bảng. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. - Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng. C. Củng cố, dặn dò: 5’ - GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. - Yêu cầu HS đọc lại bài Đơn xin vào Đội để chuẩn bị cho tiết TLV. Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010 TẬP LÀM VĂN VIẾT ĐƠN I. Yêu cầu cần đạt: Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội. II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu đơn xin vào Đội. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: Gọi HS đọc đơn xin cấp thẻ đọc sách. 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập - Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp quan đọc thầm theo. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài. GV hỏi: + Phần nào trong đơn phải viết theo mẫu, phần nào không nhất thiết phải theo mẫu? Vì sao? - HS nêu lại những nội dung chính của đơn. - HS viết đơn vào VBT. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. - Một số HS đọc đơn. Cả lớp và GV nhận xét; GV cho điểm và khen ngợi những HS viết được những lá đơn đúng là của mình. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS ghi nhớ mẫu đơn. TOÁN LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: - Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia. - Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân). II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: - Gọi HS đọc bảng chia 3, 4 nối tiếp. 2HS lên thực hiện phép tính sau: 25 : 5 x 7 ; 40 : 4 + 19 2. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập, sau đó HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài ở trên bảng để HS vừa nói vừa viết và củng cố cách thực hiện phép tính. Bài 2: HS trả lời đã khoanh vào 1/4 số vịt ở hình a; cho HS nêu cách tìm 1/4 của 12. Bài 3: - HS đọc bài toán, cho HS nêu tóm tắt bài toán rồi giải. - Cho HS tự làm bài, tìm cách trình bày bài giải rồi trao đổi để tìm cách trình bày hợp lý. Bài 4 (Dành cho HS khá giỏi): Tổ chức cho HS chơi trò chơi ghép hình. Hoạt động 2: Chấm bài - Củng cố, dặn dò GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện nhân, chia cho thành thạo. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP I. Yêu cầu cần đạt: - Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. - Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng. - HS khá giỏi: Nêu nguyên nhân mắc các bệnh đường hô hấp. II. Đồ dùng dạy - học: Hình vẽ trong SGK. III. Các hoạt đông dạy - học: Hoạt động 1: Động não - Gọi HS nhắc lại tên các bộ phận của cơ quan hô hấp; sau đó đề nghị mỗi HS kể tên một bệnh đường hô hấp mà em biết. - GV giúp HS hiểu: Tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh: viêm mũi, viêm họng, viêm phổi... Hoạt động 2: Làm việc với SGK - HS quan sát, trao đổi theo cặp về nội dung các hình ở trang 10, 11 SGK. + Nam đã nói gì với bạn của Nam? Em nhận xét gì về cách ăn mặc? + Bác sĩ đã khuyên Nam điều gì? + Tại sao bác sĩ khuyên Nam mặc thêm áo ấm?... - Gọi đại diện một số cặp trình bày những gì đã thảo luận khi quan sát. - GV kết luận; sau đó cho HS thảo luận câu hỏi trong SGK: Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh viêm đường hô hấp? - Cho HS liên hệ xem các em đã có ý thức phòng bệnh đường hô hấp chưa. Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Bác sĩ” - Hướng dẫn HS cách chơi đóng vai: Bác sĩ, bệnh nhân... - Tổ chức cho HS chơi; HS và GV nhận xét. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. GV nhắc HS về nhà chú ý đề phòng bệnh đường hô hấp. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS nhận ra được những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn, của lớp. Từ đó, yêu cầu những em mắc lỗi biết nhận lỗi và sửa chữa; có hướng phát huy mặt tốt. II. Các hoạt động: Hoạt động 1: Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt: - Các tổ trưởng tự nhận xét những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn. - Từng HS tự kiểm điểm trước lớp. - GV nhận xét nề nếp học tập và sinh hoạt trong tuần. Nhắc nhở HS cần chú ý khắc phục những tồn tại đã mắc phải, như: Một số em còn quên sách, vở, dụng cụ học tập; một số em còn hay nói chuyện riêng trong giờ học,… - Tổ chức bình bầu - xếp loại HS. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới - Phổ biến kế hoạch tuần tới: Tích cực học bài và làm bài. Cần phát huy những mặt tốt, khắc phục những khuyết điểm đã nêu. Cả lớp cần chú ý chuẩn bị bài đầy đủ, tiếp tục rèn chữ viết. - Phát động thi đua giữa các tổ: Phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp, phong trào học tốt,…

File đính kèm:

  • docGA LOP3 SANG 20132014 Tuan 2.doc
Giáo án liên quan